Nhóm giải pháp về thể chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2016  Thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 87)

2.3.2 .Các tác động tiêu cực

2.3.2.3 .Gian lận thƣơng mại, buôn lậu

3.3. Một số giải pháp phát triển thƣơng mại Việt – Trung trong giai đoạn

3.3.1. Nhóm giải pháp về thể chế chính sách

Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, và quan hệ đặc biệt với nhiều nước. Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam đã hội nhập ở các cấp độ và hình thức khác nhau như tham gia các thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), tham gia các liên minh thuế quan (CU), tham gia thị trường chung và tham gia liên minh kinh tế, tiền tệ. Ngoài khuôn khổ WTO, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại, trong đó có Hiệp định Thương mại song phương và Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư với Hoa Kỳ. Từ năm 2001, Việt Nam đã đẩy mạnh đàm phán và ký kết một số hiệp định thương mại tự do với mức độ cam kết và mở cửa thị trường cao hơn như cắt giảm biểu thuế theo tỷ lệ và theo lộ trình một số loại thuế đối với thương mại hàng hóa, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, điều chỉnh một số hoạt động phi thương mại, áp dụng phương pháp tự do hóa thương mại không chỉ theo phương pháp chọn cho mà cả phương pháp chọn bỏ, giảm bớt sự bảo hộ trong nước đối với thương mại dịch vụ và đầu tư. Ngoài ra, Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do với Chile, Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á - Âu, Liên minh châu Âu và đang đàm phán ký kết Hiệp định thương mại tự do với Khối thương mại tự do Châu Âu (EFTA) gồm 4 nước: Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein.

Trong quan hệ với ASEAN, Việt Nam đã tham gia một số hiệp định thương mại nội khối như Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN, Hiệp định

khung ASEAN về dịch vụ, Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

Việc ký kết nhiều điều ước, hiệp định song phương và đa phương về thương mại, đầu tư đã tạo cơ sở pháp lý và tiền đề, điều kiện quan trọng về thể chế để nền kinh tế nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế quốc tế. Do đó, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách nhằm thực thi có hiệu quả các cam kết hội nhập, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ngày càng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp chính sách cụ thể như sau:

Về cơ cấu ngành, tập trung ưu tiên cho 3 nhóm ngành sau: 1. Phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất các mặt hàng vật liệu, linh kiện mà hiện nay Việt Nam đang nhập khẩu từ Trung Quốc với số lượng lớn; 2. Phát triển chuỗi sản phẩm nông nghiệp – công nghiệp chế biến là thế mạnh của Việt Nam nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc (lợi thế cạnh tranh quốc gia); 3. Nâng cao sức cạnh tranh một số phân ngành công nghiệp sản xuất những sản phẩm tiêu dùng nhằm thay thế nhập khẩu từ Trung Quốc.

Về việc tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách thương mại chung, cần tập trung vào những việc sau đây: Tạo lập hành lang pháp lý thông thoáng; Đổi mới cơ chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu; rà soát hệ thống thuế, phí và các chi phí đầu vào theo hướng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, khuyến khích sử dụng vật tư nguyên liệu sản xuất trong nước; Thúc đẩy, vận động tiêu chuẩn hóa và công nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các đối tác thương mại, đặc biệt là các bạn hàng lớn về các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm và hệ thống kiểm dịch nhằm tránh thiệt hại cho xuất khẩu từ các rào cản bảo hộ; Tăng cường công tác xúc tiến thương mại.

Về hoàn thiện cơ chế chính sách đầu tư, thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc, Việt Nam cần đàm phán các điều kiện về thương mại, gia tăng xuất khẩu hàng nông sản, công nghiệp của Việt Nam sang Trung Quốc; Lọc dòng vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ; Sửa đổi luật pháp về đấu thầu nhằm chọn lựa nhà thầu và công nghệ tốt; Củng cố hệ thống hàng rào kỹ thuật (TBT) để ngăn chặn nhập khẩu hàng hóa kém chất lượng, đồng thời bảo hộ tối đa cho sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc; Điều chỉnh tỷ giá, chủ động ứng phó linh hoạt với xu thế quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ; Phân cấp cho chính quyền địa phương quản lý chủ động và linh hoạt thương mại vùng biên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2016  Thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 87)