CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ
2.3.1. Ket quả đạt được
Sau 12 năm thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Điện Biên Phủ đã thu được những kết quả đáng khích lệ:
- Doanh số TTQT và chất lượng dịch vụ TTQT
Hoạt động thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu tăng đều đặn trong những năm qua cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong ba phương thức chính, phương thức chuyển tiền chiế m tỷ trọng lớn nhất. Phương thức nhờ thu tuy chiếm tỷ trọng còn rất nhỏ nhưng đã tăng mạnh vào năm 2016. Các nghiệp vụ thanh toán ngày càng rút ngắn về thời gian, độ chính xác an toàn cao, đạt được sự tín nhiệm của khách hàng. Mặt khác, trong thời gian qua tại chi nhánh chưa xảy ra một trường hợp nào bị từ chối thanh toán do bộ chứng từ có lỗi hay có tranh chấp xảy ra. Hay có thể nói chi nhánh hoàn toàn có uy tín tốt trong Thanh toán quốc tế. Ngoài ra chi nhánh luôn tích cực mở rộng thị
trường, chú trọng công tác tìm hiểu nhu cầu khách hàng từ đó đưa ra những chiến lược phục vụ khách hàng nhiều nhất, mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng nhất.
- Chất lượng tài trợ thương mại
Cùng với xu thế hội nhập toàn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng, nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước đối với hoạt động tài trợ thương mại ngày một cao. Năm 2014, dư nợ tài trợ thương mại tại chi nhánh Điện Biên Phủ mới chỉ đạt 600 triệu USD, nhưng tới năm 2016 đã tăng lên 1 tỷ USD. Con số này đã nói lên tầm ảnh hưởng của lĩnh vực tài trợ thương mại đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong năm 2017, với việc gia nhập nhiều tổ chức, hiệp định kinh tế mới nổi bật là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN, doanh số tài trợ thương mại sẽ còn những bước tăng vọt vượt bậc. Chất lượng tài trợ thương mại tăng lên cho thấy hoạt động TTQT đang ngày một hiệu quả. Đồng thời ngân hàng thu được lãi, phí dịch vụ từ các hoạt động cho vay này ngày một nhiều hơn, góp phần làm tăng thu nhập ngân hàng
- Tỷ trọng nợ quá hạn thanh toán L/C
Các khoản nợ quá hạn thanh toán L/C tại Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Điện Biên Phủ có xu hướng giảm dần qua các năm và đã giảm mạnh trong năm 2016. Qua đó cho thấy những nỗ lực của đội ngũ cán bộ nhân viên cũng như ban lãnh đạo chi nhánh trong việc phân tích, đánh giá khách hàng ngày càng chặt chẽ, chính xác và linh hoạt hơn, từ đó hạn chế được nhiều rủi ro phát sinh từ các khoản nợ quá hạn thanh toán L/C
2.3.2. Hạn chế
-Việc thực hiện quy trình thanh toán còn mất nhiều thời gian, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc kinh doanh của khách hàng
một trong những dấu hiệu tích cực để tăng năng suất lao động tại ngân hàng, chất luợng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Tuy vậy, mỗi lần thay đổi công nghệ việc xử lý hồ sơ, nghiệp vụ bị gián đoạn gây ra nhiều phiền toái cho khách hàng
- Chi nhánh đã rất nỗ lực trong việc thu hút khách hàng tuy nhiên còn có sự chênh lệch khá cao giữa doanh số xuất khẩu và nhập khẩu. Doanh số xuất khẩu vẫn còn hạn chế dù đã tăng truởng liên tục trong những năm qua.
- Việc đáp ứng thủ tục thanh toán, xử lý giấy tờ, hồ sơ để các doanh nghiệp ở xa có thể kịp thời đi lấy lệnh, lấy hàng còn hạn chế.
- Hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị
Mặc dù MB chi nhánh Điện Biên Phủ khá đủ điều kiện và tiện nghi khá tốt. Tuy nhiên diện tích phòng làm việc thì lại nhỏ. Điều này gây cho khách hàng tâm lý chua thoải mái trong giao dịch tại ngân hàng. Hơn nữa cũng ảnh hưởng tới điều kiện làm việc của cán bộ ngân hàng.
- Hạn chế về công nghệ thông tin so với các đối thủ cạnh tranh
Trong khi các ngân hàng khác có tốc độ truy cập website nhanh, ít bị gián đoạn, thì các thao tác trực tuyến trên website ngân hàng Quân đội hạn chế hơn về tốc độ xử lý và cách cung cấp thông tin, thường xuyên phải bảo trì. Bên cạnh đó email nội bộ với địa chỉ @mbbank.com bị giới hạn chỉ nhận được không quá 4MB trên một lần gửi khiến việc nhận email từ khách hàng không được linh hoạt và thuận tiện như các ngân hàng khác.
- Sự mất cân đối giữa các phương thức thanh toán: trong khi chuyển tiền chiếm tỷ trọng lên đến gần 66% (năm 2016) thì nghiệp vụ nhờ thu chỉ khoảng 0.6%.
-Sản phẩm dịch vụ trong thanh toán còn nghèo nàn, đơn điệu: Trong xu thế hội nhập và phát triển của kinh tế thế giới hiện nay thì nhu cầu về đa dạng về sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế là điều tất yếu. Tại hầu hết các ngân
hàng lớn trong khu vực và trên thế giới việc thực hiện các loại L/C tuần hoàn, L/C dự phòng, L/C chuyển nhượng... đã khá quen thuộc thì tại Chi nhánh Ngân hàng Quân đội chi nhánh Điện Biên Phủ những phuơng thức thanh toán này duờng nhu còn quá mới mẻ, và hầu như không có. Chi nhánh cũng mới chỉ phát triển tốt các sản phẩm dịch vụ truyền thống mà chưa chú trọng nhiều đến các sản phẩm TTQT mới
-Các khoản nợ quá hạn trong thanh toán L/C chưa được giải quyết triệt để. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của chi nhánh cũng như khiến chi nhánh gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn, đặc biệt trong trường hợp các doanh nghiệp nhập khẩu mất khả năng thanh toán
2.3.3. Nguyên nhân
2.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan
-Quy trình hồ sơ, thủ tục của ngân hàng cổ phần Quân đội đôi chỗ còn khá rườm rà, trong nhiều trường hợp đã gây không ít khó khăn cho cả chuyên viên lẫn khách hàng trong công tác TTQT
-Tất cả các điện giao dịch TTQT đều tập trung về phòng TTQT Hội sở giúp NH kiểm soát chặt chẽ các hoạt động TTQT, tránh rủi ro phát sinh và cân đối nguồn ngoại tệ cho ngân hàng. Tuy nhiên do có sự hiểu biết sai khác giữa nhân viên ở dưới chi nhánh và nhân viên ở trên hội sở về một số quy định dẫn tới mâu thuẫn khi xử lý nghiệp vụ, làm chậm quá trình TTQT.
-Đội ngũ nhân viên tại chi nhánh Điện Biên Phủ hầu hết là những người trẻ, mặc dù chuyên môn nghiệp vụ ngày một nâng cao, có bằng cấp, trình độ tiếng anh chuyên ngành khá, nhưng kinh nghiệm của họ còn chưa nhiều, trong đó tiếng anh nói còn hạn chế. Mặc dù ngân hàng đã thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ bằng việc tạo điều kiện đi khảo sát và trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ với các chi nhánh thực hiện Thanh toán quốc tế trong hệ thống cũng như học tập nghiệp vụ “ngân hàng hiện đại” tại
các ngân hàng đại lý song vẫn còn thua kém những ngân hàng nước ngoài. Họ có chiến lược khách hàng hợp lý, theo dõi khách hàng sát sao, áp dụng triệt để Marketing ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nên tác phong c ủa họ phần nào cũng năng động hơn. Phòng TTQT chỉ với biên chế 5 người, số lượng cán bộ còn quá mỏng, thường bị điều động công tác hỗ trợ bộ phận khác hoặc các dự án của chi nhánh. Vì vậy việc tích lũy kinh nghiệm thực tế của các cán bộ trẻ còn hạn chế. Trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệ m của các cán bộ TTQT cũng chưa đồng đều. Các giao dịch khó, phức tạp thường chỉ có một, hai người thực hiện được. Cách thức, tốc độ xử lý giao dịch giữa các cán bộ cũng chưa đồng nhất. Vì vậy một số khách hàng chưa hài lòng với chất lượng TTQT khi gặp những cán bộ yếu nghiệp vụ tư vấn cho khách hàng chưa chuẩn xác, không phát hiện ra những thiếu sót, sai sót của khách hàng trong quá trình cung cấp thông tin TTQT gây nên thất thoát cho khách hàng.
2.2.3.2. Nguyên nhân khách quan
-Trình độ nghiệp vụ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển nghiệp vụ TTQT của ngân hàng. Các doanh nghiệp Việt Nam có kiến thức còn hạn chế về luật pháp quốc tế và TTQT không tránh khỏi những lỗ hổng khi ký kết hợp đồng ngoại thương. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp Việt năng lực tài chính còn yếu kém, chủ yếu dựa vào vốn vay của ngân hàng. Do vậy khi doanh nghiệp Việt Nam bị nước ngoài lừa đảo, thua lỗ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động tín dụng và TTQT của ngân hàng về mức độ chính xác và an toàn
-Tỷ giá ngoại tệ biến động liên tục và thị trường ngoại hối chưa phát triển: Ở Việt Nam hiện mới chỉ có một thị trường ngoại hối dạng sơ khai là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Những thời điểm tỷ giá biến động mạnh, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vẫn bộc lộ những hạn chế ảnh hưởng đến nguồn ngoại tệ cung cấp cho hoạt động TTQT một cách kịp thời, đầy đủ. Các
giao dịch mua bán kỳ hạn, quyền chọn chua phát sinh mà chỉ ở mức thăm dò, hầu hết là các giao dịch mua bán giao ngay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chuơng 2 tác giả đã trình bày quá trình hình thành phát triển, cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động kinh doanh của MB chi nhánh Điện Biên Phủ từ năm 2014 đến năm 2016. Bên cạnh đó dựa vào những vấn đề lý luận đã đuợc nghiên cứu tại chuơng 1, kết hợp với các bảng biểu, đồ thị, số liệu chính xác do MB chi nhánh Điện Biên Phủ cung cấp, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu và phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT của chi nhánh thời gian qua, từ đó đánh giá những mặt đã đuợc, những mặt còn hạn chế và chỉ ra đuợc các nguyên nhân của những hạn chế đó. Nội dung phân tích trong chuơng 2 là cơ sở để đua ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTQT tại chi nhánh trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh - Phát triển về chỉ tiêu thu phí dịch vụ
Phí dịch vụ là một chỉ tiêu mới mà Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Điện Biên Phủ hiện nay đang quan tâm. Bởi vì trong khi hoạt động tín dụng của ngân hàng tiềm ẩn rủi ro cao trong việc thu hồi vốn thì hoạt động dịch vụ ngân hàng tỏ ra tính bền vững và khả năng sinh lời lớn cho ngân hàng. Đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng, chi phí bỏ ra so với doanh thu dịch vụ thu vào không đáng kể, đây là nguồn thu nhập ổn định cho ngân hàng bất kể có sự ảnh hưởng xấu từ nền kinh tế.
- Phát triển số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ
Ngân hàng muốn có được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của mình, thì chất lượng sản phẩm dịch vụ phải tốt, số lượng sản phẩ m cần phải đa dạng để khách hàng có nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu của họ. Để đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp theo xu hướng hội nhập và phát triển, đòi hỏi sản phẩm dịch vụ ngân hàng cần phải liên tục cải tiến, nâng cấp, cập nhật thị trường và cập nhật nhu cầu của khách hàng. Ngoài các sản phẩm truyền thống, chi nhánh sẽ tập trung đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ
-Hiện đại hóa công nghệ thanh toán ngân hàng theo hướng hội nhập với cộng đồng thế giới.
- Hoàn thiện hơn các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng trong thanh toán hàng hóa XNK
- Tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển: Khi hoạt động XNK phát triển thì nhu cầu TTQT qua ngân hàng càng nhiều. Ngân hàng không những góp phần thúc đẩy tăng truởng kinh tế đất nuớc mà còn thu đuợc phí dịch vụ.
- Tăng cuờng quảng bá hình ảnh và thuơng hiệu của Ngân hàng nhằm nâng cao vị thế của chi nhánh trên địa bàn Hà Nội
- Xem trọng khâu đào tạo và tuyển dụng nhân sự. Dự kiến trong năm 2017, chi nhánh sẽ thành lập phòng Marketing, tuyển thêm 2 kiểm soát viên, 5 nhân viên mới và luân chuyển nhân sự hợp lý giữa các phòng ban
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế
- Hoạt động mua bán ngoại tệ, TTQT phấn đấu tăng từ 20-25% so với năm trước
- Củng cố và mở rộng nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Do tỷ trọng của phương thức này đang bị giảm đi những năm gần đây, trong khi đây là phương thức có thể mang lại nhiều tiền phí cho ngân hàng nhất.
- Phát triển đồng bộ các phương thức thanh toán khác nhau như: phương thức nhờ thu, chuyển tiền, tín dụng chứng từ,... đáp ứng ngày càng đa dạng nhu cầu giao dịch thanh toán của khách hàng
- Ngoài mở rộng có hiệu quả mạng lưới ngân hàng đại lý và cơ cấu tiền gửi hợp lý, ngân hàng còn cần phải cân đối nguồn ngoại tệ dự trữ để cho hoạt động TTQT đạt hiệu quả cao.
- Phối hợp hiệu quả hơn nữa giữa các phòng nghiệp vụ chuyên môn để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu TTQT
nữa tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ khách hàng
- Phân loại khách hàng, chăm sóc, duy trì các khách hàng thân thiết, nhất là các khách hàng lớn, đồng thời tìm kiếm, phát triển các khách hàng mới
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁNQUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ
3.2.1. Hoàn thiện quy trình thanh toán
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại, sự gia nhập thị trường các ngân hàng lớn trên toàn thế giới cùng nhu cầu được đáp ứng càng nhanh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các doanh nghiệp Việt Nam, thời gian giải quyết thủ tục hồ sơ là một vấn đề vô cùng quan trọng mà mọi ngân hàng đều phải quan tâm. Các ngân hàng cần phải có những giải pháp cải tiến quy trình nghiệp vụ của mình một cách gọn gàng nhất, rành mạch nhất nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp, tránh trì hoãn gây ra hậu quả cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Giảm thời gian xử lý hồ sơ
- Đưa ra những quy trình chuẩn cụ thể của những sản phẩm thông dụng, nhằm tránh gây mất thời gian trong quá trình xử lý nghiệp vụ.
- Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, đảm bảo quá trình luân chuyển hồ sơ khách hàng nhanh hơn, tốc độ xử lý cao hơn.
Nâng cao chất lượng giải quyết hồ sơ
- Liên tục cải tiến quy trình nghiệp vụ, thay đổi và loại bỏ những hồ sơ giấy tờ không cần thiết, mang tính thừa thải.
- Phân loại đối tượng khách hàng để xử lý hồ sơ. Nếu các khách hàng thường xuyên giao dịch với số lượng lớn, có năng lực tài chính vững mạnh và lịch sử thanh toán tốt, có thể giảm thiểu hồ sơ cho họ một cách tối đa nhất, tránh trường hợp mất khách hàng lớn vì thủ tục rườm rà gây lãng phí thời gian của khách hàng.
- Đưa ra những mẫu văn bản giấy tờ với hình thức linh hoạt hơn, trên