2.1.2 .Tình hình kinh tế khu vực và thế giới
2.2. Phân tích thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam-Trung Quốc
2.2.2.2 Cơ cấu hàng xuất khẩu sang Trung Quốc
Với lợi thế của mình, Việt Nam đã tập trung xuất khẩu sang Trung Quốc vào 4 nhóm hàng chính, với khoảng 100 mặt hàng là:
- Nhóm nguyên nhiên liệu: dầu thô, than, quặng kim loại, các loại hạt có dầu, dược liệu (cây làm thuốc)…
-Nhóm nông sản: lương thực (gạo, sắn khô), rau củ quả (đặc biệt là các loại hoa quả nhiệt đới như: chuối, xoài, chôm chôm, thanh long…), chè, hạt điều… Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hoa quả, nông sản chủ lực của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 31,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc và 20,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Ngoài ra, Trung Quốc còn là thị trường nhập khẩu thứ hai về hạt điều, gỗ, các sản phẩm từ gỗ.
-Nhóm thuỷ sản: thuỷ sản tươi sống, thuỷ sản đông lạnh, một số loại mang tính đặc sản như: rắn, rùa, ba ba… Trung Quốc là thị trường nhập khẩu thủy sản đứng thứ tư của Việt Nam.
-Nhóm hàng tiêu dùng: hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, đồ gỗ cao cấp, bột giặt, bánh kẹo…
Có thể thấy là những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc là các hàng hóa thô, sơ chế, có giá trị gia tăng thấp. Đặc biệt, trong số khoảng 100 mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ có khoảng 10 mặt hàng có giá trị tương đối lớn và có tính ổn định. Trong đó, điện thoại các loại và linh kiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc (năm 2015 chiếm 40,26%).
Cùng với thời gian và nỗ lực của các tổ chức và doanh nghiệp có liên quan, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã có cải thiện theo chiều hướng tích cực. Nếu trong giai đoạn 2000 - 2006, Việt Nam chủ
yếu xuất khẩu nhóm hàng xăng dầu và các hàng hóa sơ chế (87,5%, gồm lương thực, thực phẩm sơ chế và công nghiệp trung gian sơ chế), thì trong giai đoạn 2010 – 2016, nhóm hàng này đã giảm còn khoảng 30,0%. Đồng thời, các nhóm hàng qua chế biến, hàng hóa thâm dụng vốn nhiều hơn xuất sang Trung Quốc đã có sự tăng trưởng tốt về giá trị và cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy vậy, xét về hàm lượng công nghệ, hàng xuất khẩu của Việt Nam, mặc dù có cải thiện, song hàm lượng công nghệ trong xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn chậm được cải thiện và vẫn thua kém phần lớn các nước trong khu vực. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, hàng xuất khẩu Việt Nam chỉ hơn được Indonesia về tỷ lệ công nghệ cao, còn lại đều kém một số nước ASEAN và bị bỏ xa so với Hàn Quốc và Nhật Bản. Như vậy, có thể nói, việc các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ trung bình không được cải thiện, trong khi các sản phẩm này lại phản ánh mức độ công nghiệp hóa thực sự, là một điểm đáng chú ý đối với Việt Nam.
Trong khi đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc hầu như không đổi, chỉ chiếm trên dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, mặc dù có sự gia tăng nhẹ sau 2010 (lên 15%) và 2011 (16,69%) nhưng sau đó lại lên xuống thất thường vào những năm tiếp theo ( 13,6% vào năm 2013 và 16,69% vào năm 2016). Đến cuối giai đoạn nghiên cứu, tức là năm 2016, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 21,6 tỷ USD, chiếm gần 17% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước nhưng vẫn ở mức khá thấp so với tiềm năng của Việt Nam. Do đó dẫn đến tình trạng thâm hụt thương mại với Trung Quốc gia tăng nhanh, tăng lên con số kỷ lục là 32,3 tỷ USD trong năm 2015.
Nếu như so sánh với các nước trong ASEAN, Malaysia và Thái Lan đều xuất siêu sang Trung Quốc. Indonesia và Philippines cũng nhập siêu từ
Trung Quốc nhưng không đáng kể, vào khoảng dưới 5 tỉ USD vào năm 2013. Chỉ riêng Singapore và Việt Nam là hai nước nhập siêu nhiều nhất từ Trung Quốc. Tuy nhiên mức độ nhập siêu của Việt Nam năm 2013 đạt tới 23,7 tỉ USD, gấp đôi Singapore.
Sự thâm hụt cán cân thương mại Singapore với Trung Quốc có thể giải thích bởi việc Singapore là điểm trung chuyển hàng hóa lớn trong khu vực. Singapore nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc và xuất khẩu sang các quốc gia khác. Còn tại sao các nước khác như Thái Lan, Malaysia lại có thặng dư thương mại với Trung Quốc trong khi Việt Nam thâm hụt thương mại? Vì quan hệ thương mại của các nước này với Trung Quốc là theo chiều ngang, có tính chất quan hệ Nam – Nam: nghĩa là cùng nhập và xuất những mặt hàng tương tự, chủ yếu là hàng công nghiệp. Các nước này đều có những điều chỉnh chính sách để tăng tỷ lệ nhập khẩu công nghệ, máy móc và giảm tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu và chủ động phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất và thay thế nhập khẩu bằng các biện pháp ưu tiên. Ở các quốc gia này có sự kết hợp linh hoạt giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Trong khi đó ngược lại, quan hệ thương mại của Việt Nam với Trung Quốc theo hàng dọc,
có tính chất Bắc – Nam: có nghĩa là Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm
thô, khoáng sản, nông sản nhiệt đới và nhập khẩu chủ yếu công nghệ, máy móc, thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là nguyên liệu cho các ngành hàng xuất khẩu như da giáy, dệt may, điện tử,…
Như vậy, hiện tượng nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc của Việt Nam là điều khác biệt với các quốc gia trong khu vực.