Cơ sở pháp lý cho hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về lưu trữ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của ngành lưu trữ Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 35)

VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC

2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về lưu trữ kỹ thuật về lưu trữ

Tiêu chuẩn hóa là một trong những nội dung và biện pháp quan trọng để Nhà nước quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, hợp lý hoá tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu, đảm bảo an toàn kỹ thuật và an toàn lao động. Nhận rõ được vai trị quan trọng đó, từ năm 1963 đến nay nhiều văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn về cơng tác tiêu chuẩn hóa nói chung và hoạt động xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nói riêng đã được xây dựng và ban hành. Ví dụ như:

- Luật: Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006.

- Pháp lệnh: Pháp lệnh số 49-LCT/HĐNN8 ngày 27 tháng 12 năm 1990 của Hội đồng Nhà nước về chất lượng hàng hóa (gọi tắt là Pháp lệnh về chất lượng hàng hóa năm 1990); Pháp lệnh số 18/1999/PL-UBTVQH10 ngày 24 tháng 12 năm 1999 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất lượng hàng hóa (gọi tắt là Pháp lệnh về chất lượng hàng hóa năm 1999).

- Nghị định: Nghị định số 141/HĐBT ngày 24 tháng 8 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ cơng tác tiêu chuẩn hóa; Nghị định số 327-HĐBT ngày 19 tháng 10 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy định về việc thi hành Pháp lệnh về chất lượng hàng hóa; Nghị định số 86-CP ngày 08 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định phân cơng trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa; Nghị định số 127/2007/NĐ- CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 67/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của

Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa…

- Thơng tư: Thơng tư số 560-KCM/TT ngày 21 tháng 3 năm 1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành Nghị định số 86- CP ngày 08 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa; Thơng tư số 21/2007/TT- BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn; Thông tư liên tịch số 145/2009/TTLT-BTC-BKHCN ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật; Thông tư số 29/2011/TT-BKHCN ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn...

- Quyết định: Quyết định số 222/QĐ-TĐC ngày 06 tháng 8 năm 1986 của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng ban hành Quy định về đề cương xây dựng tiêu chuẩn; Quyết định số 92/QĐ-TĐC ngày 15 tháng 02 năm 1986 của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng ban hành Quy chế về lập và quản lý hồ sơ tiêu chuẩn; Quyết định số 247/QĐ-TĐC ngày 13 tháng 10 năm 1993 của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng ban hành Quy chế lập và xét duyệt dự án xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam; Quyết định số 579/QĐ- BNV ngày 27 tháng 6 năm 2012 của Bộ Nội vụ phê duyệt Quy hoạch ngành Văn thư Lưu trữ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030…

Điều lệ tạm thời về việc nghiên cứu, xây dựng, xét duyệt, ban hành và quản lý các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp kèm theo Nghị định số 123-CP ngày 24 tháng 8 năm 1963 của Hội đồng Chính phủ có thể coi là văn bản đầu tiên quy định về cơng tác tiêu chuẩn hóa tại Việt Nam, trong đó quy định hệ thống tiêu chuẩn gồm 04 cấp: Tiêu chuẩn nhà nước (TCVN), Tiêu chuẩn ngành (TCN), Tiêu chuẩn địa phương (TCV) và Tiêu chuẩn cơ sở (TC). Tiếp đó, ngày 24 tháng 8 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 141/HĐBT về việc ban hành Điều lệ về cơng tác tiêu chuẩn hóa. So với Điều lệ tạm thời ban hành từ năm 1963, hệ

thống tiêu chuẩn được quy định theo Điều lệ mới vẫn gồm 04 cấp, tuy nhiên đối tượng tiêu chuẩn hóa đã được mở rộng hơn. Từ năm 1990 - 2005, Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa ban hành ngày 27 tháng 12 năm 1990 và Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá sửa đổi vào năm 1999 là cơ sở pháp lý cao nhất cho việc đổi mới cơng tác tiêu chuẩn hóa ở nước ta, trong đó có ngành Lưu trữ Việt Nam. Ngày 26 tháng 6 năm 2006, Quốc hội đã thông qua Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật gồm 7 chương và 71 điều. Nội dung của Luật điều chỉnh việc xây dựng, công bố, ban hành, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Nội dung cơ bản của Luật thể hiện yêu cầu đổi mới toàn diện tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật theo hướng thống nhất đầu mối quản lý, giản lược các tiêu chuẩn, áp dụng linh hoạt các chế độ tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng. Trong Luật này, hệ thống tiêu chuẩn được đơn giản hố cịn hai cấp gồm tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở, đồng thời hình thành hệ thống quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng cũng gồm hai cấp là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Về thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia và cơ quan quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn được thống nhất về Bộ Khoa học và Công nghệ; riêng thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được giao cho các Bộ (cơ quan ngang Bộ) quản lý chuyên ngành. Cho đến nay, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 vẫn là văn bản có tính chất pháp lý cao nhất để các ngành, các cấp, trong đó có ngành Lưu trữ Việt Nam thực hiện hoạt động xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thuộc lĩnh vực mà ngành mình quản lý.

Dưới đây là một số nội dung liên quan đến hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nói chung và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về lưu trữ nói riêng được quy định trong các văn bản trên:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của ngành lưu trữ Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)