Nhóm giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2016  Thực trạng và giải pháp (Trang 87 - 89)

2.3.2 .Các tác động tiêu cực

2.3.2.3 .Gian lận thƣơng mại, buôn lậu

3.3. Một số giải pháp phát triển thƣơng mại Việt – Trung trong giai đoạn

3.3.2. Nhóm giải pháp về thị trường

- Nghiên cứu thị trường Trung Quốc, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đang đối diện với nhiều khó khăn mới, một trong những vấn đề được quan tâm là kể từ ngày 01-6-2009, Luật An toàn thực phẩm của Trung Quốc đã chính thức có hiệu lực, thay thế Luật Vệ sinh thực phẩm trước đó. Doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ thị trường Trung Quốc, nắm được các hiệp định song phương và đa phương đã ký, ví dụ như các hiệp định song phương về kinh tế, thương mại, đầu tư, vận tải, hiệp định về khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN và Trung Quốc…, đồng thời, cần có chiến lược thâm nhập thị trường, dù có thể là nhỏ về quy mô nhưng phải có tầm nhìn, có chiến lược cụ thể đối với thị trường. Thay đổi tâm lý trông chờ vào việc buôn bán qua biên giới, vì đó chỉ là hình thức mang tính lịch sử và có thời gian chứ không thể kéo dài. Các hiệp hội ngành hàng Việt Nam phải là một điểm tựa để các doanh nghiệp chúng ta xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

- Cơ cấu lại các ngành hàng sản xuất trong nước để hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc. Đứng ở góc độ kinh doanh, lợi thế của Việt Nam khi nhập khẩu các mặt hàng từ Trung Quốc là giá cả hợp lý hơn so với nhiều thị trường khác, chi phí vận chuyển thấp hơn, từ đó tác động tích cực tới năng lực cạnh tranh của các ngành này. Nhưng với cơ cấu hàng nhập khẩu như vậy, có thể thấy, sản xuất của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng lớn từ Trung Quốc (đặc biệt là trong một số ngành xuất khẩu mũi nhọn như dệt may, da giày…), nhất là khi thị trường này có biến động. Hơn thế, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến động lực đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ, công nghệ mới - sạch của các doanh nghiệp cả trong nước và nước ngoài tại Việt Nam. Không chỉ là bạn hàng lớn nhất, mà còn là thị trường “dễ tính” nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN, Việt Nam trở thành thị trường bên ngoài hoàn hảo cho hàng hóa Trung Quốc, vì điều kiện kinh tế tương đồng, văn hóa tiêu dùng và chi phí vận chuyển thấp.

- Đa đạng hóa thị trường xuất nhập khẩu: Trong cơ cấu thương mại song phương hiện nay, Việt Nam cần và phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn là Trung Quốc cần đến Việt Nam, do đó, nếu không đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và nhập khẩu, Việt Nam sẽ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại. Hệ quả là, chỉ cần Trung Quốc điều chỉnh chính sách thương mại hoặc có động thái áp dụng các biện pháp bảo hộ hàng sản xuất trong nước, hỗ trợ xuất khẩu, cấm hoặc hạn chế mặt hàng xuất, nhập khẩu nào đó thì nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, cho dù là trong ngắn hạn. Lượng hàng trung gian nhập khẩu quá lớn hiện nay phản ánh nền kinh tế Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải bươn chải, phụ thuộc rất lớn vào nguồn hàng nhập từ Trung Quốc. Khả năng cạnh tranh, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ của

Việt Nam rất yếu cũng cho thấy chúng ta đang quá phụ thuộc vào thị trường này, cả hàng trung gian lẫn hàng tiêu dùng cuối cùng.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh: Tạo điều kiện khai thông thị trường vốn, thị trường lao động để doanh nghiệp tiếp cận được các yếu tố sản xuất. Cải thiện các điều kiện về hạ tầng, ưu tiên cung cấp điện cho sản xuất, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng giao thông liên quan trực tiếp đến sản xuất công nghiệp. Cải thiện các khâu liên quan thủ tục hành chính ở bến cảng, ở khu công nghiệp và những nơi có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2016  Thực trạng và giải pháp (Trang 87 - 89)