CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu 0839 nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại NH quân đội chi nhánh điện biên phủ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29)

THƯƠNG MẠI

1.2.1. Quan điểm về chất lượng thanh toán quốc tế của ngân hàngthương mại thương mại

Chất lượng là một khái niệm quen thuộc với loài người từ thời xa xưa nhưng cho đến bây giờ “chất lượng” vẫn có nhiều định nghĩa khác nhau gây tranh cãi. Trong và ngoài nước, ở mỗi lĩnh vực, mỗi nền văn hóa khác nhau sẽ có nhiều cách hiểu về chất lượng cũng như đảm bảo chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hố Quốc tế ISO 9000:2005. Theo đó, chất lượng được định nghĩa là: "Mức độ đáp ứng các yêu cầu của

một tập hợp có đặc tính vốn có". Do vậy có thể hiểu chất lượng là một phạm

hàng. Trong trường hợp trình độ cơng nghệ khoa học kỹ thuật có hiện đại đến đâu mà sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì vẫn bị coi là kém chất lượng. Chất lượng dịch vụ cũng vậy. Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn. Cùng một mức chất lượng như nhau nhưng các khách hàng khác nhau sẽ có cảm nhận khác nhau. Chất lượng mà khách hàng cảm nhận phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại vi như môi trường, phương tiện thiết bị, phục vụ, thái độ nhân viên cung cấp dịch vụ.

Chất lượng thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại là mọi giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện nhanh chóng, chính xác, an tồn và hiệu quả:

- Việc thực hiện các giao dịch TTQT phải nhanh chóng, đảm bảo yêu cầu về thời gian của khách hàng cũng như quy định của ngân hàng và chuẩn mực quốc tế.

- Mặt khác các giao dịch phải được thực hiện chính xác về số tiền, người thụ hưởng, nội dung giao dịch, các điều khoản điều kiện khác tùy theo phương thức thanh toán của khách hàng.

- Đồng thời các giao dịch cũng phải được đảm bảo an tồn, khơng bị thất thốt tài sản của khách hàng cũng như ngân hàng, phải bảo mật thông tin khách hàng

1.2.2. Các chỉ tiêu phản ảnh chất lượng thanh toán quốc tế của ngân hàngthương mại thương mại

Để đánh giá chất lượng TTQT của NHTM, người ta thường xem xét cả quá trình cung cấp dịch vụ từ khâu tiếp thị khách hàng, tiếp nhận nhu cầu thanh tốn, tư vấn đến các quy trình tác nghiệp, mức độ cạnh tranh biểu phí áp dụng, chính sách khách hàng,... Bên cạnh đó, để đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT một cách đầy đủ và toàn diện, cần xem xét tính hiệu quả ở góc độ

riêng ngân hàng và cả góc độ kinh tế, xã hội. Do vậy có thể đưa ra hai nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng TTQT là: Nhóm chỉ tiêu đánh giá định lượng và nhóm chỉ tiêu đánh giá định tính

1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá định lượng

- Nợ quá hạn thanh toán L/C: là một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh

chất lượng thanh toán quốc tế tại NHTM. Nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay cá nhân hoặc doanh nghiệp khi đến hạn phải trả cho ngân hàng cả vốn và lãi theo cam kết, nhưng cá nhân/doanh nghiệp khơng trả được cho ngân hàng. Nợ q hạn có tác dụng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân/doanh nghiệp vay vốn.

Trong phương thức thanh toán L/C, khi các doanh nghiệp hoạt động dựa vào sự tài trợ bằng uy tín hay bằng vốn vay của ngân hàng. Lúc gặp những khó khăn khách quan như sự biến động của giá cả hàng hố, của tỷ giá ngoại tệ, chính sách thuế và hàng rào thuế quan,... làm cho khách hàng bị thua lỗ, thậm chí bị phá sản, khơng có khả năng thanh tốn tồn bộ hay một phần tiền vay cho ngân hàng, do đó ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Đối với các L/C dùng vốn tự có kí quỹ dưới 100%, rủi ro vẫn xảy ra với ngân hàng do nhiều khách hàng có phương án, kinh doanh khả thi nhưng trình độ quản trị luồng tiền khơng tốt nên khi đến hạn thanh tốn, khách hàng khơng có khả năng thanh tốn, buộc ngân hàng phải tiến hành cho vay. Trong những trường hợp như vậy, ngân hàng mất thêm nhiều chi phí như điện thoại, thời gian, nhân lực. để đôn đốc, theo dõi, làm việc với khách hàng để thanh tốn cho nước ngồi.

- Doanh thu, chi phí, lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT

Ngân hàng là tổ chức kinh tế hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá và phản ánh hiệu quả hoạt động TTQT

Lợi nhuận từ hoạt động TTQT = Doanh thu TTQT - Chi phí ho ạt động TTQT

Khi doanh thu phí TTQT tăng lên chứng tỏ hoat động TTQT được mở rộng, thu hút thêm nhiều khách hàng đến giao dịch và góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

- Doanh số TTQT: là tổng giá trị các khoản TTQT

Doanh số TTQT = Doanh số thanh toán nhập khẩu + Doanh số thanh toán xuất khẩu

DSTT XK: Doanh số báo có hàng xuất khẩu từ nghiệp vụ TTQT DSTT NK: Giá trị thanh toán theo nghiệp vụ TTQT tại ngân hàng

Thực tế qua phương pháp thu phí hiện nay tại các NHTM cho thấy doanh thu dịch vụ TTQT và doanh số hoạt động TTQT tỷ lệ thuận với nhau. Doanh số TTQT càng cao chứng tỏ các nghiệp vụ nhiều, thường kéo theo doanh thu các NHTM cũng tăng lên.

- Số món TTQT qua ngân hàng

Số món thanh tốn qua ngân hàng tăng phản ánh cách khách hàng ngày càng tin tưởng vào ngân hàng và tìm đến ngân hàng nhiều hơn

Ngồi ra để có thể đánh giá sâu hơn về hiệu quả hoạt động TTQT tại NHTM, chúng ta có thể phân tích qua một số chỉ tiêu định lượng tương đối sau:

a. Tỷ lệ lợi nhuận TTQT = Lợi nhuận TTQT/Doanh thu TTQT

Chỉ số này cho thấy hiệu quả thu được từ hoạt động TTQT, một đồng doanh thu TTQT thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận TTQT

b. Tỷ lệ chi phí TTQT = Chi phí TTQT/Doanh thu TTQT

Chỉ số này cho thấy một đồng doanh thu TTQT phải bỏ ra bao nhiêu đồng phí cho hoạt động này

TTQT/Tổng doanh thu

Chỉ số này cho biết hiệu quả hoạt động TTQT trên một đòng doanh thu ngân hàng. Chỉ số này cao chứng tỏ hoạt động TTQT chiếm uu thế trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

d. Tỷ lệ lợi nhuận TTQT trên cán bộ TTQT = Lợi nhuận TTQT/Tổng cán bộ TTQT

Chỉ só này xác định năng suất lao động của một cán bộ TTQT trên hiệu quả mang lại từ hoạt động TTQT, cho thấy một cán bộ TTQT tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận TTQT

1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá định tính

- Thời gian thực hiện giao dịch

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nhanh chóng để thực hiện xong giao dịch TTQT theo yêu cầu của khách hàng. Thời gian thực hiện giao dịch ở đây bao gồm những chuẩn mực của quốc tế quy định cho từng giao dịch và mục tiêu đặt ra của NHTM. Nó đuợc đặt ra cho từng nghiệp vụ TTQT cụ thể và đuợc công khai tới khách hàng để biết, theo dõi và lập kế hoạch thanh tốn. Vì vậy, thời gian thực hiện giao dịch càng ngắn thì sẽ giúp khách hàng luân chuyển vốn nhanh, đạt hiệu quả SXKD, ngân hàng tiết kiệm đuợc chi phí, tăng năng suất lao động, góp phần nâng cao chất luợng TTQT

- Mức độ hài lịng của khách hàng với dịch vụ thanh tốn quốc tế của NHTM

Chất luợng TTQT chính là đáp ứng đuợc u cầu khách hàng. Vì vậy chỉ tiêu này vơ cùng quan trọng, nó cho biết chất luợng đến đâu tuơng ứng với mức độ hài lòng của khách hàng. Để đo đuợc chỉ tiêu này, thông thuờng các NHTM sẽ gửi các phiếu thăm dò ý kiến khách hàng. Trong phiếu này có các tiêu chí đánh giá nhu: trình độ chun mơn của giao dịch viên, thái độ, tác phong giao dịch, số luợng hồ sơ, tài liệu giao dịch, mức độ an tồn, mức độ hài lịng của KH khi giao dịch với NH. Mức độ hài lòng của KH càng cao

chứng tỏ chất lượng thanh toán càng tốt và ngược lại. Chỉ tiêu này thường được các NHTM tiến hành định kỳ, từ đó xác định được chất lượng thanh tốn đang ở mức nào để có những giải pháp cần thiết nâng cao, hoàn thiện.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán quốc tế củaNgân hàng thương mại Ngân hàng thương mại

Ngân hàng là doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Do vậy việc nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực tài chính cho ngân hàng. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT, đòi hỏi các NHTM phải nghiên cứu và xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT, từ đó đề ra những biện pháp hạn chế rủi ro trong q trình hoạt động. Nhìn chung, có hai nhân tố cơ bản là nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan

1.2.3.1. Các nhân tố khách quan

- Mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và trên thế giới:

NHTM là một trung gian tài chính - là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới. Do vậy, hiệu quả hoạt động của ngân hàng bị chi phối bởi sự biến động kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngồi nước. Hoạt động ngân hàng trong một nền kinh tế, chính trị, xã hội ổn định và phát triển sẽ an toàn và hiệu quả hơn do ngân hàng có thể tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, mở rộng thị trường. Sự suy thối kinh tế, các rủi ro chính trị như chiến tranh, cấm vận kinh tế,... ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại quốc tế, từ đó hạn chế hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, ảnh hưởng đến nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu và khả năng TTQT của các NHTM.

- Môi trường pháp lý:

Hoạt động TTQT của NHTM không những chịu sự chi phối bởi các cơ chế, chính sách, luật pháp trong nước và quốc tế mà còn phải tuân thủ theo những quy tắc, chuẩn mực và thông lệ quốc tế của từng loại hình nghiệp vụ

phát sinh, đặc biêt là chính sách tỷ giá biểu hiện sự ổn định của đồng tiền thanh toán mà biểu hiện qua sự thay đổi tỷ giá cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các DN XNK. Hiện nay các bên đều chọn đồng USD làm đồng tiền thanh toán trong các giao dịch TMQT. Nếu đồng tiền thanh tốn bị mất giá thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của cơng tác XK. Ngược lại nếu đồng tiền thanh tốn tăng giá thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hàng nhập khẩu của DN. Bởi bất cứ một hoạt động SXKD nào vượt ra ngoài biên giới một quốc gia đều phải chịu sự chi phối của luật pháp trong nước và luật pháp của nước sở tại. Do vậy mà vai trị của mơi trường pháp lý đối với hoạt động TTQT rất quan trọng: Nó tạo cơ sở pháp lý để hạn chế rủi ro và giải quyết tranh chấp nếu xảy ra trong TTQT.

- Cơ chế điều hành chính sách tiền tệ:

NHNN với vai trị quản lý vĩ mơ trong việc điều hành chính sách tiền tệ có thể sử dụng cơng cụ tỷ giá hối đối để khuyến khích XNK hay hạn chế NK mà những hoạt động này sẽ được thực hiện thanh tốn qua NHTM. Ngồi ra chính sách quản lý ngoại hối được Nhà nước sử dụng để thực hiện mục tiêu của chính sách ngoại thương: bằng việc kiểm sốt và hạn chế NK hàng hóa từ nước ngồi, qua đó sẽ làm giảm khả năng thanh toán hàng NK qua NH.

- Năng lực kinh doanh và trình độ hiểu biết về TMQT của khách hàng:

Nếu DN XNK có năng lực, năng động, có trình độ về TTQT, sự hiểu biết rộng về phong tục tập quán, luật pháp quốc tế, để am hiểu và quyết định nhanh nhạy, chớp thời cơ trong kinh doanh, khơng bị nước ngồi lừa đảo...thì sẽ góp phần đem lạ i hiệu quả TTQT cao đồng thờ i hạn chế các mất mát, rủi ro trong hoạt động XNK. Khi ngân hàng thu hút được các doanh nghiệp XNK có năng lực và hoạt động hiệ u quả sẽ hạn chế những rủi ro trong TTQT cho cả ngân hàng và khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT cho ngân hàng

1.2.3.2. Các nhân tố chủ quan

- Mạng lưới ngân hàng đại lý được mở rộng

Để hoạt động TTQT có hiệu quả, tránh rủi ro và có thơng tin về khách hàng đối tác một cách chính xác nhất, các ngân hàng phải có một hệ thống ngân hàng đại lý phát triển với số luợng lớn, rộng khắp, có mối quan hệ với nhiều quốc gia, châu lục trên thế giới

- Thương hiệu của ngân hàng

Thuong hiệu của ngân hàng ngày càng đuợc biết đến nhiều hơn sẽ giúp luợng khách hàng tăng lên một cách ổn định; tạo sự an tâm và hài lòng cho khách hàng

- Các quy định, quy trình, văn bản áp dụng

Các văn bản quy định các yêu cầu, hồ sơ, trình tự thực hiện giao dịch, sự phân công trách nhiệm và nghĩa vụ của từng nguời, từng bộ phận liên quan. Sự rõ ràng, cụ thể và khoa học của các quy trình bao gồm hết đuợc tất cả các nghiệp vụ TTQT mà ngân hàng cung cấp sẽ đảm bảo khả năng thực hiện giao dịch nhanh chóng, chính xác, an tồn đồng thời kiểm sốt đuợc các rủi ro, góp phần đảm bảo chất luợng TTQT tốt. Do đó, việc hồn thiện các quy trình TTQT tạo điều kiện để chất luợng TTQT đuợc nâng cao, tăng tính cạnh tranh và đáp ứng đuợc nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

- Các chính sách và chiến lược kinh doanh của ngân hàng:

Chính sách đối ngoại, chính sách phát triển dịch vụ của NHTM, Chính sách khách hàng, Chính sách tỷ giá, chính sách Marketing ngân hàng ,... là những yếu tố ảnh huởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng. Các chính sách, định huớng, đuờng lối của ngân hàng đề ra phải đúng đắn, theo kịp xu thế, phù hợp thực tiễn,...thì các hoạt động mới tốt đuợc. Với sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng buộc các ngân hàng phải luôn chú ý nhiều hơn đến cơng tác marketing và các chính sách đề ra. Nếu ngân

hàng có một chính sách tỷ giá thích hợp, linh hoạt, phù hợp với cơ chế thị trường và từng loại khách hàng, sẽ giữ được khách hàng truyền thống đồng thời thu hút thêm khách hàng mới sử dụng sản phẩm dịch vụ.

- Năng lực tài chính và kinh doanh ngoại hối của ngân hàng

Nếu ngân hàng có vốn lớn thì sẽ có điều kiện trang bị những máy móc, cơng nghệ hiện đại nhất giúp q trình thanh tốn được thực hiện nhanh chóng, an tồn, hiệu quả hơn... đồng thời có điều kiện để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo niềm tin và sự hài lòng cho khách hàng, mở rộng mối quan hệ.

- Nền tảng công nghệ thông tin

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, yếu tố khoa học kỹ thuật tiên tiến ln đóng vai trị huyết mạch của một nền kinh tế phát triển. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thì cơng nghệ thơng tin chính là một trong số những yếu tố quyết định thắng lợi. Thanh tốn quốc tế là nghiệp vụ địi hỏi tốc độ xử lý phải nhanh chóng, chính xác và an tồn. Nếu cơng nghệ ngân hàng càng hiện đại thì càng giúp ngân hàng thu thập được nhiều thơng tin chính xác, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, giúp ngân hàng ra quyết định kịp thời, đúng đắn, quản lý tập trung và sử dụng có hiệu quả đồng vốn kinh doanh.

Một phần của tài liệu 0839 nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại NH quân đội chi nhánh điện biên phủ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w