Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 47)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp tiếp cận

Tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận theo hộ và nhóm hộ trồng chè: nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển liên kết giữa các hộ trồng chè dưới góc nhìn của các hộ trồng chè. Trong nhiều trường hợp, các hộ được nghiên cứu theo các nhóm được phân tổ theo các đặc điểm có liên quan mật thiết đối với khả năng liên kết và kết quả liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chè của hộ trồng chè như: độ tuổi, dân tộc, trình độ văn hóa, diện tích chè… tiếp cận theo nhóm tham gia HTX và nhóm không tham gia HTX để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm hộ nông dân làm chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.

Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng sẽ được tác giả sử dụng trong nghiên cứu luận văn này

+ Phương pháp định tính: Sử dụng phương pháp phân tích định tính thông qua các thông tin định tính thu được trong phỏng vấn chuyên gia để xác định các nhân tố ảnh hưởng và tầm quan trọng của từng nhân tố tới sự phát triển của HTX chè.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Các phương pháp phân tích định lượng được vận dụng căn cứ vào các số liệu điều tra khảo sát các hộ trồng chè thông qua các bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp để mô tả thực trạng, đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến phát triển HTX chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin - Thu thập thông tin thứ cấp - Thu thập thông tin thứ cấp

Các thông tin thứ cấp được tác giả thu thập từ các tài liệu đã công bố như: Các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước, nhằm phát triển liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chè giữa các hộ nông dân, niên giám thống kê huyện Đồng Hỷ, niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, các Báo cáo liên quan của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã,… tỉnh Thái Nguyên; các bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí khoa học, các sách đã xuất bản, các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ,...

-Thu thập thông tin sơ cấp:

+ Địa điểm nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu trên địa bàn huyện + Đối tượng điều tra

Thứ nhất:

+ Đối tượng điều tra là điều tra tổng thể các hợp tác xã trên địa bàn huyện với 15 hợp tác xã với 560 hộ thành viên.

Nội dung điều tra: Tình hình cơ bản của hộ (số khẩu, tuổi của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ,…); kết quả sản xuất sản phẩm chè (diện tích, sản lượng, doanh thu, thu nhập hỗn hợp của các hộ dân sản xuất chè); mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng; mức độ tiếp cận khuyến nông; lý do tham gia hợp tác xã; những mong đợi về chính sách của người trồng chè nhằm khuyến khích họ tham gia hợp tác xã.

+ Để có thêm các thông tin về tình trạng sản xuất của các hợp tác xã trên địa bàn huyện, tác giả tiến hành phỏng vấn giám đốc hợp tác xã, trong trường hợp giám đốc vắng mặt, tác giả phỏng vấn phó giám đốc hoặc kế toán trưởng.

2.3.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Đề tài sử dụng phương pháp phân tổ thống kê, bảng thống kê và phương pháp biểu đồ thống kê và được biểu diễn kết quả tổng hợp trên cơ sở sử dụng các kỹ thuật tổng hợp từ phần mềm EXCEL.

2.3.4. Phương pháp phân tích thông tin

-Phương pháp phân tổ

Phân tổ các hộ trồng chè thành các nhóm hộ nhằm phân tích sự khác biệt về khả năng tham gia và không tham gia vào HTX chè. Từ đó thấy được vai trò của HTX chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.

-Phương pháp thống kê mô tả:

Sử dụng các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, độ lệch chuẩn để mô tả tình hình của hiện tượng.

-Phương pháp so sánh đối chiếu

Tác giả so sánh sự phát triển của HTX trong các năm, từ đó thấy được sự đóng góp của các HTX này đối với sản xuất chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)