2.3.2 .Các tác động tiêu cực
2.3.2.3 .Gian lận thƣơng mại, buôn lậu
3.3. Một số giải pháp phát triển thƣơng mại Việt – Trung trong giai đoạn
3.3.4. Nhóm giải pháp về chống gian lận thương mại và buôn bán biên mậu
Là khu vực rộng lớn, biên giới Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc là một địa bàn chiến lược, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước. Trong bối cảnh ấy, thị trường biên giới có vị trí trung tâm, chiến lược trong hệ thống thị trường nội địa thống nhất ở một quốc gia mà đa phần dân chúng làm nông nghiệp. Khi đã xác định rằng, sự phát triển của các tỉnh phía nam Trung Quốc là một trong những tiền đề cho sự phát triển của vùng biên giới phía Việt Nam, thì việc đầu tư cho vùng biên giới nước ta ở cả “môi trường cứng” (xây dựng kết cấu hạ tầng…) và “môi trường mềm” (các chính sách ưu đãi về thuế quan, giá cả) cần được thay đổi.
“Buôn bán tiểu ngạch” đặt ra đồng thời hai loại vấn đề có liên quan, đó là tiếp tục cùng phía Trung Quốc xem lại các thỏa thuận giữa hai bên để sửa đổi, bổ sung các giải pháp thích hợp với tình hình mới cũng như tạo ra sự hợp tác có tính tổ chức giữa các doanh nghiệp nước ta để bảo đảm giá cả hợp lý của hàng Việt Nam khi xuất khẩu qua biên giới với Trung Quốc. Như vậy, cần chú ý một số vấn đề, như: Rà soát lại những hiệp định giữa hai bên để có những điều chỉnh phù hợp cũng như nâng cao tính hiệu lực của các điều khoản đã cam kết; điều chỉnh và bổ sung các chính sách giữa Việt Nam và Trung Quốc theo hướng tạo cơ chế mở hơn nữa cho hoạt động thương mại trên các hành lang; hoàn thiện chính sách thuế, hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật, tạo môi trường thuận lợi cho thương mại và đầu tư như cơ chế xuất, nhập cảnh;
áp dụng chính sách ưu đãi tài chính đối với vùng kinh tế cửa khẩu; cải thiện hệ thống thanh toán, tăng cường sự phối hợp, trao đổi định kỳ các biện pháp quản lý và giám sát buôn bán biên giới.
Bên cạnh đó, cần hoàn chỉnh dự thảo Đề án tổng thể chung về xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt - Trung để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét. Sau khi có ý kiến chỉ đạo, các tỉnh có cặp cửa khẩu nằm trong Khu hợp tác kinh tế biên giới Việt Nam - Trung Quốc sẽ triển khai thực hiện trên cơ sở những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của từng địa phương.