Nhóm giải pháp khắc phục những hạn chế từ đầu tư Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2016  Thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 100)

2.3.2 .Các tác động tiêu cực

2.3.2.3 .Gian lận thƣơng mại, buôn lậu

3.3. Một số giải pháp phát triển thƣơng mại Việt – Trung trong giai đoạn

3.3.6. Nhóm giải pháp khắc phục những hạn chế từ đầu tư Trung Quốc

Để khắc phục những hạn chế hiện tại về đầu tư từ phía Trung Quốc, Nhà nước cần khuyến khích đầu tư FDI của Trung Quốc vào Việt Nam không phải chỉ theo hướng khai thác thị trường và tài nguyên Việt Nam, mà còn theo hướng sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu trở lại thị trường Trung Quốc, kèm theo đảm bảo có sự chuyển giao công nghệ cao, hạn chế mức tối đa các công nghệ lạc hậu, lỗi thời hoặc gây ô nhiểm môi trường.

Cần định hướng thu hút đầu tư Trung Quốc vào các ngành công nghiệp sản xuất, hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử, vật liệu mới, viễn thông, sản xuất phát triển kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội và các ngành mà Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại nhằm tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Kết luận chƣơng 3

Trung Quốc đang và tiếp tục là đối tác chiến lược thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Kim ngạch buôn bán song phương không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Qua nghiên cứu thực trạng quan hệ thương mại hai nước từ năm 2010 đến 2016, có thể nhận thấy tình trạng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc đang diễn ra ở mức báo động và Việt Nam đang bị phụ thuộc ngày càng nghiêm trọng vào thị trường Trung Quốc. Điều đó đã và đang tác động không nhỏ, nhất là ở những khía cạnh tiêu cực đối với kinh tế Việt Nam.

Muốn giải quyết vấn đề này từ gốc rễ, chỉ có một con đường là điều chỉnh cơ chế quản lý xuất nhập khẩu với Trung Quốc hiện còn rất lỏng lẻo, thoát khỏi sự phụ thuộc nặng nề vào thị trường Trung Quốc, đổi mới cơ cấu

mặt hàng xuất nhập khẩu lạc hậu và bất lợi cho Việt Nam, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam. Việc Trung Quốc chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa vào nhập khẩu kích cầu nội địa cũng là một nhân tố mới giúp Việt Nam cải thiện quan hệ thương mại song phương nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết nắm bắt cơ hội này để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh mà Trung Quốc có nhu cầu lớn.

KẾT LUẬN

Trung Quốc liên tục 13 năm là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong các nước ASEAN. Đây là một thực tế. Điều này chứng tỏ quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn 2010-2016. Những nhân tố thuận lợi trong quan hệ thương mại giữa hai nước như tính bổ sung lẫn nhau về cơ cấu kinh tế, vị trí địa lý gần gũi thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa, sự đa dạng hóa trong hình thức trao đổi thương mại đã được phát huy hiệu quả và đem lại những lợi ích thiết thực cho hợp tác giữa hai bên. Nghiên cứu này đã đưa ra những phân tích cụ thể về tình hình thương mại giữa hai nước qua những dữ liệu thu thập được từ Tổng Cục hải quan và các tạp chí chuyên ngành. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra các giải pháp về chính sách và các nhóm giải pháp cụ thể nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu, giúp cân bằng cán cân thương mại hai chiều và hạn chế những tác động tiêu cực từ làn sóng đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam.

Có thể thấy, trên nền tảng quan hệ kinh tế chính trị tiến từ “bình thường hóa” (1991) đến quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” (2008), quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc phát triển nhanh chóng, nhất là từ khoảng giữa thập niên 2000 đến nay và điều này được thể hiện rõ nét trên lĩnh vực thương mại và đầu tư. Có thể nói nhân tố Trung Quốc luôn có tác động ả̉nh hưởng đến kinh tế Việt Nam nói chung và quan hệ thương mại giữa hai nước nói riêng trong từng thời kỳ với các mức độ khác nhau.

Mặc dù trong giai đoạn 2010-2016 hai bên có những bất đồng về chính trị thông qua sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng quan hệ thương mại hai nước vẫn được duy trì và phát triển. Tuy nhiên, có thể nhận thấy trong tương lai, quan hệ

Việt - Trung sẽ là một thời kỳ quan hệ phức tạp, đấu tranh và hợp tác trong căng thẳng, khác hẳn giai đoạn “bình thường hóa” quan hệ từ 1991 đến nay, cho dù vẫn mang danh nghĩa “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”.

Vì vậy, để có được vị thế trong quan hệ thương mại với Trung Quốc cần phả̉i có thời gian và có lẽ cần một cách tiếp cận khác với cách mà Việt Nam đang quan hệ kinh tế với Trung Quốc hiện nay./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Bùi Thị Minh Nguyệt, Trần Văn Hùng, Lê Thị Mai Hương (2016):

Thương mại Việt Nam – Trung Quốc, thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học và công nghệ lâm nghiệp, số 2, 2016, trang 173-180.

2. Đỗ Thị Thanh Huyền (2016): Một số giải pháp cải thiện cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2015, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Thương mại.

3. Đỗ Phú Trần Tình (2016): Một số đề xuất nhằm cải thiện cán cân thương mại Việt – Trung, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Trường Đại học Kinh tế - Luật, số 26 (36), trang 78-83.

4. Doãn Công Khánh (2016): Quan hệ thương mại Việt - Trung: Bối cảnh và những vấn đề đặt ra, Viện Nghiên cứu thương mại, Bộ Công Thương, tải trên

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Doi-ngoai-va-hoi-

nhap/2016/40377/Quan-he-thuong-mai-Viet-Trung-Boi-canh-va-nhung- van.aspx ngày 15/6/2017.

5. Hà Thị Hồng Vân (2011): Một số vấn đề cơ bản về quan hệ thương mại giữa các tỉnh biên giới Tây Bắc (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc),

Nghiên cứu Trung Quốc, số 11/2011, tr. 12-23.

6. Hà Thị Hồng Vân (2015): Những đặc điểm cơ bản của quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay, Nghiên cứu Trung Quốc, số 1/2015, tr. 19-36.

7. Kim Sơn (2016): Tình hình kinh tế thế giới hiện nay và những tác động đối với Việt Nam, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

http://www.dangcongsan.vn/kinh-te/tinh-hinh-kinh-te-the-gioi-hien-nay-va- nhung-tac-dong-doi-voi-viet-nam-391638.html.

8. Lê Huyền Trang, Lê Thanh Tùng (2014): Quan hệ thương mại giữa Việt

Nam và Trung Quốc: Thực trạng và giải pháp, Nghiên cứu Trung Quốc, số

9/2014, tr. 18-36.

9. Lê Tuấn Thanh (2008): Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay, Nghiên cứu Trung Quốc, số 3/2008, tr. 24-36.

10.Nguyễn Chiến Thắng, Phạm Bích Ngọc (2010): Thương mại Việt Nam - Trung Quốc năm 2010, Cơ cấu xuất nhập khẩu, cán cân thương mại và triển vọng, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Số 7, Tr 22-31.

11.Nguyễn Đình Liêm (2012): Quan hệ thương mại Việt – Trung và vấn đề nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc, Nghiên cứu Trung Quốc, số 10/2012, tr. 40-56.

12.Nguyễn Đình Liêm (2013): Giải pháp tăng cường quan hệ kinh tế Việt – Trung trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy, Nghiên cứu Trung Quốc, số 1/2013, tr. 37-48.

13.Nguyễn Đình Liêm (2016): Nghiên cứu đánh giá đầu tư trực tiếp của

Trung Quốc vào Việt Nam, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, NXB Khoa học xã

hội

14.Nguyễn Đức Kha, Nguyễn Hải Ninh (2011): Tăng cường quản lý Nhà nước về nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

15.Nguyễn Phương Hoa, Phạm Bích Ngọc (2016): Vấn đề buôn lậu hàng hóa qua biên giới Việt – Trung, một góc nhìn, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 8 (180), Tr 24-39.

16.Nguyễn Thị Hồng Minh (2012): Phát triển thương mại biên giới Việt - Trung thời kỳ hội nhập, Tạp chí Thương mại, Số 6, Tr 32-34.

17.Nguyễn Thu Hằng (2012): Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam: Tác động và một số vấn đề đặt ra, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế. 18.Nguyễn Tiến Thuận (2014): Cán cân thương mại của Việt Nam – Trung Quốc ngày càng thâm hụt, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, số 5, tr.50- 53.

19.Phạm Bích Ngọc (2014): Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Những rủi ro phát triển, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Số 10, Tr 68 – 76.

20.Phạm Bích Ngọc (2015): Chính sách thương mại Việt Nam – Trung Quốc ở khu vực kinh tế cửa khẩu, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Số 174 (210), Tr 41- 46.

21.Phạm Thái Quốc, Vũ Anh Dũng (2011): Thương mại Trung Quốc 10 năm gia nhập WTO, Nghiên cứu Trung Quốc, số 10/2011, tr. 11-23.

22.Phạm Vĩnh Phúc (2012): Cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc và tác động đối với nền kinh tế Việt Nam, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 78, tr.30-35.

23.Thái Hồng (2017): Tương lai của nền kinh tế Trung Quốc, tải trên

https://www.baomoi.com/tuong-lai-cua-nen-kinh-te-trung- quoc/c/23692593.epi ngày 25/10/2017.

24.Tổng cục Hải quan: Niên giám thống kê về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Tổng cục Hải quan qua các năm.

25. Trần Thị Phương Ly (2016): Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc: thực trạng và giải pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

26.Trần Văn Thọ (2014): Kinh tế biên giới Việt – Trung trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, Nghiên cứu Trung Quốc, số 9/2014, tr. 62-75.

27.Trung tâm thông tin tư liệu, CIEM (2014): Thực trạng sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc.

28.Tường Thu, Trung Kiên (2014): Cơ hội và thách thức trong quan hệ hợp tác kinh tế Việt-Trung, tải trên http://www.giaoduc.edu.vn/co-hoi-va-thach- thuc-trong-quan-he-hop-tac-kinh-te-viet-trung.htm ngày 22/8/2017.

29.Vũ Anh Tuấn (2016): Tiềm năng hợp tác về kinh tế thương mại Việt - Trung rất lớn, tải trên http://vov.vn/chinh-tri/tiem-nang-hop-tac-ve-kinh-te- thuong-mai-viet-trung-rat-lon-649579.vov ngày 1/7/2017.

Tài liệu tiếng Anh

30.Ha Thi Hong Van, 2015, Vietnam – China trade, FDI and ODA relations

(1998-2008) and the impacts upon Vietnam” , dowloaded from

www.ide.go.jp/library/English/Publish/.../01_vietnamandchina.pdf on

30/8/2017

31.Hao, H. (2008), China’s Trade and Economic Relations with CLMV, in Sotharith, C. (ed.), Development Strategy for CLMV in the Age of Economic Integration, ERIA Research Project Report 2007-4, Chiba: IDE-JETRO, pp.171-208.

32.Li Zhou, Ning Zhang (2012), How FDI influence real exchange rate and economic growth, Advances in Applied Economics and Finance, AAEF.Vol 1, No 1,2012, pp.32-36.

33.Ning Zhang (2015), Research on Trading Relations between China and Vietnam, Journal of Engineering, World Science Publisher, United States Vol. 1, No. 2, 2012.

34.Teng Ma, Yuli Liu and Yuejing Ge (2017), A Comparative Study of Trade Relations and the Spatial-Temporal Evolution of Geo-Economy between China and Vietnam, Sustainability 2017, 9, 944.

PHỤ LỤC

Các hiệp định về hợp tác kinh tế, thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc

1. Hiệp định Hợp tác Khoa học Kỹ thuật 2. Hiệp định Hợp tác Kinh tế Kỹ thuật 3. Hiệp định Hợp tác Kinh tế

4. Hiệp định về thành lập Ủy ban Hợp tác Kinh tế Thương mại 5. Hiệp định về khuyến khích và Bảo hộ đầu tư

6. Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập

7. Hiệp định về mua bán hàng hóa ở vùng biên giới

8. Hiệp định về đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và công nhận lẫn nhau

9. Hiệp định về quá cảnh hàng hóa

10. Hiệp định về hợp tác giữa các ngân hàng của Việt Nam và Trung Quốc 11. Hiệp định Thương mại biên giới Việt - Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2016  Thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 100)