.Các tác động tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2016  Thực trạng và giải pháp (Trang 68)

2.3.1.1. Phát triển thương mại và đẩy mạnh xuất khẩu

Trong 3 nước Việt Nam có chung biên giới (Trung Quốc, Lào, Campuchia), tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc có hoạt động thương mại nhộn nhịp nhất, chiếm 85% tổng kim ngạch mua bán, trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới của Việt Nam (tuyến biên giới Việt- Lào

chiếm 4% và tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia chiếm 11%). Thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc giúp tiêu thụ một lượng lớn nông sản của Việt Nam. Hoạt động thương mại biên giới với thị trường Trung Quốc đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương biên giới, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên những địa bàn biên giới trọng yếu. Hoạt động thương mại biên giới còn đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào các khu vực miền núi, biên giới xa xôi của nước ta.

Lấy ví dụ như trường hợp khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Hà Giang. Nhờ phát triển hoạt động thương mại biên giới Việt – Trung, khu kinh tế này đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của các cửa khẩu của tỉnh từ năm 2010 đến 2016 đạt 2.166,84 triệu USD; trong đó năm 2010 đạt 195,2 triệu USD, năm 2011 đạt 314,9 triệu USD, năm 2012 đạt 357,2 triệu USD, năm 2013 đạt 308,7 triệu USD, năm 2014 đạt 272,15 triệu USD, năm 2015 đạt 313,4 triệu USD và 2016 đạt 405,3 triệu USD.

2.3.1.2. Phát triển cơ sở hạ tầng

Việc phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước đã góp phần hình thành các khu thương mại, dịch vụ phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hệ thống kho ngoại quan, kho hàng được mở rộng, đáp ứng tốt yêu cầu lưu chuyển hàng hóa. Ngoài ra, toàn bộ hệ thống đường giao thông ở các vùng cửa khẩu đã được xây dựng, cải tạo, nâng cấp. Điển hình như Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với các địa phương để cải tạo nhiều tuyến đường tới các cửa khẩu chính như đoạn Tiên Yên – Móng Cái dài trên 90km, tuyến đường Lộc Bình – Chi Ma dài 18km, khôi phục và khai thông hai tuyến đường sắt liên vận quốc tế quan trọng là Hà Nội – Đồng Đăng – Bằng Tường, Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh.

2.3.1.3. Tác động thu hút nguồn FDI Trung Quốc vào Việt Nam

Theo số liệu từ Tổng cục hải quan, từ năm 2010 trở lại đây, vốn FDI từ Trung Quốc tăng nhanh chóng, từ vài trăm triệu USD lên đến vài tỷ USD. Đến năm 2016, vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đạt mức 1,26 tỷ USD, chiếm 8,3% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Điều này đã tạo nên những tác động tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam, cụ thể như sau:

-Bổ sung nguồn vốn, góp phần vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Hiện nay, Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế về mọi mặt, do đó nhu cầu về vốn trở nên rất cấp thiết. Mặc dù về dài hạn, vốn trong nước có ý nghĩa quyết định nhưng vốn nước ngoài (bao gồm vốn ODA, vốn FDI và vốn đầu tư gián tiếp) vẫn là nguồn đóng vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta.

-Tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế: Xuất khẩu thông qua FDI với Trung Quốc là cần thiết đối với Việt Nam trong giai đoạn mở cửa đầu tiên. Có một số lý do nhất định lý giải vấn đề này. Thứ nhất, hàng hoá của Việt Nam nhìn chung chưa có danh tiếng trên thị trường Châu Á và thế giới. Thứ hai, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu kém trong so sánh với các công ty đầy kinh nghiệm của các nước khác, xuất khẩu qua FDI của Trung Quốc là một con đường thuận lợi. Nói tóm lại, FDI là một hình thức có hiệu quả giúp hàng hoá Việt Nam tiếp cận các thị trường xuất khẩu ở Trung Quốc cũng như một số nước châu Á. Mặt khác, hoạt động xuất khẩu của khu vực FDI đã góp phần mở rộng thị trường nội địa của Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển của các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ khách sạn, du lịch, các dịch vụ ngoại tệ, dịch vụ kinh doanh, và tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu tại chỗ hoặc tiếp cận với thị trường quốc tế.

-Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá: Trong đóng góp đó của các doanh nghiệp FDI nói chung vào việc chuyển đổi nền kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hoá, có đóng góp của các doanh nghiệp FDI Trung Quốc. Cụ thể, đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam trong những năm qua có sự chuyển hướng từ lĩnh vực công nghiệp nhẹ và công nghiệp hàng tiêu dùng sang các lĩnh vực xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo. Hiện nay, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc có mặt trên 52 tỉnh, thành của Việt Nam. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc cũng đã hướng đến một số tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc của Việt Nam, trong đó có một số tỉnh có cơ sở hạ tầng kém, trình độ phát triển thấp, khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài như Lào Cai (27 dự án), Lạng Sơn (20 dự án), Cao Bằng (8 dự án), Lai Châu (2 dự án). Điều này đã góp phần vào đẩy nhanh tiến trình đô thị hoá và hiện đại hoá các vùng lạc hậu, thu hẹp sự chênh lệch phát triển giữa các tỉnh nghèo và lạc hậu phía Bắc với các vùng khác của Việt Nam.

-Bổ sung nguồn cho Ngân sách nhà nước: Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào ngân sách ngày càng tăng.

-Cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán: Khi luồng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam ngày một tăng thì tác động của các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc đối với cán cân thanh toán của Việt Nam là hoàn toàn tích cực. Tuy nhiên, tác động tích cực chỉ thực sự xảy ra khi kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc tại Việt Nam ngày càng tăng, nhưng các doanh nghiệp này không tăng mạnh hơn về kim ngạch nhập khẩu; hoặc giá trị các giao dịch thanh toán lãi suất và cổ tức không tăng mạnh; hoặc FDI của Trung Quốc cần tập trung vào những ngành mà Việt Nam có lợi thế so sánh, những ngành hướng về xuất khẩu, chứ không phải vào những

ngành thay thế nhập khẩu được bảo hộ; hoặc các nhà đầu tư Trung Quốc không tìm cách chuyển nhiều lợi nhuận về nước và chuyển vốn ra nước ngoài.

-Tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực: Các công ty FDI của Trung Quốc cũng đã góp phần nhất định vào việc tạo việc làm, nâng cao mức sống nhân dân. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2010, các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc ở Việt Nam trực tiếp hoặc gián tiếp thu hút và tạo cơ hội việc làm cho 200.000 người lao động của Việt Nam, chiếm 5 % lao động làm việc trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Ngoài ra, FDI của Trung Quốc còn góp ph ần đào tạo cho Việt Nam một đội ngũ những nhà quản lí, người lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề, thông thạo tiếng Trung Quốc và có tác phong lao động công nghiệp, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm lao đô ̣ng nông nghiê ̣p, tăng lao đô ̣ng công nghiê ̣p và di ̣ch vu ̣.

2.2.3.Các tác động tiêu cực

2.3.2.1.Tình trạng nhập siêu và cơ cấu hàng hóa trao đổi thương mại

Từ phân tích thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, có thể thấy vấn đề nổi cộm hiện nay đối với Việt Nam là tình trạng nhập siêu rất lớn từ Trung Quốc. Số lượng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc trong hơn một thập kỷ qua ngày càng tăng. Đây là một vấn đề có những tác động rất sâu rộng không chỉ ở hiện tại mà cả về mặt dài hạn đối với toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.

Trước tiên, chúng ta đã biết mặt trái của vấn đề nhập siêu lớn là nền kinh tế sẽ phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc và chứa đựng những ảnh hưởng tiêu cực về mặt kinh tế-xã hội ( như lạm phát tăng, thất nghiệp tăng, nguồn cầu về ngoại hối tăng ảnh hưởng đến tỷ giá và làm tăng nợ công…).

Ngoài ra, với cán cân thương mại chú trọng vào nhập các yếu tố đầu vào như hiện tại thì ở một mức độ nhất định, sản xuất trong nước sẽ phụ thuộc và

bị chi phối bởi nguồn cung từ Trung Quốc. Điều này sẽ dẫn đến những rủi ro về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi mà công nghệ, máy móc, thiết bị, hàng hóa nguyên vật liệu đầu vào của Trung Quốc có chất lượng thường ở mức trung bình và thấp. Mặt khác, xuất khẩu sang Trung Quốc với tỷ trọng không tương xứng và chủ yếu là những hàng nguyên liệu thô, hàng có giá trị gia tăng thấp (như mặt hàng nông sản) đã không đóng góp hiệu quả vào việc tạo ra được sự phụ thuộc theo chiều ngược lại từ phía Trung Quốc vào Việt Nam. Vì vậy mối quan hệ thương mại Việt-Trung đã trở thành một mối quan hệ mất cân đối, với sự phụ thuộc lớn nghiêng về phía Việt Nam. Thực tế, Việt Nam đang thiếu những chiến lược, chính sách cụ thể trong việc phát triển các mặt hàng cho xuất khẩu sang Trung Quốc. Điều này đã dẫn đến tình trạng tự phát trong các hoạt động sản xuất, thu mua của các doanh nghiệp và địa phương.

Đồng thời, nhìn từ quy mô có thể nhận thấy, hiện nay, nếu so với những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất còn Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Các quốc gia và khu vực còn lại cũng nắm giữ những vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế của Việt Nam (Xem bảng 2.5 sau đây).

Bảng 2.4: Các đối tác thƣơng mại quan trọng của Việt Nam năm 2015 Thị trƣờng xuất khẩu Thị trƣờng nhập khẩu

Quốc gia Kim ngạch (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Quốc gia Kim ngạch (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Mỹ 33,7 29,6 Trung Quốc 49,4 39,1

EU 31,1 27,3 Hàn Quốc 27,6 21,9 ASEAN 18,0 15,8 ASEAN 23,9 18,9 Trung Quốc 17,1 14,9 Nhật Bản 14,4 11,4 Nhật Bản 14,2 12,4 Đài Loan 11,0 8,7 Tổng kim ngạch xuất khẩu 114,1 100,0 Tổng kim ngạch nhập khẩu 126,3 100,0

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy, Việt Nam xuất siêu chủ yếu sang khối các nước phát triển Mỹ, EU, Nhật Bản…; trong khi đó lại nhập siêu chủ yếu từ các nước và vùng lãnh thổ châu Á thuộc khối các nước đang phát triển như Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc… Có thể thấy sự nhập siêu này không phải từ khu vực có trình độ công nghệ cao, công nghệ nguồn và có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế xã hội của Việt Nam, làm ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế cũng như chuyển đổi nền kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu. Nói một cách khác,Việt Nam đang “bán hộ” hàng Trung Quốc sang Mỹ… vì Việt Nam chủ yếu nhập nguyên, vật liệu của Trung Quốc về gia công và xuất khẩu sang các thị trường EU, Mỹ, phần giá trị gia tăng có được là rất ít.

2.3.2.2. Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đe dọa sức khỏe người tiêu dùng và gây ô nhiễm môi trường

Việc Việt Nam nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc đã khiến cho nước ta có nguy cơ trở thành “bãi phế thải” các loại hàng hóa kém chất lượng của Trung Quốc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và môi trường sống.

Do Việt Nam thiếu các hàng rào kỹ thuật để kiểm soát hàng kém chất lượng nên lâu nay chúng ta đã trở thành nơi tiêu thụ các loại hàng hóa chất lượng kém của Trung Quốc. Trên thị trường Việt Nam đủ các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vứt đi vẫn đang tồn tại đầy rẫy ngoài chợ, thậm chí cả trong siêu thị: gà thải loại, trứng gà giả, trái cây, rau quả tẩm ướp hóa chất độc hại, gừng tỏi, gia vị, và thậm chí các loại phụ gia gây ung thư cũng được nhập về và bày bán khắp nơi. Ví dụ như Cục Bảo vệ thực vật đã công bố nho Trung Quốc chứa hóa chất vượt ngưỡng 3-5 lần, được bày bán tại Việt Nam dưới mác “nho Mỹ” để đánh lừa người tiêu dùng với giá 40.000-60.000 đồng nhưng giá gốc trên hóa đơn chỉ có 6.000 đồng/kg. Táo Trung Quốc được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại, lê Trung Quốc chứa thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người. Với lợi thế giá rẻ và không bị ràng buộc về mặt chất lượng, nên các mặt hàng phổ thông, có tác động trực tiếp đến sự an toàn của người dân như đồ gia dụng, rau củ quả, trái cây “Made in China” được nhập về Việt Nam một cách thoải mái qua con đường tiểu ngạch. Tính trung bình, mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn trái cây được nhập về Việt Nam. Và trên thực tế đã có rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, gây nguy hại đến sức khỏe người dân vẫn thường xảy ra.

Ngoài ra, các hàng hóa có sử dụng hóa chất và thiết bị công nghệ lạc hậu này cũng gây ô nhiễm môi trường nặng nề, nguồn đất đai, nguồn nước, nguồn không khí bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, việc lạm dụng phân bón hóa học liều lượng mạnh nhập từ Trung Quốc trong nông nghiệp cũng sẽ làm cho đất đai bị thoái hóa nhanh, các động vật có ích trên đồng ruộng như tôm, cua, cá… bị chết, điều này làm mất đi tính đa dạng sinh học và làm mất cân bằng sinh thái.

2.3.2.3.Gian lận thương mại, buôn lậu

Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại ở các cửa khẩu với Trung Quốc ngày càng gia tăng và khó kiểm soát. Một trong những nguyên nhân là ngoài các cửa khẩu quốc tế còn có hàng chục cửa khẩu tiểu ngạch và hàng trăm đường đi dọc tuyến biên giới, tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng nhập lậu và khiến cho việc quản lý an ninh khu vực biên giới rất khó khăn.

Ngoài ra, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại còn gây nhiều hệ lụy khác. Hiện tượng buôn lậu đã lôi cuốn một lực lượng lao động không hề nhỏ tham gia. Ở một số địa phương, nhiều người lao động bỏ sản xuất, trẻ em bỏ học hành làm “cửu vạn” gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Không những thế, buôn lậu còn làm gia tăng tình trạng tham nhũng, làm tha hóa một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước, thậm chí ngay trong lực lượng chống buôn lậu, khiến bộ máy công chức bị suy thoái đạo đức, gây mất niềm tin trong nhân dân.

2.3.2.4.Vấn đề lao động nhập cư từ Trung Quốc vào Việt Nam

Vấn đề người lao động Trung Quốc sang Việt Nam làm việc sau các dự án FDI của Trung Quốc ngày càng phức tạp. Số lượng công nhân và nhà quản lý Trung Quốc có mặt ở hầu hết các công trình của Trung Quốc đầu tư hoặc nhận thầu ở Việt Nam. Lao động Trung Quốc áp đảo về lực lượng nên số ít lao động người Việt Nam may mắn tìm được việc ở đây thường chịu những đối xử không công bằng. Theo thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình, trên công trường xây dựng Nhà máy đạm Ninh Bình có tới 1.988 người Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2016  Thực trạng và giải pháp (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)