Một số nhận xét

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2016  Thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 66)

2.1.2 .Tình hình kinh tế khu vực và thế giới

2.2. Phân tích thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam-Trung Quốc

2.2.2.3. Một số nhận xét

Mặc dù thường xuyên giao thương với thị trường Trung Quốc, nhưng Việt Nam biết rất ít thông tin về thị trường này. Theo các chuyên gia kinh tế, việc nắm bắt thông tin, nhu cầu thị trường của chúng ta về Trung Quốc quá

kém, dù buôn bán sang thị trường này rất nhiều nhưng vẫn có rất ít nghiên cứu về quốc gia này.

Bằng chứng với mặt hàng dưa hấu, Bộ Công thương cho biết, người tiêu dùng Trung Quốc có xu hướng lựa chọn trái dưa nhỏ vừa phải với trọng lượng khoảng 3 - 4kg/quả, song dưa hấu của Việt Nam có trọng lượng cao hơn, chưa kể giá đắt hơn so với dưa hấu nước họ. Đây chính là lý do khiến dưa hấu bị dồn ứ tại các cửa khẩu xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc thời gian qua. Điều này phản ánh tư duy còn chậm chạp chưa bắt kịp với thị hiếu người tiêu dùng của các doanh nghiệp Việt Nam.

Hơn nữa, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu qua con đường tiểu ngạch do chất lượng sản phẩm kém, không đáp ứng đủ các yêu cầu về kiểm dịch, vệ sinh y tế. Điển hình như trường hợp xuất khẩu thịt lợn thời gian qua. Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam mới chỉ ký hiệp định về thú y, công nhận chất lượng kiểm dịch với Hong Kong và Malaysia. Như vậy, nếu về chính ngạch, sản phẩm của Việt Nam chỉ có thể xuất khẩu vào hai thị trường này. Tuy nhiên, hai thị trường này chỉ nhập khẩu lợn sữa với số lượng rất ít. Trong khi đó theo thống kê của Bộ Công thương, năm 2016, xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc đạt 600.000 tấn lợn, tăng 50% so với năm 2015. Song đầu năm 2017, thị trường Trung Quốc kiểm tra khắt khe hơn dẫn tới tồn đọng thịt lợn như hiện nay.

Một nguyên nhân khác là khi đồng Nhân dân tệ (NDT) phá giá tới 4,6% thì hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ có giá thấp hơn 5%. Điều này tạo ra lợi thế cho Trung Quốc là tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu, nhưng cũng tạo sức ép cho hàng hóa của thế giới, trong đó bao gồm hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc cũng phải hạ giá mới vào được. Điều này tạo nên sức ép khiến hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc kể cả chính ngạch và tiểu ngạch đều sẽ bị giảm giá. Tác động do giảm giá sẽ dẫn đến giá

trị xuất khẩu giảm ở 2 khía cạnh: một là, do giá giảm khoảng 5%; hai là, do hàng Việt Nam đắt (vì đồng Việt Nam bị định giá cao trong suốt thời kỳ lạm phát 2 con số từ 2008-2011) nên không thể giảm giá sâu hơn, do đó làm giảm khối lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

Lấy ví dụ trường hợp xuất khẩu hạt điều loại W320 cho Trung Quốc với giá 8.000 USD/tấn, trước đây khách hàng Trung Quốc chỉ phải trả 48.880 NDT (tỉ giá cũ là 1 USD = 6,1162 NDT), nay khách hàng sẽ phải trả là 49.840 NDT (tỉ giá mới 1 USD = 6,2298 NDT). Như vậy, khách hàng nhập khẩu sẽ phải tăng giá bán hoặc tìm cách giảm giá mua xuống để bù cho chi phí này. Và thông thường khách hàng Trung Quốc ép giá để giảm giá mua nhằm tăng sức cạnh tranh sản phẩm của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2016  Thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 66)