Cơ sở thực tiễn của quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2016  Thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 36)

7. Kết cấu và nội dung nghiên cứu của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn của quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc

1.2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao, văn hóa, thể thao, du lịch - Quan hệ chính trị - ngoại giao:

Từ sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ (tháng 11-1991), thành tựu lớn nhất, nổi bật nhất là hai bên đã không ngừng củng cố, phát triển quan hệ chính trị - ngoại giao. Có thể nói rằng, hiếm có quan hệ nào phát triển nhanh chóng như quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thông qua các chuyến thăm hữu nghị, các cuộc hội đàm song phương, các cuộc gặp gỡ tại các diễn đàn thế giới, khu vực… Việt Nam và Trung Quốc đã định ra khuôn khổ hợp tác, từ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” (năm 1999) đến “láng giềng tốt,

bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” (năm 2005) và cuối cùng là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” (năm 2008).

Trong giai đoạn 2010-2016, nhiều cuộc tiếp xúc cấp cao được duy trì với nhiều hình thức, góp phần tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác, tạo điều kiện để hai bên từng bước giải quyết tranh chấp, bất đồng. Có thể kể đến các chuyến thăm như sau:

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ 11-15/10/2011 theo lời mời Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cầm Đào. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký “Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc (2011-2015)”; “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế-thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt

Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 2012-2016”; “Thỏa

thuận trao đổi giáo dục 2011-2015 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”; “Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc về sửa đổi Hiệp định vận tải ôtô giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc”; “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.

Chuyến thăm của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam từ ngày 20 đến 22/12/2011. Mục đích của chuyến thăm là cụ thể hóa những kết quả, nhận thức chung mà lãnh đạo Việt - Trung đã nêu khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc hồi tháng 10/2011. Chuyến thăm nhằm tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hai bên đã ký Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng giai đoạn 2011-2015.

Trong năm 2012, lãnh đạo cấp cao hai nước chỉ có các cuộc gặp gỡ bên lề hội nghị chứ không thực hiện các chuyến thăm chính thức. Đó là cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhân dịp Hội nghị cao cấp APEC lần thứ 20 tại Nga, cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường nhân dịp Hội nghị thường niên Diễn đàn Bác Ngao tại Hải Nam, cuộc gặp giữa Phó Chủ Tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân dịp tham dự Hội chợ ASEAN – Trung Quốc và Hội nghị thượng đỉnh thương mại, đầu tư ASEAN – Trung Quốc lần thứ 9 tại Nam Ninh.

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc năm 2013. Đây là chuyến thăm Trung Quốc cấp nhà nước đầu tiên của Chủ tịch Trương Tấn Sang diễn ra từ ngày 19 đến 21/6/2013 theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến thăm đạt một số kết quả nổi bật, bao gồm việc lãnh đạo cấp cao hai nước nhất trí làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, xử lý thỏa đáng bất đồng, nhất là trong vấn đề trên biển.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Việt Nam từ ngày 13 đến 15/10/2013. Đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc kể từ khi Bắc Kinh bầu thế hệ lãnh đạo mới. Qua chuyến thăm, hai vị thủ tướng đã trao đổi phương hướng và biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và thương mại, tình hình quốc tế và khu vực.

Từ ngày 10-15/9/2016, theo lời mời của Thủ tướng Quốc Vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Khắc Cường, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm Trung Quốc. Đây là chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên của và cũng là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước ta sau Đại hội XII. Chuyến thăm lần

này có ý nghĩa quan trọng bởi Trung Quốc vừa là nước láng giềng hữu nghị, vừa là Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, có quan hệ kinh tế, thương mại lớn với Việt Nam.

Ngày 06 tháng 11 năm 2015, Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong chuyến thăm này, hai bên đã ký Hiệp định về tàu thuyền đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Việt Nam và Trung Quốc và Hiệp định về hợp tác, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch thác bản Giốc.

Ngoài các chuyến thăm lẫn nhau chính thức ở cấp trung ương, quan hệ giữa các địa phương cũng được tăng cường với nhiều hình thức và cơ chế như: Ủy ban công tác liên hợp giữa 04 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc); Nhóm công tác liên hợp giữa 04 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); Hội nghị kiểm điểm tình hình hợp tác giữa các Bộ/ngành, địa phương Việt Nam với tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc); Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam) và Côn Minh (Trung Quốc). Bên cạnh đó, các hoạt động giao lưu nhân dân và thế hệ trẻ hai nước được triển khai thường xuyên. Hai bên đã tổ chức 02 lần Liên hoan thanh niên Việt Nam - Trung Quốc với quy mô 10 nghìn người tại Quảng Tây (2010, 2013); 02 lần Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc (2010, 2013), 06 lần Diễn đàn nhân dân Việt - Trung, 14 lần Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt - Trung.

- Quan hệ hợp tác giáo dục, văn hoá, thể thao và du lịch

Về giáo dục: Hiện có hơn 13.500 lưu học sinh Việt Nam đang học tại các trường đại học của Trung Quốc và khoảng trên 4.000 học sinh Trung Quốc đang du học tại Việt Nam.

Về văn hóa, thể thao: hai bên đang tích cực triển khai “Kế hoạch thực hiện Hiệp định văn hóa Việt - Trung giai đoạn 2013 - 2015”; thúc đẩy việc thành lập Trung tâm văn hóa của nước này tại nước kia; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực sản nghiệp văn hóa, nguồn nhân lực. Hàng năm, hai bên trao đổi nhiều đoàn biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hoá - thể thao, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Hai bên cũng đã triển khai thực hiện hiệu quả “Thoả thuận về hợp tác Thể dục thể thao”; Trung Quốc giúp Việt Nam trong việc huấn luyện và đào tạo vận động viên tài năng.

Về du lịch: Trong nhiều năm qua, du khách Trung Quốc luôn đứng đầu trong thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Theo số liệu mới nhất vừa được Tổng cục Thống kê công bố, trong 4 tháng đầu năm 2017, cả nước có khoảng 4,2 triệu du khách quốc tế, trong đó chỉ tính riêng khách Trung Quốc đạt hơn 1,2 triệu lượt. Trung bình cứ 10 khách quốc tế thì có khoảng 3,5 khách là người Trung Quốc. Số khách Trung Quốc gấp 1,7 lần so với số khách Hàn Quốc sang Việt Nam (thị trường có khách du lịch đông đảo thứ 2 vào Việt Nam) và gấp 4,6 lần so với số khách đến từ Nhật Bản. Đây cũng là năm ghi nhận con số cao kỷ lục của thị trường này, tăng hơn 61,1% so với cùng kỳ năm 2016. Du khách Việt Nam sang du lịch tại Trung Quốc cũng xếp thứ 3 tại quốc gia này, sau Hàn Quốc và Nhật Bản.

- Quan hệ hợp tác về biên giới lãnh thổ:

Sau khi bình thường hoá quan hệ, hai bên đã ký Thoả thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ (1993) và tiến hành đàm phán về 3 vấn đề: biên giới trên đất liền, phân định Vịnh Bắc Bộ và vấn đề Biển Đông. Đến nay, hai trong ba vấn đề do lịch sử để lại này đã được giải quyết.

- Về biên giới trên đất liền: Sau khi ký Hiệp định về biên giới trên đất liền (1999), ngày 31/12/2008, hai bên hoàn thành công tác phân giới cắm mốc

trên toàn tuyến biên giới trên bộ. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ Việt - Trung khi lần đầu tiên giữa hai nước có một đường biên giới trên đất liền hoàn chỉnh, được thể hiện rõ ràng trong các văn bản pháp lý, có giá trị trường tồn với hai quốc gia, tạo điều kiện để tăng cường giao lưu hữu nghị và phát triển hợp tác kinh tế - thương mại. Tháng 7/2010, các văn kiện quản lý biên giới trên đất liền Việt - Trung là Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và Hiệp định về cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu chính thức có hiệu lực. Đến nay, hai bên đang đàm phán để ký kết Hiệp định tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân và Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc.

- Về Vịnh Bắc Bộ: Hai bên đã ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ (2000), Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ (2000) và Nghị định thư hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ (2004). Đến nay, các văn kiện này đều được triển khai tương đối thuận lợi, công tác quản lý đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi dần đi vào nề nếp, hạn chế tối đa các xung đột có thể nảy sinh. Hai bên cũng thực hiện tốt công tác kiểm tra liên hợp, điều tra liên hợp nguồn thủy sản trong Vùng đánh cá chung và tuần tra chung giữa hải quân hai nước ở Vịnh Bắc Bộ.

- Về vấn đề biển Đông: Hai bên đã ký kết “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” (2011) làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Theo đó, hai bên nhất trí kiên trì giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần DOC. Trên cơ sở Thỏa thuận này, hai bên đã thành lập cơ chế đàm phán cấp chuyên viên về khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và cơ chế đàm phán cấp chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Đến nay, sau các vòng đàm phán, hai bên đã đạt một số kết quả gồm nhất trí thành lập Tổ chuyên gia kỹ

thuật khảo sát chung phục vụ công tác phân định và hợp tác cùng phát triển tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ; nhất trí chọn ra 03 dự án trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển để nghiên cứu và triển khai thí điểm, gồm: Dự án về hợp tác trao đổi, nghiên cứu về quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, và Dự án về nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang và Dự án về phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, hai bên đã thành lập và đưa vào hoạt động Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về Biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc (2013) nhằm nghiên cứu và bàn bạc về các giải pháp mang tính quá độ, không ảnh hưởng lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm vấn đề hợp tác cùng phát triển. Trong khuôn khổ đa phương, ASEAN (trong đó có Việt Nam) và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC và Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm 10 năm ký kết DOC. ASEAN hiện đã sẵn sàng và đang tích cực thúc đẩy đàm phán với phía Trung Quốc về việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

1.2.2. Cơ sở pháp lý cho sự phát triển quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước

Thành tựu trong quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc là khởi đầu tốt và là tiền đề có tính nền tảng cho sự phát triển của quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước.

Trong giai đoạn 2010-2016, hai bên đã ký kết được một số văn bản liên quan đến hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước, cụ thể như sau:

Hiệp định về thương mại đầu tư ASEAN – Trung Quốc có hiệu lực từ tháng 2/2010 nhằm thiết lập khu vực tự do thương mại ASEAN – Trung Quốc và được cho là đối trọng với thị trường Liên minh Châu Âu và thị trường Bắc Mỹ.

Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc có hiệu lực từ tháng 11/2011 nhằm giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc đảm bảo phù hợp với lợi ích căn bản và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực.

Hiệp định về thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc có hiệu lực từ tháng 7/2005 và đã được sửa đổi, điều chỉnh hai lần vào năm 2010 và 2015. Hiệp định về tàu thuyền tự do đi lại ở cửa sông Bắc Luân có hiệu lực từ tháng 11/2015

Hiệp định về hợp tác, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch thác bản Giốc có hiệu lực từ tháng 11/2015

Nghị định thư sửa đổi các Hiệp định khung về hợp tác kinh tế và các Hiệp định liên quan giữa Asean và Trung Quốc có hiệu lực từ tháng 11/2015 theo đó bổ sung các quy định về hải quan, xác định lại các nguyên tắc ưu tiên trong hợp tác đầu tư.

Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc có hiệu lực từ tháng 1/2006 và vẫn được tiếp tục áp dụng trong giai đoạn 2010-2016, theo đó Việt Nam và Trung Quốc cam kết loại bỏ thuế nhập khẩu đối với tất cả hàng hóa Trung Quốc và Việt Nam trừ một số mặt hàng.

Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc có hiệu lực từ tháng 9/2016 quy định hoạt động thương mại của doanh nghiệp, thương nhân, cư dân biên giới hai nước, góp phần tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị

và thúc đẩy hợp tác thương mại ở vùng biên giới giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi.

Nghị định thư giữa Việt Nam – Trung Quốc về sửa đổi Hiệp định vận tải đường bộ có hiệu lực từ 2016 áp dụng cho việc vận tải qua lại biên giới bằng đường bộ của xe thương mại và xe công vụ qua các cửa khẩu biên giới của hai nước đã được mở và được hai Bên ký kết thỏa thuận

Các hiệp định trên đây là cơ sở pháp lý cho hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước. Ngoài ra, một số bộ, ngành ở Trung ương và chính quyền địa phương của hai quốc gia cũng đã ký kết nhiều văn bản hợp tác kinh tế mậu dịch song phương. Gần đây nhất, trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc, hai bên đã chứng kiến lễ ký kết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2016  Thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)