thẩm định, công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
- Điều lệ về cơng tác tiêu chuẩn hóa năm 1982:
+ Điều 14 của Điều lệ quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc tổ chức xây dựng tiêu chuẩn như sau: “Chủ nhiệm Ủy ban Khoa
học và kỹ thuật Nhà nước chỉ đạo việc tổ chức xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam. Bộ trưởng, chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm tổ chức việc xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành, và đề nghị ban hành các tiêu chuẩn Việt Nam. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức việc xây dựng và đề nghị ban hành tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành và xây dựng tiêu chuẩn địa phương. Thủ trưởng các cơ sở chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và đề nghị ban hành tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn địa phương, xây dựng ban hành tiêu chuẩn cơ sở.”
+ Điều 19 của Điều lệ quy định về thẩm quyền xét duyệt và ban hành tiêu chuẩn như sau: “Tiêu chuẩn Việt Nam do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước xét duyệt và ban hành. Đối với một số đối tượng tiêu chuẩn hố có tính chất đặc thù, chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước có thể đề nghị Hội đồng Bộ trưởng uỷ nhiệm cho thủ trưởng các ngành chủ quản xét duyệt và ban hành. Những tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng sẽ do chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xét duyệt và ban hành. Tiêu chuẩn ngành do thủ trưởng ngành (Bộ, Tổng cục) xét duyệt và ban hành. Tiêu chuẩn địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương xét duyệt và ban hành. Tiêu chuẩn cơ sở do thủ trưởng các cơ sở xét duyệt và ban hành. Riêng với tiêu chuẩn về thành phẩm, trước khi xét duyệt, ban hành, các cơ sở phải xin ý kiến của cơ quan quản lý cấp trên của mình.”
+ Điều 23 của Điều lệ quy định việc công bố tiêu chuẩn như sau: “Sau khi tiêu chuẩn được ban hành, các cơ quan ban hành tiêu chuẩn phải thông báo quyết định ban hành và tiêu chuẩn kèm theo sự hướng dẫn chuẩn bị thực hiện các tiêu chuẩn đó. Quyết định ban hành tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành phải đăng trên công báo Nhà nước.”
- Điều 14 của Pháp lệnh về chất lượng hàng hóa năm 1990 quy định: “Các ngành, địa phương có quyền cơng bố tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn địa phương để áp dụng đối với cơ sở thuộc ngành, địa phương mình, nhưng không được trái với Tiêu chuẩn Việt Nam bắt buộc áp dụng và được xây dựng theo sự hướng dẫn chung của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.”
- Điều 9 của Quy định về việc thi hành Pháp lệnh về chất lượng hàng hóa (ban hành kèm theo Nghị định số 327-HĐBT ngày 19 tháng 10 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng) quy định: “Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đề nghị các đề án xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam. Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế và các yêu cầu khác của Nhà nước lập và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam hàng năm.”
- Điều 5 của Nghị định số 86-CP ngày 08 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định về trách nhiệm ban hành và chỉ đạo áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam như sau:
“+ Bộ Khoa học, Cơng nghệ và Mơi trường có trách nhiệm ban hành các Tiêu chuẩn Việt Nam và đăng trong cơng báo nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối với một số trường hợp cụ thể, Bộ Khoa học, Cơng nghệ và Mơi trường có thể ủy quyền cho các Bộ quản lý chuyên ngành ban hành tiêu chuẩn Việt Nam sau khi được Chính phủ cho phép. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với các Bộ chuyên ngành lập các Ban kỹ thuật cho từng lĩnh vực tương ứng với các Ban kỹ thuật của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế. Các ban kỹ thuật này bao gồm các chuyên gia, không phân biệt thành phần kinh tế, của các bộ, ngành, địa phương, cơ sở nghiên cứu và đào tạo, cơ sở kinh doanh sản xuất... để biên soạn các tiêu chuẩn Việt Nam.
+ Bộ quản lý chuyên ngành, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm xây dựng mục tiêu về chất lượng hàng hố và các chính sách cụ thể phù hợp đối với các loại hàng hố ngành mình phụ trách để thực hiện các mục tiêu chung; lập kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng hàng hoá và chương trình cải tiến nâng cao chất lượng hàng hố của Bộ, ngành và cơ quan mình. Các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam cho các đối tượng cần quản lý, thoả thuận với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về kế hoạch và các biện pháp cần thiết trong việc biên soạn tiêu chuẩn Việt Nam. Bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm quy định việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý bằng các quyết định áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam; tổ chức đôn đốc và kiểm tra việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam; tổ chức đôn đốc và kiểm tra việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam và xử lý các trường hợp vi phạm.”
- Điều 10 của Pháp lệnh về chất lượng hàng hóa năm 1999 quy định trách nhiệm ban hành tiêu chuẩn chất lượng như sau:
“+ Chính phủ quy định việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng hàng hóa, sử dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ban hành tiêu chuẩn ngành về chất lượng hàng hóa để áp dụng trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý theo quy địnhcủa Chính phủ.
+ Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh công bố tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng hàng hóa để áp dụng trong cơ sở của mình và chịutrách nhiệm về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa do mình cơng bố.”
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006:
+ Điều 11 của Luật quy định về trách nhiệm xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn như sau:
“1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia.
2. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia.
3. Các tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở bao gồm: a) Tổ chức kinh tế;
b) Cơ quan nhà nước; c) Đơn vị sự nghiệp;
d) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp.”
+ Điều 27 của Luật quy định trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật như sau:
“1. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý;
b) Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Chính phủ quy định việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang tính liên ngành và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương:
a) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với sản phẩm, hàng hố, dịch vụ, q trình đặc thù của địa phương và yêu cầu cụ thể về môi trường cho phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, thuỷ văn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Quy chuẩn kỹ thuật địa phương được ban hành sau khi được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
- Điểm o, khoản 1, Điều 23 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định trách nhiệm xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực văn thư, lưu trữ thuộc về Bộ Nội vụ.