Những tác động kinh tế khác của thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2016  Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 27)

7. Kết cấu và nội dung nghiên cứu của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.2.4. Những tác động kinh tế khác của thương mại

Ngoài những tác động nói trên, thương mại còn có những tác động kinh tế khác trong đó phải kể đến những tác động như sau:

Thứ nhất là thúc đẩy phân công lao động quốc tế.

Thương mại có tác động hết sức to lớn tới quá trình phân công lao động không chỉ ở phạm vi từng quốc gia mà ảnh hưởng tới quá trình phân công lại lao động sâu hơn giữa các quốc gia trong phạm vi toàn cầu và phạm vi các khu vực của nền kinh tế thế giới.

Thứ hai là gia tăng chuyên môn hóa sản xuất.

Đó chính là động lực chính đằng sau làn sóng toàn cầu hóa hiện nay vốn được bắt đầu vào khoảng những năm 1980. Toàn cầu hóa đã chuyển đổi cách thức mà doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa, nông dân sản xuất và bán nông sản nguyên liệu, và các công ty cung cấp dịch vụ. Nó cũng thay đổi mục tiêu và cơ chế chính sách kinh tế.

mại và thuế quan và sau này là Tổ chức thương mại thế giới xuất hiện cùng lúc với cuộc cách mạng máy tính. Nhờ những thỏa thuận thương mại này, các công ty có thể sản xuất linh kiện rẻ hơn ở những địa điểm xa hơn và sau đó mang về một nơi để thực hiện khâu lắp ráp cuối cùng. Tiến trình này cũng được hỗ trợ bởi kỷ nguyên số hóa. Máy tính hỗ trợ phần thiết kế và Internet giúp các công ty gửi thông số kỹ thuật các cấu phần cho nhà sản xuất khác ở bên kia quả địa cầu một cách dễ dàng và ít tốn kém hơn. Do đó thay vì phụ thuộc vào các nhà cung ứng ở gần nhà (để các kỹ sư có thể gặp gỡ và chia sẻ mẫu thiết kế), các nhà sản xuất bắt đầu sử dụng nhà cung ứng từ các nước khác. Điều này có nghĩa là chuyên môn hóa ở mức độ lớn hơn, và cạnh tranh nhiều hơn, dẫn đến việc cung cấp sản phẩm rẻ hơn cho người tiêu dùng.

Lấy ví dụ sản phẩm Ipod của Apple khoảng năm 2005 (theo Linden, Kraemer và Dedrick 2007). Máy nghe nhạc Ipod có 450 bộ phận, đa số không phải do Apple sản xuất. Apple thiết kế Ipod, phát triển phần mềm và phân phối sản phẩm này thông qua mạng lưới bán lẻ của mình. Phần còn lại của sản phẩm do hàng trăm công ty khác sản xuất ra, tất cả sau đó gửi linh kiện mình sản xuất về một công ty của Đài Loan đặt tại Trung Quốc để lắp ráp hoàn chỉnh.

Thứ ba, thương mại góp phần tạo việc làm cho người lao động.

Thương mại và hội nhập quốc tế tạo thêm cơ hội việc làm cho người lao động và nâng cao chất lượng nhân lực, đặc biệt là lao động kỹ thuật trình độ cao. Quá trình hội nhập kinh tế thế giới sẽ đẩy nhanh hơn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh tế trong các doanh nghiệp, các hộ gia đình, đơn vị kinh doanh cá thể… Điều này đồng nghĩa với mang lại nhiều cơ hội thay đổi công việc và tăng thu nhập cho một bộ phận lớn lao động. Hơn nữa, sự phát triển nhanh chóng về công nghệ và thiết bị sản xuất và các hoạt động trao đổi

chuyên gia giữa các nước sẽ làm cho trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động được nâng cao. Hợp tác quốc tế về lao động có cơ hội phát triển, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nhân lực, để có thể làm chủ các công nghệ và thiết bị tiên tiến trên thế giới.

Như vậy có thể thấy thương mại thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình phát triển đan xen của các nền kinh tế trên thế giới, hình thành nên các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình khách quan thể hiện mức độ phù hợp của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất ở quy mô toàn cầu và khu vực. Hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng hoàn thiện và góp phần tích cực vào dàn xếp các quan hệ kinh tế giữa các nước trong từng khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế bắt đầu từ hội nhập về thương mại, tiếp đó là vốn và cuối cùng là sản xuất kinh doanh. Điều này nói lên ảnh hưởng quan trọng của thương mại đối với quá trình này. Thực tiễn của hội nhập kinh tế của tất cả các quốc gia đều khẳng định tác động to lớn và không thể bỏ qua của sự phát triển và hội nhập về thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2016  Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)