Cơ hội và thách thức trong quan hệ thƣơng mại Việt – Trung trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2016  Thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 82)

2.3.2 .Các tác động tiêu cực

2.3.2.3 .Gian lận thƣơng mại, buôn lậu

3.1. Cơ hội và thách thức trong quan hệ thƣơng mại Việt – Trung trong

tƣơng lai

3.1.1. Cơ hội

Quan hệ đối tác trong lĩnh vực thương mại giữa hai nước chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa trong tương lai nhờ những yếu tố quan trọng sau đây:

Thứ nhất, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Điển hình như năm 2017 đánh dấu chặng đường hợp tác 22 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN. Việt Nam cũng đã đảm nhận và tổ chức thành công năm APEC 2017, góp phần quan trọng vào tiến trình mở rộng hợp tác và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh hội nhập thông qua đàm phám và tham gia các chương trình hợp tác kinh tế quốc tế, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hội nhập trong nước thông qua việc thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, cải cách thể chế, tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, v.v.

Việt Nam đã phê chuẩn 10 FTA song phương và đa phương với các đối tác trong khu vực và thế giới, bao gồm: Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA) và 5 FTA ASEAN +1 (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia - New Zeland); bốn FTA song phương giữa Việt Nam với Nhật Bản (VJFTA), với Hàn Quốc (VKFTA), với Chile (VCFTA) và với Liên minh Kinh tế Á - Âu (VNEAEU). Ngoài ra, Việt Nam đã cơ bản kết thúc đàm phám FTA với EU, cùng ASEAN ký FTA với Hồng Kông (Trung Quốc) vào tháng 11 năm 2017. Việt Nam tiếp tục đàm phán Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

(CPTPP gồm 11 quốc gia và vùng lãnh thổ), các FTA song phương với Cuba, Israel. Như vậy, Việt Nam đã và đang thực hiện đàm phán các FTA với khoảng 60 nền kinh tế, bao gồm các đối tác thương mại chủ chốt nắm giữ khoảng 90% kim ngạch thương mại của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam có hơn 200 đối tác thương mại khắp toàn cầu (29 thị trường xuất khẩu và 23 thị trường nhập khẩu đạt kim ngạch hơn một tỷ USD).

Với triển vọng hoàn tất đàm phán và triển khai Hiệp định FTA trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam sẽ trở thành một mắt xích quan trọng của mạng lưới liên kết kinh tế rất rộng lớn với tất cả các trung tâm và các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp Việt Nam đứng trước những thuận lợi lớn chưa từng có để mở rộng thị trường xuất khẩu, với tư cách là một đối tác bình đẳng, không bị phân biệt đối xử, theo mức thuế ưu đãi, thậm chí là 0%, với các nước đối tác ký kết hiệp định FTA. Ðây là những yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, tạo động lực mới để thúc đẩy đổi mới, hoàn thiện môi trường pháp lý, thể chế kinh tế thị trường, cải cách hành chính, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý trong nước ngày càng minh bạch hơn, làm thông thoáng môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước, thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia có tiềm lực tài chính lớn, công nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến.

Thứ hai, quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng được củng cố và mở rộng. Sau bình thường hóa năm 1991, quan hệ Việt - Trung ngày càng phát triển nhanh chóng. Nhận thức về tầm quan trọng của mối quan hệ ổn định, hữu nghị giữa hai nước láng giềng xã hội chủ nghĩa, lãnh đạo cấp cao hai bên đã thường xuyên tiếp xúc, trao đổi và liên tục củng cố khuôn khổ quan hệ hai nước. Hai nước đã xác định phát triển quan hệ

theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và nhất trí cùng nhau trở thành “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Đặc biệt, từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện vào năm 2008, quan hệ Việt - Trung đã không ngừng mở rộng, ngày càng đi vào chiều sâu trong tất cả các lĩnh vực. Điều này đã mang lại cơ hội to lớn cho việc phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước trong tương lai.

Thứ ba, hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc ngày càng được coi trọng. Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng quan tâm đến thị trường Việt Nam. Có một số nguyên nhân như sau: trước hết, giữa hai nước có sự gần gũi về mặt địa lý. Hai nước lại cùng là những nước châu Á, có nhiều điểm tương đồng về mặt lịch sử, truyền thống văn hoá, xã hội cũng như một số tập quán. Hơn nữa, các doanh nghiệp Trung Quốc từ lâu đã kinh doanh với Việt Nam, do đó có những kinh nghiệm và hiểu biết nhất định về thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, trình độ công nghệ của Trung Quốc phù hợp với điều kiện Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp Trung Quốc tìm thấy ở Việt Nam nhiều lợi ích. Trong đó nổi bật là thị trường có dung lượng tiêu thụ to lớn với hơn 90 triệu dân (Việt Nam là nước đông dân thứ 3 trong ASEAN và đứng thứ 13 trên thế giới). Một lý do nữa là Chính phủ Trung Quốc đang muốn gia tăng ảnh hưởng về kinh tế và chính trị ở châu Á.

Một lý do khác khiến cho hợp tác kinh tế giữa hai bên sẽ phát triển tích cực trong thời gian tới bởi kinh tế Việt Nam thời gian qua liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng trên 6%, bất chấp những thách thức từ khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu. Việt Nam đang từng bước trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt trong các lĩnh vực điện tử, may mặc, nông nghiệp, thủy sản. Hơn nữa, Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ đối tác

hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, đây là chủ trương nhất quán, lâu dài và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

3.1.2. Thách thức

Thứ nhất, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc chịu ảnh hưởng đáng kể của quan hệ chính trị giữa hai nước. Hoạt động thương mại giữa hai nước sẽ tăng, giảm tuỳ theo quan hệ chính trị tốt đẹp hay căng thẳng giữa hai bên. Trong những năm tới, sự căng thẳng trong vấn đề Biển Đông sẽ tiếp tục tồn tại. Thực tế cho thấy, tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam phụ thuộc khá lớn từ Trung Quốc không chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghiệp mà ngay cả lĩnh vực nông nghiệp. Do vậy, kinh tế Việt Nam khó có thể tránh khỏi những tác động tiêu cực trước tình hình Biển Đông đang diễn biến cực kỳ phức tạp, nhất là từ khi giàn khoan Hải Dương 981 được Trung Quốc hạ đặt trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Thứ hai, cạnh tranh về thương mại và đầu tư trong khu vực ngày càng mạnh mẽ. Môi trường đầu tư của Việt Nam còn chậm đổi mới và kém cạnh tranh hơn trong so sánh với khu vực. Trong khi đó, hệ thống pháp luật của Việt Nam còn tồn tại một số bất cập. Bên cạnh đó là tình trạng thiếu tính ổn định, tính minh bạch và tính khả thi của luật pháp. Nhiều khi có tình trạng thay đổi luật quá nhanh và đôi khi khá tuỳ tiện về một số quy định như thuế, thời hạn áp dụng, mức xử phạt..., các thủ tục cấp phép đầu tư còn rườm rà, mất nhiều thời gian của các nhà đầu tư nước ngoài, cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các nhà đầu tư,…Điều này dẫn đến việc kém thu hút các nhà đầu tư đến Việt Nam so với các nước khác.

Thứ ba, hiện nay quan hệ thương mại Mỹ - Trung đang trong giai đoạn căng thẳng. Nếu chiến tranh thương mại nổ ra giữa hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc sẽ có thể dẫn tới những tác động lan tỏa đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói chung và quan hệ thương

mại Việt Nam – Trung Quốc nói riêng. Theo ông Aaron Batten, chuyên gia kinh tế quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu (ADB) tại Việt Nam cho rằng, nếu xảy ra chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với một số rủi ro có tính liên kết cao với 2 thị trường này. “Việt Nam rất dễ bị tổn thương nếu gia tăng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Nếu Mỹ và Trung Quốc tăng các loại thuế, hoạt động thương mại ở Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng và sẽ có tác động lan tỏa đến kinh tế Việt Nam”. Các số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2017, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 16,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, tỷ trọng này với Mỹ là 19,4%. Còn tỷ trọng nhập khẩu trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc là 27,7% và ở mức 4,3% với Mỹ. Vì vậy, khi hai đối tác quan trọng với Việt Nam này điều chỉnh tăng thuế, thương mại giữa 2 nước này sẽ giảm và ảnh hưởng đến các nước có giao dịch với 2 nước này.

Trong giai đoạn hiện nay, bối cảnh mới của quan hệ Việt - Trung là cơ hội để nhận diện đúng quan hệ thương mại giữa hai nước nhằm điều chỉnh định hướng, chính sách và hệ thống giải pháp để mở rộng quan hệ xuất nhập khẩu, tiến tới cân bằng cán cân thương mại, bảo đảm lợi nhuận cho doanh nghiệp và lợi ích quốc gia. Vì thế phía Việt Nam cần có thái độ khoa học và thực tế, khách quan đối với quan hệ kinh tế thương mại Việt - Trung, tận dụng thời cơ để thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2016  Thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 82)