Tình hình đào tạo cho các hộ tham gia HTX

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 96)

Chỉ tiêu Đơn vị Hợp tác xã

Số lượng HTX tổ chức đào tạo cho các thành viên tham

gia HTX 15

Tỷ lệ hộ được tham gia các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng

sản xuất và chế biến chè % 86,97

Số lớp đào tạo tổ chức cho các hộ tham gia HTX Lớp 10

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Qua bảng 3.12 ta thấy, khi tham gia vào HTX các hộ được tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn về làm chè: công nghệ trồng chè, chăm sóc chè, tưới tiêu cho chè, cách thức sử dụng phân bón thuốc trừ sâu cho chè, cách thu hái chè, thời gian thu hái cách bảo quản chè búp tươi, cách sao sấy chè, cách lấy hương chè,... qua đó giúp cho các hộ nâng cao nhận thức về làm chè, làm chè bài bản và khoa học. Theo kết quả khảo sát của tác giả, có 15/15 HTX đã tổ chức đào tạo cho các hộ thành viên. Đặc biệt là các HTX được sự hỗ trợ của chương trình liên kết trong sản xuất kinh doanh của nông hộ cộng hòa Liên bang Đức đã hỗ trợ 100% kinh phí cho một số HTX điển hình để phát triển mô hình chuỗi giá trị sản phẩm chè. Qua đó, giúp nâng cao nhận thức của người dân trồng chè trên địa bàn huyện nói chung và của các thành viên HTX nói riêng. Đây là tiền đề thay đổi tư duy và nhận thức của người nông dân trong sản xuất và kinh doanh chè. Tổng số lớp được mở để đào tạo nghề chè, tư vấn hỗ trợ nông dân trồng chè cho các HTX trên địa bàn trong năm 2020 là 10 lớp được mở tại các HTX cho chính

các thành viên HTX và những cá nhân tổ chức quan tâm. Tuy nhiên, cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, người nông dân cũng cần thích ứng dần với sự thay đổi của nền kinh tế đặc biệt là áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ứng dụng nhiều giống mới vào trồng, ngoài ra đó là ứng dụng công nghệ thông tin như lập trang Web, Facebook...để quảng bá rộng dãi sản phẩm của HTX mình với thị trường bên ngoài.

Thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn các hộ tham gia HTX đã dần dần tiếp cận và ứng dụng khoa học sản xuất như tưới tiêu hợp lý, hạn chế sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật thay vào đó là thuốc trừ sâu được sản xuất từ thảo mộc đảm bảo cho động vật và người sử dụng. Cũng thông qua các lớp học này, người nông dân có thể trao đổi cũng như được giải đáp các thắc mắc của các hộ dân gặp phải trong quá trình sản xuất của mình. Thêm vào đó, liên minh HTX đã tổ chức nhiều buổi tập huấn để hướng dẫn người dân trồng và chăm sóc những giống chè mới cho năng suất và giá trị kinh tế cao.

Trong 3 năm 2018 - 2020, Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên cũng tổ chức nhiều buổi tham quan học hỏi từ các mô hình mới tại các tỉnh đã thành công trong việc sản xuất chè như Tuyên Quang, Yên Bái...qua đó, người dân tận mắt cũng như trao đổi kinh nghiệm với những hộ đã thành công, đây là con đường học hỏi nhanh chóng để người dân vừa học hỏi và trao đổi. Liên minh cũng đã tổ chức nhiều buổi tọa đàm giữa nhà khoa học, nông dân sản xuất giỏi đến nói chuyện cũng như trao đổi về những khó khăn và thắc mắc của người dân trong quá trình sản xuất được các chuyên gia và người nông dân sản xuất giỏi giải đáp nhanh chóng khắc phục những khó khăn trong sản xuất.

- Giảm nghèo:

Cây chè một trong nhưng cây trồng thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên nói chung và của cả huyện Đồng Hỷ nói riêng. Cây chè góp phần nâng

cao thu nhập của người dân, nhiều hộ dân đã thoát nghèo trở thành những hộ có thu nhập khá. Ngoài việc áp dụng các hình thức hỗ trợ cho các thành viên trong HTX, thì các HTX cũng khuyến khích các thành viên giúp đỡ lẫn nhau như về kỹ thuật sản xuất, về vốn sản xuất và ngay cả nhân công lao động. Kết quả khảo sát các hộ tham gia

HTX chè của huyện Đồng Hỷ cho thấy, 100% số hộ thuộc HTX chè không có hộ nghèo, 100% các hộ ở mức trung bình trở lên.

Như vậy có thể thấy, phát triển HTX chè đã góp phần to lớn trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho các hộ dân tham gia HTX chè của huyện Đồng Hỷ. Thông qua HTX giúp người dân thêm gắn bó và giúp bảo tồn các giá trị văn hóa chè cho huyện Đồng Hỷ nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

3.1.6. Bảo vệ môi trường tại các HTX chè

Vấn đề ô nhiễm vùng nông thôn nói chung, vùng chè nói riêng đang là vấn đề đặc biệt được quan tâm bởi các cấp chính quyền. Tại các vùng chè việc ô nhiễm không chỉ phát sinh từ chất thải sinh hoạt, mà ô nhiễm từ quá trình sản xuất chè đang là vấn đề cấp bách đối với vùng chè. Đặc thù của cây chè là cây trồng hay bị sâu bệnh, do vậy người dân thường phải phun rất nhiều loại thuốc để trống và điều trị sâu bênh, dẫn đến dư lượng thuốc trừ sâu trên cây chè sẽ còn rất nhiều nếu thời gian cách ly không hợp lý. Trong khi tại các vùng chè, nhà ở của các hộ dân lại trên đồi chè, dẫn đến ô nhiễm khi các hộ phun thuốc, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chính các hộ trồng chè. Kết quả khảo sát các hộ dân sản xuất và chế biến chè tham gia HTX và hộ dân chưa tham gia HTX chè của huyện Đồng Hỷ về việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho chè như sau:

Bảng 3.13. Thực trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật các hộ tham gia HTX và các hộ chưa tham gia HTX chè huyện Đồng Hỷ

Hợp tác xã Hộ không tham gia HTX Tổng số hộ điều tra (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số hộ điều tra (hộ) Tỷ lệ (%)

Theo kinh nghiệm 8 1,43 89 15,89

Theo chỉ dẫn bao bì 46 8,22 45 8,03

Theo hướng dẫn của cán bộ

kỹ thuật 506 90,35 426 76,08

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Qua bảng trên ta thấy, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở các hộ tham HTX chè khác biệt rất lớn so với các hộ chưa tham gia HTX chè huyện Đồng Hỷ. Cụ thể:

Các hộ là thành viên HTX thì có 90,35% tổng số hộ sử dụng phân bón thuốc trừ sau theo hướng dẫn cán bộ kỹ thuật, 8,22% hộ sử dụng theo chỉ dẫn trên bao bì, còn lại 1,43% hộ sử dụng phân bón thuốc trừ sâu theo kinh nghiệm; Tuy nhiên, những hộ chưa tham gia HTX chỉ có 76,08% tổng số hộ sử dụng phân bón thuốc trừ sau theo hướng dẫn cán bộ kỹ thuật, 8,03 % hộ sử dụng theo chỉ dẫn trên bao bì, còn tới 15,89% hộ sử dụng phân bón thuốc trừ sâu theo kinh nghiệm.

Qua đây có thể thấy, những hộ tham gia HTX ngoài việc hỗ trợ nhau về vốn, về lao động, về kinh nghiệm sản xuất thì các hộ này còn được tuyên truyền, phổ biến rất tốt về quá trình chăm sóc, và phun thuốc bảo vệ thực vật cho chè. Một phần là do các hộ khi tham gia HTX chè phải cam kết bảo vệ môi trường và áp dụng sản xuất chè theo VietGAP nên việc sử dụng phân bón thuốc trừ sâu phải theo quy định và có sự kiểm tra chéo giữa các hộ thành viên, nên hạn chế được việc sử dụng hóa chất bừa bãi vừa gây hại cho cây trồng vừa gây hại cho sức khỏe của chính các hộ trồng chè.

Tóm lại, các hộ dân tham gia HTX chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ những năm qua đã đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho chính các thành viên HTX. Khi tham gia HTX các thành viên được nâng cao nhận thức về sản xuất, chế biến chè an toàn; tự nâng cao chất lượng sản phẩm; làm tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho gia đình, đặc biệt thông qua hợp tác làm ăn, sản phẩm chè từng bước được chính người nông dân tạo dựng thương hiệu, gìn giữ thương hiệu và nâng cao chất lượng thương hiệu. Đồng thời, các hộ thành viên được hỗ trợ về vốn, giống, khoa học kỹ thuật, xây dựng thương hiệu hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo dựng thị trường. Bên cạnh đó, HTX còn góp phần an sinh xã hội, tạo việc làm có thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động sinh sống ở vùng chè, góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định an ninh trật tự xã hội và bảo vệ môi trường vùng nông thôn nói chung, vùng chè của huyện Đồng Hỷ nói riêng.

3.1.7. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX chè huyện Đồng Hỷ

Theo Báo cáo của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên, trên địa bàn huyện Đồng Hỷ có 15 Hợp tác xã với 150 thành viên tham gia. Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ thông qua số liệu khảo sát như sau:

Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn Mức lợi nhuận bình quân/LĐ Doanh thu/LĐ Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần Sức sản xuất của tài sản Sức sinh lời của tài sản Sức sinh lời của nguồn vốn Sức sản xuất của vốn Suất hao phí của vốn so với doanh thu thuần Tổng lợi nhuận 277.527.412 1.850.182,75 700.720,23 0,01 87,3 0,58 1,09 0,01 0,03 Tổng số lao động 150

Doanh thu tiêu thụ 112.115.238,7 Doanh thu thuần 165.412.176,5 Tài sản bình quân 2.571.487,09 Vốn 4.865.903

Phân tích bảng 3.14. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, cụ thể:

*Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

- Lợi nhuận bình quân/1 lao động đối với HTX là 1.850.828. Chỉ tiêu này cho biết mỗi một lao động tạo ra 1.850.828 lợi nhuận/ năm.

- Doanh thu/lao động đối với HTX là 700.720. Nguyên nhân là do lao động tại các HTX phải thuê ngoài tương đối nhiều.

*Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản

- Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần của HTX bằng nhau và đều bằng 0,01. Chỉ tiêu này cho thấy mức độ đóng góp của Tài sản vào doanh thu của các HTX. Hay nói cách khác, HTX đầu tư 1 đồng cho tài sản cố định tạo ra 0,01 đồng doanh thu của tài sản. Thông qua đây cũng có thể thấy được mức độ áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất của các HTX còn rất thấp.

-Sức sản xuất của tài sản tại các HTX là 87,30. Như vậy chỉ tiêu này cho thấy để có một đồng doanh thu hoặc lợi nhuận trong năm HTX phải bỏ vào sản xuất kinh doanh 87,30 đồng tài sản.

-Sức sinh lời của tài sản đối với HTX là 0,58. Chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản cho biết một đồng tài sản HTX bỏ ra thì thu lại được 0,58 đồng lợi nhuận. HTX nên đầu tư thêm máy móc thiết bị... cho sản xuất.

*Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn

-Sức sinh lời của nguồn vốn của các HTX là 1,09. Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn lưu động của HTX, mỗi đồng vốn bỏ ra thì tạo ra 1,09 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do HTX khó khăn trong việc thu hút nguồn vốn.

-Sức sản xuất của vốn đối với HTX bằng 0,01. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn HTX bỏ ra đem lại 0,01 đồng doanh thu.

-Suất hao phí của vốn so với doanh thu thuần đối với HTX bằng 0,03. Chỉ tiêu này cho biết có 1 đồng doanh thu thuần thì mất 0,03 đồng vốn. Đây là nhân tố để huy động vốn kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận cho HTX.

* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí

Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí của HTX là 0,35. Cho biết, HTX bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được 0,35 đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy HTX đã tiết kiệm được chi phí trong kỳ.

Bảng 3.15. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của các HTX trong sản xuất chè huyện Đồng Hỷ

Chỉ tiêu ĐVT Hợp tác xã

Mức đóng góp ngân sách địa phương bình quân Đồng 107.262.358 Số lượng lao động được giải quyết việc làm Lao động 682

Thu nhập bình quân/lao động/năm Đồng 50.100.000

Nguồn: tính toán của tác giả, 2020

-Mức đóng góp ngân sách địa phương bình quân/HTX/năm của HTX là 107.262.358. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX trong năm, nghĩa vụ thuế của HTX trong 1 năm.

-Số lượng lao động được giải quyết: Tổng số lao động thường xuyên và lao động thời vụ của các HTX là 682 lao động.

-Thu nhập bình quân/lao động/năm của HTX là 50.100.000đồng. Chỉ tiêu này phản ánh số tiền mà người lao động nhận được trung bình trong 1 năm của HTX.

Qua phân tích hiệu quả về mặt xã hội của các HTX chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ cho thấy, các HTX chè có vai trò to lớn trong việc tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn, bao gồm cả lao động là thành viên HTX và lao động thuê ngoài; tạo và nâng cao thu nhập ổn định cho lao động và các HTX chè đã có đóng góp nhất định cho ngân sách địa phương. Vì vậy, cần tăng cường tuyên truyền khuyến khích các hộ dân làm chè liên kết với nhau hình thành nên các HTX chè nhằm giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.

3.2. Những kết quả đạt được và hạn chế trong phát triển HTX chè huyện Đồng Hỷ

3.2.1. Những kết quả đạt được về phát triển HTX chè huyện Đồng Hỷ

- Số lượng các HTX tăng qua các năm. Cho thấy vai tròcủa liên kết, trong những năm qua nhiều hộ dân sản xuất chè của huyện Đồng Hỷ đã liên kết với nhau thành lập nên HTX sản xuất và chế biến chè nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh.

- Số hộ tham gia HTX ngày càng nhiều. Với những đóng góp của các HTX đối với các thành viên tham gia HTX như: Đảm bảo một phần đầu ra cho sản phẩm chè của hộ, hỗ trợ nhau về vốn, về lao động và kinh nghiệm làm chè hiệu quả. Đây là động lực giúp các hộ tham gia ngày càng nhiều hơn các HTX trồng chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chè và phát triển thương hiệu sản phẩm chè. Hiện nay, HTX có pháp nhân nên các HTX chủ động đăng ký logo. Thông qua việc đăng ký logo đã dần khẳng định vị thế và uy tín của HTX chè trên thị trường trong và ngoài nước. Đây là tiền đề giúp phát triển bền vững HTX chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.

- Phát triển HTX giúp cho các hộsản xuất chè ứng khoa họccông nghệ vào sản xuất, giúp chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Thông qua việc các thành viên HTX về ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đã giúp cho các hộ dân giảm thiểu sức lao động và nâng cao năng suất, chất lượng chè.

- Gia tăng các liên kết trong sản xuất, kinh doanh của các thành viên HTX chè. Ở đây không chỉ phát triển liên kết ngang giữa các hộ dân hình thành nên

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)