Hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của ngành lưu trữ Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 42)

chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

- Nội dung của bản đề cương xây dựng tiêu chuẩn được quy định theo

Quyết định số 222/QĐ-TĐC ngày 06 tháng 8 năm 1986 của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng gồm các vấn đề chính sau:

“+ Cơ sở pháp lý của việc xây dựng tiêu chuẩn.

+ Mục đích và nhiệm vụ chính của việc xây dựng tiêu chuẩn. + Các đặc trưng cơ bản của đối tượng tiêu chuẩn hóa.

+ Nội dung chính của tiêu chuẩn.

+ Các tiêu chuẩn và tài liệu pháp quy kỹ thuật có liên quan. + Các tài liệu cơ bản dùng để dự thảo tiêu chuẩn.

+ Các tài liệu tham khảo. + Trình tự các bước cơng việc.

+ Dự trù kinh phí các vật tư phục vụ nghiên cứu. + Danh sách các cơ quan nhất thiết phải có ý kiến. + Danh sách các cơ quan cần gửi dự thảo lấy ý kiến. + Dự kiến khó khăn, thuận lợi và các kiến nghị.

+ Danh sách các ủy viên Hội đồng Khoa học kỹ thuật thẩm xét dự thảo tiêu chuẩn.”

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ:

+ Khoản 1, Điều 5 của Nghị định quy định thành phần tài liệu trong hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng, bao gồm:

“a) Quyết định giao nhiệm vụ xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia cho cơ quan, tổ chức, kèm theo dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã được phê duyệt;

tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;

c) Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia (bao gồm cả văn bản dự thảo và file điện tử) kèm theo bản thuyết minh; bản sao tài liệu gốc được sử dụng làm căn cứ để xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia; các tài liệu tham khảo khác;

d) Danh sách cơ quan, tổ chức, cá nhân được gửi dự thảo để lấy ý kiến; bản tổng hợp và tiếp thu ý kiến góp ý kèm theo văn bản góp ý;

đ) Cơng văn đề nghị thẩm định dự thảo và công bố tiêu chuẩn quốc gia của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

e) Báo cáo kết quả thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia của cơ quan thẩm định;

g) Văn bản tiếp thu ý kiến thẩm định, dự thảo tiêu chuẩn quốc gia đã được hoàn chỉnh trên cơ sở tiếp thu ý kiến thẩm định kèm theo bản thuyết minh; các văn bản, tài liệu khác liên quan đến quá trình xử lý ý kiến thẩm định (nếu có).”

+ Khoản 1, Điều 10 của Nghị định quy định thành phần tài liệu trong hồ sơ dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, bao gồm:

“a) Quyết định giao nhiệm vụ xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho cơ quan, tổ chức kèm theo dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được phê duyệt;

b) Báo cáo quá trình xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ quan, tổ chức xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

c) Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trình duyệt kèm theo thuyết minh; bản sao tài liệu gốc được sử dụng làm căn cứ để xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tài liệu tham khảo khác;

d) Danh sách cơ quan được gửi dự thảo để lấy ý kiến; bản tổng hợp và tiếp thu ý kiến góp ý kèm theo văn bản góp ý;

đ) Cơng văn đề nghị thẩm định của Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc cơ quan thuộc Chính phủ;

e) Báo cáo kết quả thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; g) Văn bản tiếp thu ý kiến thẩm định cho dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

h) Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được hồn chỉnh sau khi có ý kiến thẩm định kèm theo thuyết minh.”

- Theo quy định tại Quy chế lập và xét duyệt dự án xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 247/QĐ-TĐC ngày 13 tháng 10 năm 1993 của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng), thủ tục lập và xét duyệt các dự án xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam gồm 03 bước:

+ Lập dự án: Các cơ quan, tổ chức lập dự án xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam theo hướng dẫn hàng năm của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.

+ Xem xét dự án và xếp thứ tự ưu tiên: Trung tâm Tiêu chuẩn - Chất lượng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và chuyển cho các Ban kỹ thuật tương ứng xem xét, sau đó mới tổng hợp danh mục các dự án theo thứ tự ưu tiên đối với từng chuyên ngành để trình Tổng cục xét duyệt.

+ Xét duyệt dự án: Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng lựa chọn các dự án trong danh mục đã xếp thứ tự ưu tiên để đưa vào kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam trình Bộ Khoa học Cơng nghệ và Môi trường duyệt.

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006:

+ Điều 17 của Luật quy định rất chi tiết về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, cơng bố tiêu chuẩn quốc gia.

+ Khoản 4, Điều 20 của Luật quy định trình tự, thủ tục xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.

+ Điều 32 của Luật quy định chi tiết về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật. - Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc xây dựng tiêu chuẩn như sau:

+ Đối với tiêu chuẩn quốc gia: Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia gồm các bước công việc sau: “Bước 1: Biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia; Bước 2: Lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo; Bước 3: Thẩm định hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia; Bước 4: Công bố tiêu chuẩn quốc gia”. Cách ghi ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia: Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia

bao gồm số hiệu, năm công bố tiêu chuẩn đứng sau cụm từ viết tắt TCVN và được phân cách bằng dấu hai chấm. Trường hợp tiêu chuẩn quốc gia hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế, ký hiệu tiêu chuẩn gồm ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia và ký hiệu của tiêu chuẩn quốc tế để trong ngoặc đơn, cách nhau khoảng trống một ký tự. Trường hợp đặc biệt, khi tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế ISO về hệ thống quản lý (ISO 9000, ISO 14000, ISO 18000 và các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý khác), ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia bao gồm ký hiệu TCVN đứng trước, ký hiệu ISO đứng sau một ký tự, sau đó là số hiệu tiêu chuẩn ISO được chấp nhận và năm ban hành tiêu chuẩn quốc gia được phân cách bằng dấu hai chấm (:). Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia thay thế bao gồm số hiệu của tiêu chuẩn quốc gia được thay thế, năm công bố tiêu chuẩn quốc gia thay thế được phân cách bằng dấu hai chấm (:)và được đặt sau ký hiệu TCVN. Ký hiệu bản sửa đổi của tiêu chuẩn quốc gia bao gồm chữ “Sửa đổi” kèm theo số thứ tự lần sửa đổi và năm công bố được phân cách bằng dấu hai chấm (:) đứng trước ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia được sửa đổi.

+ Đối với tiêu chuẩn cơ sở: Trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở có thể bao gồm những bước như sau: “Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn; Bước 2: Biên soạn dự thảo tiêu chuẩn; Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo tiêu chuẩn; Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo tiêu chuẩn; Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn; Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn; Bước 7: Thẩm tra dự thảo tiêu chuẩn; Bước 8: Công bố tiêu chuẩn; Bước 9: In ấn tiêu chuẩn”. Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở được thể hiện như sau: Số hiệu và năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở được phân cách bằng dấu hai chấm (:) và được đặt sau ký hiệu TCCS; Chữ viết tắt tên cơ sở công bố (ban hành) tiêu chuẩn cơ sở được đặt sau năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở và được phân cách bằng dấu gạch chéo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của ngành lưu trữ Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)