Lý luận đi đôi với thực tiễn. Lý luận và thực tiễn luôn đồng hành, bổ trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Thực tiễn là cơ sở để xây dựng nên lý luận. Ngược lại, lý luận sau khi được xây dựng sẽ quay chở lại phục vụ thực tiễn, soi đường, dẫn dắt cho thực tiễn.
Không có lý luận thì trong hoạt động thực tiễn người ta dễ chỉ dựa vào kinh nghiệm, dễ dẫn tới tuyệt đối hóa kinh nghiệm, cho kinh nghiệm là yếu tố quyết định thành công trong hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên, lý luận rồi cũng phải kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm thực tế, liên hệ với thực tiễn nếu không lại mắc phải bệnh lý luận suông.
Không nằm ngoài quy luật đó, muốn tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản buộc cán bộ làm công tác tổ chức phải nắm rõ cơ sở lý luận của nó.
Trong chương 1 này ngoài giới thiệu một cách khái quát về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Viện chúng tôi chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề chính như: đặc điểm tài tài liệu lưu trữ hình thành trong hoạt động của Viện (như đặc điểm về thành phần, khối lượng, nội dung của tài liệu lưu trữ, đặc điểm về quá trình hình thành tài liệu, sự đa dạng về thể loại và cách trình bày), ý nghĩa tài liệu lưu trữ của Viện (về mặt kinh tế, văn hóa, khoa học, lịch sử, xã hội) và lý thuyết về tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ từ đó làm tiền đề, cơ sở để khảo sát, đánh giá thực tiễn việc tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ của Viện.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU LƯU TRỮ TẠI VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN