Một số tiêu chuẩn về giấy lưu trữ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của ngành lưu trữ Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 30)

a) Các tiêu chuẩn do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế - ISO ban hành

* Tiêu chuẩn ISO 9706:1994 “Thông tin và tư liệu: Loại giấy dành cho tài liệu - Các yêu cầu để bảo quản lâu dài”

Tiêu chuẩn này được phát triển dựa trên tiêu chuẩn ANSI/NISO Z39.48:1992 - Tiêu chuẩn quốc gia của Mỹ về “Độ bền của giấy với các ấn phẩm và tài liệu trong thư viện và văn phịng”. Mục đích của việc ban hành tiêu chuẩn này là đưa ra các cách phân loại và xác định loại giấy nhằm lựa chọn đúng loại giấy có độ bền cao và có các đặc tính ít hoặc khơng bị tác động có thể gây ảnh hưởng đến việc sử dụng và bảo quản tài liệu ở môi trường được bảo vệ trong một khoảng thời gian dài.

Nội dung của tiêu chuẩn này chủ yếu đề cập đến các yêu cầu về độ bền của giấy được sử dụng cho văn bản, bao gồm các chỉ số sau:

- Sức bền cực tiểu, được đo bởi việc kiểm tra độ rách: Với các loại giấy có định lượng 70g/m2 hoặc lớn hơn thì khả năng chống rách ở bất cứ hướng nào phải ở mức thấp nhất là 350mN. Với các loại giấy có định lượng trong khoảng 25g/m2 đến 70g/m2 thì khả năng chống rách, được tính bằng millinewton, phải ở mức độ r và được tính dưới công thức sau: r = 6g - 70, trong đó: g là định lượng của giấy [g/m2], hằng số “6” và “70” là tương ứng với chiều [mN*m2/g] và [mN]. Mẫu thử phải ở trong điều kiện 23oC và 50% độ ẩm.

- Lượng tạp chất tối thiểu (như canxi cácbonát) làm trung hòa tác động của axit, được đo bởi chất kiềm cịn tồn lại: Giấy phải có chất kiềm cịn tồn lại

tương đương mức thấp nhất là 0,4 mol axit/kg. Khi canxi cácbonát được dùng để tạo chất kiềm cịn tồn lại thì chỉ có thể đạt được u cầu kiểm tra nếu trong giấy có khoảng 20g CaCO3/kg giấy.

- Lượng các nguyên liệu dễ bị oxi hóa cực đại, đo bởi số Kappa: Giấy phải có số Kappa ít hơn 5.

- Các giá trị pH cực tiểu và cực đại của nước lạnh chiết xuất từ giấy: Giá trị pH của mẫu vật có nước, dùng nước lạnh phải ở trong khoảng từ 7,5 đến 10,0. Cần lưu ý là đối với giấy bền thì các lớp riêng cần có giá trị pH dưới 7,5.

* Tiêu chuẩn ISO 11108:1996 “Thông tin và tư liệu - Giấy tờ văn phòng: Các yêu cầu về độ bền và khả năng chịu tác động của giấy”

Tiêu chuẩn này đặt ra các yêu cầu về giấy tờ văn phòng. Những yêu cầu này cũng có thể áp dụng đối với các loại giấy chưa được in dùng cho tài liệu và ấn phẩm cần đến được bảo quản lâu dài và được sử dụng thường xuyên.

Nội dung của Tiêu chuẩn này quy định về các đặc tính kỹ thuật của giấy như sau:

- Sợi hợp chất: Giấy phải được cấu tạo từ sợi bông, xơ bông, sợi gai dầu, sợi lanh hoặc là hỗn hợp các loại trên. Nếu có một chút hóa chất tẩy trắng được sử dụng để có được sản phẩm như mong muốn thì phải nói rõ số lượng.

- Độ Grammage: Độ grammage phải ở mức ít nhất là 70g/m2.

- Khả năng chống rách: Khả năng chống rách ở bất cứ hướng nào phải ở mức ít nhất là 350mN. Mẫu vật phải ở trong điều kiện 23oC và có độ ẩm là 50%.

- Khả năng chịu gập: Giấy phải có khả năng chịu gập ở bất cứ hướng nào ở mức ít nhất là 2,42 được xác định bởi dụng cụ Schopper hoặc ở mức ít nhất là 2,18 được xác định với dụng cụ Lhomargy, Kohler-Molin hoặc MIT. Mẫu vật phải ở trong điều kiện 23o

C và có độ ẩm là 50%

- Giá trị pH của mẫu vật có nước: Giá trị pH của mẫu vật có nước, dùng nước lạnh phải ở trong khoảng từ 7,5 đến 10,0.

đương mức thấp nhất là 0,4 mol axit/kg. Cần lưu ý là: khi canxi cácbonát được dùng để tạo chất kiềm cịn tồn lại thì chỉ có thể đạt được yêu cầu kiểm tra nếu trong giấy có khoảng 20g CaCO3/kg giấy; trong trường hợp giấy tờ văn phòng được sản xuất theo kiểu giấy phủ, chúng phải được xác định là đã đạt được mức trung bình về chất kiềm cịn tồn lại trong giấy, Tuy nhiên, một lớp giấy khơng được có chất kiềm còn tồn lại ở dưới mức tương đương 0,4 mol axit/kg giấy.

- Khả năng chống oxi hóa: Giấy phải có số Kappa ít hơn 5,0.

* Tiêu chuẩn ISO 11798:1999 “Thơng tin và tư liệu: Tính ổn định và lâu bền của việc viết, in và sao chép trên giấy - Những yêu cầu và các phương pháp kiểm tra”

Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu và phương pháp kiểm tra đối với việc đánh giá tính lâu dài và ổn định của tài liệu viết, in và sao chép trên giấy được bảo quản trong các thư viện, cơ quan lưu trữ và các môi trường bảo quản khác trong thời gian lâu dài. Tiêu chuẩn này được áp dụng đối với các hình ảnh trên giấy (ngoại trừ các tài liệu nhiếp ảnh) và các hình ảnh đa sắc. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với những tài liệu được bảo quản trong điều kiện gây hại (như: độ ẩm cao có thể kích thích vi trùng phát triển; nhiệt độ vượt quá mức cho phép; sự bức xạ (như ánh sáng); các mức độ của chất gây ô nhiễm cao hoặc ảnh hưởng của hơi nước) và những tài liệu có u cầu cao về tính xác thực như các tài liệu về ngân hàng...

Dựa theo Tiêu chuẩn này thì những tài liệu giấy đạt chuẩn phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Mật độ quang học: Mật độ phản chiếu quang học của những hình ảnh đơn sắc phải thỏa mãn các yêu cầu ở bảng dưới đây:

Kiểu ghi Màu sắc Mật độ quang học

tối thiểu

Máy sao chép, máy in laze và các thiết bị khác

Màu đen 0,90

Màu xanh 0,65

Các tài liệu được ghi khác Màu đen 0, 0

Màu xanh 0,40

Các màu khác 0,35

Những yêu cầu này cũng có thể áp dụng đối với những hình ảnh phân tách màu. Khơng có giá trị tối thiểu nào được thiết lập cho những hình ảnh đa sắc.

- Bề mặt ảnh: Mỗi một yếu tố của hình ảnh phải được xác định một cách rõ ràng và đọc được dễ dàng khi được kiểm tra. Độ màu phải đều nhau, khơng có vết gợn. Những hình ảnh do mực dấu tạo nên phải rõ ràng.

- Tính ổn định của ánh sáng: Sau khi được chiếu sáng, mật độ quang học của hình ảnh đơn sắc phải đạt mức tối thiểu như đã nêu ở trên. Những yêu cầu này cũng có thể áp dụng cho những hình ảnh phân tách mầu. Sắc thái của mầu sắc có thể thay đổi nhưng nó vẫn có thể được nhận ra cùng mầu như trước khi xử lý. Những hình ảnh đa sắc phải thoả mãn các yêu cầu sau: ∆L* = ±8; ∆a* = ±5; ∆b* = ±5 (trong đó ∆L*, ∆a*, ∆b*

là các sự khác nhau về màu sắc).

- Khả năng chống hơi nước: Sau khi xử lý nước, mật độ quang học của ảnh đơn sắc phải đạt mức tối thiểu như đã nêu ở trên. Sắc thái của mầu có thể thay đổi nhưng nó vẫn có thể được nhận ra cùng mầu như trước khi xử lý. Những yêu cầu này có thể được áp dụng đối với những hình ảnh phân tách mầu. Những hình ảnh đa sắc phải thoả mãn các yêu cầu sau: ∆L* = ±5; ∆a*

= ±3; ∆b* = ±3 Chỉ một sự bạc mầu không đáng kể của giấy, với sự thay đổi mật độ ≤ 0,05, là có thể được chấp nhận. Khơng một khiếm khuyết nào trên ảnh nếu có thể nhìn thấy bằng mắt thường được chấp nhận.

- Chuyển tài liệu đã được ghi lại: Các mẫu được lưu trong một chồng dưới áp suất quy định phải không được để lại vết dính hoặc làm hỏng hình ảnh. Không một ký tự hoặc một phần của ký tự nào có thể nhìn thấy trên trang giấy gần kề, nhưng các vết của việc chuyển tài liệu hình thành nên những chấm nhỏ thì có thể chấp nhận được.

- Chống sự mài mòn: Các hình ảnh phải có khả năng chống mờ một cách đều nhau như khi các dòng được vẽ bằng mực tốt. Yêu cầu này cần phải được đáp ứng khi tỉ lệ giữa khả năng hấp thụ ánh sáng của ảnh và của các

dòng tài liệu bằng mực >= 0,08. Ở mép hình ảnh sinh ra các khoảng trống khơng được để xảy ra hiện tượng làm mòn.

- Khả năng chống nóng: Sau khi đã được bảo quản trong 12 ngày, mật độ quang học của những hình ảnh đơn sắc phải đạt mức tối thiểu như đã nêu ở trên. Sắc thái màu sắc có thể thay đổi nhưng vẫn có thể được nhận ra với cùng một màu sắc như trước khi xử lý. Những quy định này có thể cũng được áp dụng đối với những hình ảnh phân tách mầu. Những hình ảnh đa sắc phải thỏa mãn các yêu cầu sau: ∆L* = ±5; ∆a* = ±3; ∆b*

= ±3

- Những tác động ghi lại dựa vào độ bền cơ học của giấy: Giấy có thể bị ảnh hưởng bởi quá trình ghi hình và kết quả hình ảnh. Độ nóng, sự bức xạ và các tác nhân hóa học liên quan đến q trình xử lý có thể làm mủn giấy. Khả năng hút năng lượng: Sự hút năng lượng của các dải hình ảnh khơng được thấp quá 10% so với các phần tài liệu giấy đã được kiểm tra. Khả năng chịu gập của tài liệu: Khả năng chịu gập của các dải hình ảnh khi được kiểm tra phải không được thấp hơn 0,1 so với các phần tài liệu giấy đã được kiểm tra.

b) Tiêu chuẩn của một số nước

- Theo các nhà khoa học ở Áo, giấy lưu trữ được sản xuất từ các loại xơ sợi thực vật có hàm lượng α-xenluylo lớn 9% độ trùng hợp 1000 - 1200; chỉ số đồng không lớn hơn 1,5; pH nước chiết không nhỏ hơn 5,5 - 6,0.

- Theo các nhà khoa học Ấn Độ, với các loại giấy viết có tuổi thọ tới 500 năm thì phải được làm từ bột giấy có hàm lượng α-xenluylơ lớn hơn 90%, trị số đồng nhỏ hơn 1,0; pH nước chiết lớn hơn 5; hàm lượng nhựa nhỏ hơn 1,0%. Giấy viết có tuổi thọ tới 100 năm phải được làm từ bột giấy có hàm lượng α-xenluylo lớn hơn 80%, trị số đồng nhỏ hơn 2,0; pH nước chiết lớn hơn 5; hàm lượng nhựa nhỏ hơn 1,5%. Giấy có tuổi thọ đến 50 năm phải được làm từ bột giấy có hàm lượng α-xenluylo lớn hơn 70%, trị số đồng nhỏ hơn 3,5; pH nước chiết lớn hơn 4; hàm lượng nhựa nhỏ hơn 2,0%. Các loại giấy có tuổi thọ cao đều phải có độ bền cơ lý ban đầu cao. Đây là một trong các yếu tố cần thiết đối với giấy dùng cho lưu trữ. Nếu độ bền dự trữ của giấy ban đầu cao thì thời gian sử dụng càng được lâu.

- Theo các nhà khoa học Đức, giấy có tuổi thọ cao phải đáp ứng các chỉ tiêu cơ lý ban đầu như sau: độ bền gấp theo chiều ngang (đo trên thiết bị MIT với lực kéo căng 4,9N) không được nhỏ hơn 300 lần gấp kép; độ bền xé

theo chiều ngang không được nhỏ hơn 588 mH; pH nước chiết (theo phương pháp chiết lạnh) không nhỏ hơn 6,5.

- Theo các nhà khoa học ở Pháp, ngoài các chỉ tiêu cơ lý như ở Đức, người Pháp cịn có một số tiêu chuẩn khác cho giấy lưu trữ: khi lão hóa các mẫu giấy trong điều kiện nhân tạo với thời gian 12 ngày, độ chịu gấp cịn 200 đơi lần, độ chịu xé 530 mH; khi lão hóa 24 ngày độ chịu gấp cịn 140 đơi lần, độ chịu xé còn 430 mH. Riêng pH nước chiết sau 3 ngày lão hóa nhân tạo giá trị của nó khơng thay đổi.

- Theo các nhà khoa học ở Rumani, các loại giấy không hạn chế thời gian lưu trữ được sản xuất từ các loại xơ sợi thực vật có hàm lượng α- xenluylo không nhỏ hơn 90% và chỉ số đồng không lớn hơn 1,5; và hàm lượng chất keo không quá 1%. Giấy in lưu trữ trên 100 năm có thể sản xuất từ xơ sợi có hàm lượng α-xenluylo lớn hơn 90%, chỉ số đồng không lớn hơn 2,5; và hàm lượng chất keo khơng q 1,5%. Cịn giấy lưu trữ dưới 50 năm chỉ là sản xuất từ xơ sợi có hàm lượng α-xenluylo lớn hơn 70%, chỉ số đồng nhỏ hơn 3%; hàm lượng nhựa nhỏ hơn 2%.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của ngành lưu trữ Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)