2.1.2 .Tình hình kinh tế khu vực và thế giới
2.2. Phân tích thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam-Trung Quốc
2.2.1. Thực trạng tình hình nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc
2.2.1.1 Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu
Thị trường nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu tập trung tại Châu Á. Theo thống kê của Tổng cục hải quan năm 2016, kim ngạch với khu vực Châu Á đạt hơn 140,76 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, và chiếm tỷ trọng 80,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Trong đó, thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc với kim ngạch gần 49,9 tỷ USD, tăng 0,9%, và chiếm tỷ trọng 28,7%; đứng thứ 2 là thị trường Hàn Quốc đạt kim ngạch 32,03 tỷ USD, tăng 15,9%, chiếm tỷ trọng 18,4%; thị trường Nhật Bản đạt kim ngạch hơn 15,03 tỷ USD, tăng 4,7%, chiếm tỷ trọng 8,6%...
Châu Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam với kim ngạch gần 14,5 tỷ USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước; thị trường Châu Âu đạt kim ngạch gần 13,43 tỷ USD, tăng 9,5%. Trong đó thị trường EU (28 nước) đạt kim ngạch hơn 11,07 tỷ USD, tăng 6,18%, chiếm tỷ trọng 6,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Biểu đồ dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ thị trường Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam.
Biểu đồ 2.1. 10 thị trƣờng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2016
(Nguồn: Tổng cục hải quan)
Nhìn vào biểu trên ta nhận thấy, Việt Nam nhập siêu chủ yếu từ các nước và vùng lãnh thổ châu Á thuộc khối các nước đang phát triển, như Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc… Có thể thấy sự nhập siêu này không phải từ khu vực có trình độ công nghệ cao, công nghệ nguồn và có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế - xã hội của Việt Nam, làm ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế cũng như chuyển đổi nền kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu. Nói cách khác,Việt Nam đang “bán hộ” hàng
Quốc về gia công và xuất khẩu sang các thị trường EU, Mỹ, phần giá trị gia tăng có được là rất nhỏ.
Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, cùng với sự gia tăng của tổng giá trị nhập khẩu, nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam tăng mạnh dần qua các năm, đặc biệt bắt đầu từ năm 2007. Giá trị nhập khẩu gấp khoảng 2-3 lần giá trị xuất khẩu và không có dấu hiệu thu hẹp. Cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc luôn âm, đặc biệt năm 2014, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc là lớn nhất với 28,8 tỷ USD.
Biểu đồ 2.2. Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 2001- 2016
Đơn vị: Tỷ USD
(Nguồn: Tổng cục hải quan)
Nếu năm 2001, nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ chiếm 9,94% tổng giá trị nhập khẩu, thì đến năm 2015, tỷ lệ này đã lên tới 30,29% và đến năm 2016 đạt 28,78% tổng giá trị nhập khẩu.
Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc trong tổng giá trị nhập khẩu (Đơn vị: %)
(Nguồn: Tổng cục hải quan)
Bảng 2.1. Xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2016 (Đơn vị: Tỷ USD)
Các năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Việt Nam xuất khẩu sang
Trung Quốc 7,7 11,6 12,3 13,1 14,9 17,1 21,8 Việt Nam nhập khẩu từ Trung
Quốc 20,2 24,8 28,7 36,8 43,7 49,4 49,7 Thặng dư của Trung Quốc (hay
thâm hụt của Việt Nam) 12,5 13,2 16,4 23,7 28,8 32,3 27,9
(Nguồn: Tính theo số liệu thống kê xuất nhập khẩu hàng năm)
Qua những con số thống kê trên đây, ta thấy kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2001, Việt Nam liên tục nhập siêu từ Trung Quốc với xu hướng ngày càng tăng. Cụ thể, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc năm 2002 là 0,64 tỷ USD (gấp hơn 3 lần so với khoảng 0,19 tỷ USD của năm 2001); năm 2005 lên gần 2,7 tỉ USD (gấp 14
(gấp hơn 152 lần) và năm 2015 đạt tới mức kỷ lục 32,4 tỷ USD, tăng hơn 12,1% so với năm 2014, và gấp hơn 170 lần năm 2001. Điều đáng lo là, nhập siêu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng nhập siêu của Việt Nam đối với toàn thế giới.
Xem xét cụ thể hơn ta thấy, trong giai đoạn 2010-2016, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của nhập khẩu Việt Nam từ Trung Quốc đạt khoảng 32,10%, gấp 1,5 lần tốc độ tăng của xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc (tăng khoảng 21,20%), và cao hơn hẳn tốc độ tăng nhập khẩu nói chung của cả nước trong cùng giai đoạn. Về giá trị, nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng khoảng 24,6 lần sau 6 năm, từ 20,2 tỉ USD năm 2010 lên 49,7 tỉ USD năm 2016. Song song với đó, giá trị hàng xuất khẩu Việt Nam - Trung Quốc cũng tăng lên 28,3 lần từ mức 7,7 tỉ USD năm 2010 lên 21,8 tỉ USD năm 2016. Tuy nhiên, thâm hụt thương mại của Trung Quốc và Việt Nam ngày càng lớn và kéo dài. Nếu năm 2001, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm chưa đến 10,0% tổng nhập khẩu của Việt Nam, thì đến năm 2011, tỷ lệ này đã là 23,0% (gấp 2,3 lần) và năm 2016 là 29,9%, gấp 3 lần. Trong khi đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc hầu như không đổi, chỉ chiếm trên dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tốc độ gia tăng nhập khẩu từ Trung Quốc liên tục lớn hơn tốc độ gia tăng xuất khẩu sang thị trường này và giá trị nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc gấp khoảng 2- 3 lần giá trị xuất khẩu và chưa thấy dấu hiệu thu hẹp, đã và đang khiến tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng.
Đó là chỉ tính theo những thống kê chính thức của Việt Nam, còn nếu tính cả các con số phi chính thức theo đường tiểu ngạch và buôn lậu...; hoặc nếu theo các thống kê của Trung Quốc, thì tỷ trọng hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc còn cao hơn và lên đến gần 50% tổng kim ngạch nhập khẩu. Như vậy, có thể nói, một nền kinh tế với quy mô chỉ chừng hơn 216 tỷ
USD tính đến thời điểm 2016 mà giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu với Trung Quốc lại lên đến mức xấp xỉ 70 tỷ USD (tức là bằng khoảng 1/3 GDP, theo thống kê của Việt Nam) hoặc xấp xỉ 100 tỉ USD (tức chừng gần ½ GDP, theo thống kê của Trung Quốc), xem ra Việt Nam đã trở thành “một bộ phận không thể tách rời” của nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam trên thực tế đang trở thành “sân nhà” cho các sản phẩm “Made in China”. Có thể nói, cùng với thời gian, đây đang trở thành một mối lo thực sự khi mức độ phụ thuộc của thương mại Việt Nam đối với Trung Quốc đang ngày càng lớn hơn.
Nếu so sánh tương quan giữa cán cân thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc so với các nước khác trên thế giới ta càng thấy rõ thực trạng thâm hụt nặng nề của Việt Nam với Trung Quốc (xem biểu đồ 2.4 dưới đây). Điều này cho thấy Việt Nam đang phải dùng thặng dư thương mại với các quốc gia khác để bù đắp cho thiếu hụt thương mại nặng nề với Trung Quốc; hay nói cách khác, Việt Nam đang xuất khẩu hộ cho Trung Quốc. Tuy nhiên, đáng tiếc là, khả năng bù đắp này cũng đang có chiều hướng giảm dần, do nhập siêu từ Trung Quốc vẫn tăng nhanh trong khi xuất khẩu sang các thị trường khác bị thu hẹp vì nhiều lý do.
Biểu đồ 2.4. So sánh cán cân thƣơng mại của Việt Nam với các đối tác
2.2.1.2. Cơ cấu hàng nhập khẩu
Trung Quốc chiếm tỷ trọng rất cao trong một số sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam như máy móc, thiết bị, sản phẩm và linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu dệt may, giày da, điện thoại các loại và linh kiện, v.v. Các sản phẩm này đồng thời cũng nằm trong 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Biểu đồ 2.5 Các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc giai đoạn 2009- 2015
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Trung Quốc năm 2016
(Nguồn: Tổng cục hải quan)
Qua những số liệu trên ta có thể nhận định về cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc như sau:
- Về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng: Việt Nam
nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng từ 37 nước trên thế giới, trong đó Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính, chiếm khoảng 20-30% tỷ trọng. Nguyên nhân là do máy móc, thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là máy mới, nhưng giá rẻ hơn máy của Nhật Bản, Đức... nên doanh nghiệp nhập khẩu về nhiều. Qua biểu đồ trên ta có thể thấy nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng từ 2009 đến 2016 vẫn tăng đều, chỉ giảm nhẹ vào năm 2012 với hơn 4,2 tỷ USD, mức cao nhất là năm 2015 đạt trên 8 tỷ USD. Máy móc nhập khẩu từ Trung Quốc thuộc đủ chủng loại đa dạng, từ lắp đặt dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp đến dùng trong văn phòng, máy dùng trong ngành nhựa, may mặc, thủy điện, v.v.
- Về nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Nhập
khẩu nhóm hàng này tăng nhanh qua các năm, đặc biệt là trong năm 2013, 2014, 2015. Đến hết năm 2016 nhập khẩu nhóm hàng này đạt hơn 20,1 tỷ USD, tăng 16,1% so với năm trước. Với mặt hàng điện thoại và linh kiện, Trung Quốc cũng là thị trường cung ứng nhiều nhất với 3,63 tỷ USD vào năm 2016, chiếm hơn 60% tổng sản phẩm điện thoại đã nhập. Con số này gần như áp đảo so với các nước khác mạnh về sản phẩm này như Nhật Bản, Hàn Quốc. Ở mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và kinh kiện, giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 3,3 tỷ USD trong năm 2016. Nhóm hàng này, nhà cung ứng Trung Quốc đứng vị trí thứ hai sau Hàn Quốc, nước đứng đầu đạt 8,49 tỷ USD năm 2016.
- Về nhóm hàng nguyên phụ liệu: Bao gồm vải các loại; nguyên phụ
liệu dệt, may, da, giày; xơ sợi dệt các loại; bông các loại. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tỷ trọng nhập khẩu nhóm ngành hàng này có xuất xứ từ Trung Quốc chiếm 42,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu của cả nước từ tất cả các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới. Cụ thể, tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong năm 2016 đạt gần 20 tỷ USD, tăng 11,4% so với năm trước, chiếm tỷ trọng gần 10% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Trên thực tế, kim ngạch nhập khẩu hàng nguyên liệu dệt may về Việt Nam chủ yếu do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập. Riêng nguyên phụ liệu dệt may, da giày đã đạt là 3,9 tỷ USD; ngoài ra, còn một số mặt hàng khác như: vải các loại 6,9 tỷ USD, xơ, sợi dệt các loại là 1,2 tỷ USD trong năm 2016.
Các thị trường cung cấp các nguyên phụ liệu trên cho Việt Nam chủ yếu gồm: Trung Quốc chiếm 42,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, với trị giá hơn 5,83 tỷ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ
năm trước; thị trường Hàn Quốc đứng thứ 2 với trị giá gần 2,11 tỷ USD năm 2016 và chiếm tỷ trọng 15,4%; thị trường Đài Loan đạt gần 1,69 tỷ USD, giảm 4,5%, chiếm tỷ trọng 12,3%.
Biểu đồ dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ Trung Quốc là thị trường cung cấp vải và các nguyên phụ liệu dệt may, da, giầy lớn nhất của Việt Nam.
Biểu đồ 2.7. 5 thị trƣờng cung cấp vải các loại và nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy cho Việt Nam giai đoạn 2014-2016
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
- Về nhập khẩu sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép: Nhập khẩu sắt thép các loại cũng duy trì từ 2001 đến 2016 và đạt gần 13,92 triệu tấn, trị giá hơn 5,84 tỷ USD vào năm 2016, chiếm 4,8% tổng lượng nhập khẩu của năm.
Các thị trường cung cấp sắt thép các loại chủ yếu cho Việt Nam chủ yếu gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Nguyên nhân lượng sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc luôn có giá thấp hơn nhiều so với giá sắt thép của các doanh nghiệp sản xuất trong nước và giá sắt thép Việt Nam xuất khẩu vì năng lực sản xuất ngành thép của Trung Quốc đạt hàng tỷ tấn mỗi năm,
khoảng 30% được sử dụng trong nước còn hầu hết là để xuất khẩu ra nước ngoài. Thép Trung Quốc có lợi thế sản xuất quy mô lớn, lại được chính sách hỗ trợ giá khi xuất khẩu từ Chính phủ, các ngân hàng xuất khẩu của nước này. Do đó, giá thép Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh rất lớn và nếu so sánh ngang giá, thép Trung Quốc không có đối thủ cạnh tranh.
- Về nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu: Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu
trong giai đoạn này cũng tăng đều nhưng chiếm tỷ trọng ít hơn so với các mặt hàng khác. Nếu như năm 2010 đạt trị giá 193 triệu USD thì đến năm 2016 con số này đã lên đến 4,47 tỷ USD.
Các thị trường cung cấp chất dẻo nguyên liệu chủ yếu cho Việt Nam chủ yếu gồm: Hàn Quốc đạt kim ngạch 860 triệu USD, chiếm tỷ trọng 19,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước trong năm 2016; Ả Rập Xê Út với 704 triệu USD, chiếm tỷ trọng 15,8%; Đài Loan với kim ngạch 678 triệu USD, chiếm tỷ trọng 15,2%...
- Kim loại thường khác: Nhập khẩu kim loại thường khác trong năm
2016 đạt 1,4 triệu tấn, trị giá gần 3,51 tỷ USD, tăng 39,3% về lượng, và 15,2% về trị giá so với năm 2015.
Các thị trường cung cấp kim loại thường cho Việt Nam chủ yếu gồm: Trung Quốc; Hàn Quốc, Australia.
- Xăng dầu các loại: Trong năm 2016, cả nước nhập khẩu nhập khẩu
nhóm hàng này đạt 8,66 triệu tấn, trị giá hơn 3,4 tỷ USD, tăng 22,3% về lượng, giảm 14,6% về trị giá so với năm 2015.
Các thị trường cung cấp xăng dầu chủ yếu cho Việt Nam chủ yếu gồm một số thị trường chủ yếu sau: Hàn Quốc, Singapore, tiếp theo là thị trường Malaixia.
Như vậy, có thể thấy những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các hàng thành phẩm có giá trị gia tăng cao bao gồm máy
móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đi kèm, sắt thép các loại, nguyên phụ liệu và hàng dệt may, da giày.
Bên cạnh đó, tỉ trọng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc trong tổng nhập siêu chung của Việt Nam đã tăng đột biến qua các năm. Theo thống kê của Tổng cục hải quan, tổng nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng từ 18% năm 2001 (0,19 tỷ USD so với 1,1 tỷ USD) lên 64% năm 2007 (9,06 tỷ USD so với 14,1 tỷ USD), 86% năm 2009 (11,04 tỷ USD so với 12,9 tỷ USD), hơn 100% năm 2010 (12,71 tỷ USD so với 12,6 tỷ USD) và 136% năm 2011 (13,47 tỷ USD so với 9,9 tỷ USD). Thậm chí, vào các năm 2012, 2013 và 2014, cán cân thương mại chung của Việt Nam đã thặng dư (dù ở mức thấp), thì cán cân thương mại riêng với Trung Quốc vẫn thâm hụt nặng nề, tương ứng là 16,4 tỉ USD, 23,70 tỉ USD và 28,9 tỉ USD. Đặc biệt, năm 2015, nhập siêu từ Trung Quốc gấp khoảng 9,6 lần so với mức nhập siêu chung.
Thực trạng thâm hụt nặng nề của Việt Nam với Trung Quốc và thặng dư của Việt Nam với phần còn lại của thế giới như đã phân tích ở trên cho thấy, Việt Nam đang phải dùng thặng dư thương mại với các quốc gia khác để bù đắp cho thiếu hụt thương mại nặng nề với Trung Quốc; hay nói cách khác, Việt Nam đang xuất khẩu hộ cho Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là, khả năng bù đắp này cũng đang có chiều hướng giảm dần, do nhập siêu từ Trung Quốc vẫn tăng nhanh trong khi xuất khẩu sang các thị trường khác bị thu hẹp vì nhiều lý do.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là những số liệu chính thức mà cơ quan chức năng thống kê được, chứ chưa tính đến giá trị hàng hoá nhập lậu từ Trung Quốc, vốn tràn lan trên thị trường Việt Nam. Phải chăng đó là một trong