Sơ lược về Đảng Quốc Đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tinh thần ahimsa trong đời sống chính trị của mahatma gandhi (Trang 48 - 59)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Một vài nét sơ lƣợc về Mahatma Gandhi và Đảng Quốc Đại

2.1.2. Sơ lược về Đảng Quốc Đại

Sự xâm lược của Chủ nghĩa Tư bản Thực dân Anh lên Ấn Độ đã gây cho đất nước này nhiều hậu quả nặng nề về chính trị, kinh tế, văn hóa, con người,…Cùng với nền kinh tế tư bản của mình, chính quyền Thực dân Anh cũng đã thúc đẩy sự ra đời của giai cấp tư sản Ấn Độ, tuy nhiên sự ra đời và phát triển của tầng lớp này tại nước Ấn vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tư sản công nghiệp Ấn Độ xuất phát từ một bộ phận tư bản mại bản và cho vay lấy lãi có liên quan mật thiết đến chính quyền Thực dân Anh. Một bộ phận khác chuyên mua bán ruộng đất bằng đồng vốn sẵn có của mình, liên quan mật thiết đến tầng lớp địa chủ Ấn Độ. Cả hai bộ phận tư sản này của Ấn Độ đều bị chính quyền thực dân Anh chèn ép, vì vậy để được tự do kinh

doanh buôn bán, tư sản Ấn Độ buộc phải đấu tranh chống lại người Anh trên đất Ấn.

Cuối thế kỷ XIX, ở Ấn Độ xuất hiện nhiều phong trào đấu tranh sôi nổi của tầng lớp tư sản nước này, nhằm đưa ra các yêu sách, đòi quyền tự do dân chủ, tự do kinh doanh và quyền bình đẳng trong các hoạt động thương mại đối với chính sách cai trị của Thực dân Anh lúc bấy giờ. Nhận thấy sự thay đổi rõ rệt về mặt nhận thức của đại bộ phận tư sản Ấn Độ về quyền lợi của mình, các cuộc đấu tranh diễn ra ngày càng nhiều và với quy mô ngày một lớn hơn. Đến những thập niên 70, 80 của thế kỷ XIX, tại Ấn Độ đã xuất hiện ba tổ chức kinh tế chính trị của giai cấp tư sản, đó là: “Hiệp hội Ấn Độ” thành lập năm 1876 ở Bongala, “Hội thân sĩ Madras” ra đời năm 1884 tại Madras và năm 1885 ở Bombay đã đánh dấu sự hình thành của “Hiệp hội khu vực Bombay”. Trên cơ sở của ba tổ chức hiệp hội sơ khai này, ngày 28 tháng 12 năm 1885, tại Hội trường của Trường Đại học Gokuldas Jeipal Sancrut College ở Bombay, các đại biểu của Ấn Độ từ ba hiệp hội này đã tiến hành Hội nghị nhằm thiết lập một tổ chức chính trị mang tính toàn quốc, là đại diện cho quốc gia Ấn Độ, đó là: Đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ (Indian National Congress) – hay còn gọi là Đảng Quốc Đại.

Mặc dù được các đại biểu từ ba hiệp hội của phong trào đấu tranh chống chính quyền Thực dân Anh thành lập nên, nhưng Đảng Quốc Đại giai đoạn đầu vẫn hoạt động trên danh nghĩa của chính quyền này và là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp địa chủ và giới tư sản yêu nước Ấn Độ. Tư bản người Anh sử dụng Đảng Quốc Đại như một công cụ dùng để đánh lạc hướng các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ. Trong các thành phần đại biểu của Đảng Quốc Đại trong 6 kỳ họp đầu tiên, địa chủ trí thức chiếm 50%, tầng lớp thương nhân, người cho vay lấy lãi chiếm 25% và 25% còn lại là địa chủ buôn bán ruộng đất.

Trong quá trình hoạt động và đấu tranh nội bộ, Đảng Quốc Đại bị phân hóa thành hai khuynh hướng đối lập nhau, đó là phái dân chủ “cấp tiến” và phái dân chủ “ôn hòa”.

Phải dân chủ “cấp tiến” bao gồm các tiểu tư sản, tư sản cấp dưới do Bal Gangadhar Tilak (1856 – 1920) đứng đầu. Những thành viên của đảng phái này

phản đối đường lối đấu tranh “ôn hòa” của giới lãnh đạo Đảng Quốc Đại. Chủ trương của phái dân chủ “cấp tiến” là lật đổ ách đô hộ của Thực dân Anh và kêu gọi nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh này mà Tilak gọi là hành động theo bổn phận chính nghĩa. Cùng với chủ trương của mình, Bal Gangadhar Tilak đã đưa công cuộc đấu tranh giành độc lập trở lại gắn liền với chế độ đẳng cấp hà khắc của Hindu giáo và những hủ tục cổ xưa, mà không gắn cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Ấn Độ với đấu tranh phong kiến [17, tr. 95].

Đối lập với phái dân chủ “cấp tiến” là phái dân chủ “ôn hòa” của giới cầm quyền Đảng Quốc Đại. Đảng phái này chủ trương đấu tranh phi vũ trang, chủ yếu là các hoạt động tuyên truyền, cổ động, đưa ra yêu sách yêu cầu chính quyền Thực dân Anh thực hiện quyền bình đẳng dân tộc, xóa bỏ đạo luật bảo hộ thuế quan, tập trung phát triển nông nghiệp,… Mặc dù chủ trương đấu tranh theo đường lối “ôn hòa”, phi vũ trang nhưng các hoạt động của đảng phái này đã có những ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ.

Đến cuối thế kỷ XIX, Đảng Quốc Đại bước vào thời kỳ khó khăn do chưa thống nhất được một đường lối cương lĩnh đúng đắn. Đúng lúc đó, Mahatma Gandhi vừa từ Anh trở về và gia nhập vào tổ chức này, đường lối chính trị của Đảng Quốc Đại từ đây đã được đổi mới. Từ những thực tiễn về bức tranh chính trị nước Ấn, Mahatma Gandhi đã hệ thống lại toàn cảnh nền triết học Ấn Độ, dựa trên cơ sở đó đề ra đường lối đấu tranh riêng cho Đảng Quốc Đại và nhân dân nước này. Mahatma Gandhi đã từng bước xây dựng Đảng Quốc Đại trở thành một tổ chức quần chúng theo đúng nghĩa của nó.

Năm 1920, tại Đại hội Nagpu, Đảng Quốc Đại đã đề ra và nêu cao mục đích của mình là đấu tranh giành quyền tự trị cho Ấn Độ bằng nhiều biện pháp và trở thành một đảng phái chính trị chính thức “bước vào một cuộc xung đột liên tiếp với chính quyền Anh”. [8, tr. 147, tập 2]

Trong Thế chiến thứ nhất, giai cấp tư sản Ấn Độ liên tục tiến hành các cuộc đấu tranh bằng nhiều hình thức khác nhau và mặc dù từ đó đã có nhiều tổ chức được thành lập, như: Liên đoàn Tự trị của Bal Gangadhar Tilak, Đảng Cộng sản Ấn Độ ra

đời ở Bengal,…nhưng cuối cùng đều bị giải tán. Sau này, phái dân chủ “ôn hòa” của Đảng Quốc đại với sự tiếp thu tư tưởng “bất bạo động” của Mahatma Gandhi đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến các phong trào của quần chúng nhân dân Ấn Độ và là nhánh chính đảng có vai trò đứng đầu trong hệ thống Đảng Quốc Đại. Cùng với sự lãnh đạo của Mahatma Gandhi và đường lối chính trị “bất bạo động”, Đảng Quốc đại đã đứng ra lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của Thực dân Anh và thành lập Nhà nước Cộng hòa Ấn Độ.

Sự ra đời của Đảng Quốc Đại là một bước ngoặt quan trọng đối với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ, đánh dấu sự thức tỉnh và nổi dậy mạnh mẽ của nhân dân, đặt thêm một viên gạch vững chắc cho sự phát triển mang tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Thực dân ở Ấn Độ. Là một chính đảng quốc gia đầu tiên ở Ấn Độ, ra đời ngược với ý muốn của chính quyền Thực dân Anh, Đảng Quốc Đại từ những nhiệm vụ về kinh tế chính trị ban đầu đã dần chuyển sang những hoạt động đấu tranh chính trị xuất phát từ lòng yêu nước, dựa trên lập trường của chủ nghĩa dân tộc. Từ những mục đích cao cả đó, Đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ đã trở thành tổ chức phản ánh và đại diện cho quyền và lợi ích của quần chúng nhân dân, góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ. Không chỉ có địa chủ, thương nhân và giai cấp tư sản nói chung, Đảng Quốc Đại từ đấy đã kết nạp thêm nhiều thành viên thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau cùng tham gia hoạt động. Có thể thấy, Đảng Quốc Đại là sự “kết tinh của phong trào dân tộc Ấn Độ về chính trị và tổ chức, đáp ứng nguyện vọng của phần lớn quần chúng nhân dân dưới sự đứng đầu của tầng lớp “tinh hoa có giáo dục” của xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ [17, tr. 94].

2.1.3. Những hoạt động đấu tranh tiêu biểu của Mahatma Gandhi và Đảng Quốc Đại giai đoạn 1917 - 1950

a. Phong trào đấu tranh đòi quyền tự trị Swaraj

Kể từ sau khi được thành lập vào cuối thế kỷ XIX, Đảng Quốc Đại cùng với đội ngũ lãnh đạo của mình đã có những bước phát triển vượt bậc, đứng đầu trong những cuộc đấu tranh cùng nhân dân Ấn Độ chống lại chủ nghĩa Thực dân, là chỗ dựa vững chắc cho sự nghiệp độc lập dân tộc của Ấn Độ. Hoạt động đấu tranh mạnh

mẽ và nổi bật nhất của Đảng phái này kể từ khi thành lập là Phong trào chống chia cắt Bengal – di sản bạo lực của cuộc chia cắt Ấn Độ trong những năm 1903 – 1908. Cũng từ sau hoạt động này, năm 1908, Đảng Quốc Đại đã xác định mục tiêu quan trọng nhất của mình là giành quyền tự trị cho Ấn Độ.

Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Ấn Độ cũng chịu nhiều ảnh hưởng nặng về về kinh tế, chính trị, xã hội,…do Chiến tranh Thế giới Thứ nhất (1914 – 1917) gây ra. Trận thế chiến này đã đẩy cuộc sống của nhân dân Ấn Độ rơi vào cảnh cùng cực, làm cho tư sản Ấn Độ đạt được tốc độ phát triển nhanh chóng. Và hơn hết Thực dân Anh đã áp dụng được các chính sách ảo nhằm phục vụ cho quyền lợi của mình tại Ấn Độ trong giai đoạn hết sức khó khăn này đối với những nước bị ảnh hưởng của Chiến tranh Thế giới thứ nhất như Ấn Độ. Cam kết về việc trả lại một phần quyền tự trị cho Ấn Độ sau khi kết thúc Thế chiến thứ nhất đã mở ra cho nhân dân Ấn Độ nói chung và Đảng Quốc Đại nói riêng một triển vọng to lớn trên con đường đòi lại quyền độc lập tự chủ của mình. Tuy nhiên, ngay sau khi cuộc chiến kết thúc, thực dân Anh đã bác bỏ chính sách ban đầu của mình dành cho Ấn Độ, đưa ra và thi hành chế độ “lưỡng quyền” cho đất nước này. Cụ thể, chính quyền Anh vẫn giữ nguyên bộ máy cai trị của mình, chỉ tăng thêm một số thành viên người Ấn Độ vào Hội đồng nhà nước; chuyển đổi sang chế độ long viện (Thượng viện và Hạ viện) nhưng trên thực tế, quyền lập pháp vẫn nằm trong tay người Anh, lưỡng viện chỉ là cơ quan tư vấn trên danh nghĩa.

Trước những động thái đi ngược lại với cam kết của mình đối với Ấn Độ, người dân nước này đã nổi dậy đấu tranh chống thực dân Anh một cách mạnh mẽ. Trước tình trạng bất mãn ngày càng lên cao của người Ấn, ngày 18 tháng 3 năm 1919, chính quyền Anh đã đề ra Đạo luật Rowlatt nhằm tự cho phép mình được quyền khám xét, bắt bớ và đàn áp nhân dân Ấn Độ. Nhờ khả năng nhìn xa trông rộng của mình, ngay từ khi Đạo luật Rowlatt chưa được công bố, Mahatma Gandhi đã công khai gửi đi một lá thư với thông điệp kêu gọi toàn thể nhân dân Ấn Độ cùng với ông đứng lên chống lại chính sách cai trị vô lý này của người Anh. Ban đầu, ông khởi xướng và thành lập tổ chức Satjagraha Sabha không có sự hậu thuẫn của Đảng Quốc Đại ở Bombay nhưng tổ chức này hoạt động không hiệu quả. Sau này, khi Đảng Quốc Đại ra tay bảo trợ, Mahatma Gandhi đã đưa ra sáng kiến thực

hiện phong trào Hartal – một hình thức bãi công đặc biệt, nhằm đình chỉ tất cả các hoạt động kinh tế, sản xuất, quân sự,…của người Ấn.

Nguyên nghĩa của từ “Hartal” trong tiếng Hindi có nghĩa là “đóng cửa hiệu”, Mahatma Gandhi dùng từ này cho phong trào do ông khởi xướng nhằm kêu gọi nhân dân Ấn Độ tuyệt thực, cầu nguyện, tổ chức các cuộc biểu tình hòa bình nhằm chống lại Đạo luật Rowlatt ở nhiều nơi trên khắp Ấn Độ như Delhi, Amritsar, Lahore, Ahmedabad, Multana, Jallandar, Karrnal,… Phong trào đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của đông đảo các tầng lớp nhân dân Ấn Độ, đặc biệt phát triển mạnh ở Punjab, điển hình là Amritsar. Trước sự phát triển như vũ bão của phong trào Hartal, thực dân Anh đã tăng cường đàn áp nhân dân Ấn Độ và đỉnh điểm là vào ngày 13 tháng 4 năm 1919 khi hàng nghìn người dân vô tội bị sát hại ở Amristar. Từ sự kiện đi ngược lại với những cuộc đấu tranh hòa bình của người Ấn, phong trào quần chúng nhằm phản đối chính quyền Anh bùng lên khắp Punjab và nhanh chóng lan ra cả nước. Tất cả các cuộc nổi dậy trong giai đoạn này đều chung một khẩu hiệu chống Thực dân Anh, đòi thiết lập nền tự trị cho Ấn Độ và vượt qua khỏi phạm vi bất bạo động do Mahatma Gandhi đề xướng.

Trước tình hình trên, Mahatma Gandhi và Đảng Quốc Đại đã công khai lên án những hành động bạo lực của quần chúng nhân dân Ấn Độ cũng như của chính quyền Thực dân, đồng thời kêu gọi mọi người tuân theo đường lối thống nhất của Satjagraha, giúp đội ngũ lãnh đạo Đảng Quốc Đại lập lại “trật tự Ấn Độ”. Đảng phái này cũng công khai chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Anh là lập ủy ban điều tra đối với chính quyền này, với sự tham gia của Motilal Nehru, Chittaranjan Das, Mukund Ramrao Jayakar, Hatim A. Tyabji và Mahatma Gandhi, tẩy chay chính quyền Hunter của Thực dân Anh. Ngay sau đó, Đảng Quốc Đại cũng đã tiến hành cải tổ lại cơ cấu chính trị và đưa ra đường lối “bất hợp tác trong đấu tranh bạo động” làm cơ sở cho các cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị sau này.

Nhờ những cải cách kịp thời và đúng đắn nói trên, Đảng Quốc Đại ngày càng phát triển và thu hút được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. Đảng Quốc Đại lúc bấy giờ đã từng bước hoàn thiện, xây dựng được một cơ cấu tổ chức từ Trung ương

đến cơ sở, trở thành một chính đảng ngày một hoàn thiện hơn và là một đại diện của giai cấp tư sản yêu nước Ấn Độ.

Sự phát triển của cuộc vận động đấu tranh chống Đạo luật Rowlatt là chưa từng có trong lịch sử phong trào dân tộc chủ nghĩa, thể hiện sự đoàn kết giữa các tầng lớp, cộng đồng xã hội Ấn Độ và cho thấy một phương pháp đấu tranh trong ôn hòa nhưng mang lại hiệu quả cao. Có thể nói, sự kiện Hartal này là khởi đầu cho con đường đấu tranh phi bạo động dựa trên tinh thần Ahimsa của Mahatma Gandhi.

Đầu năm 1922, sau sự kiện nhân dân nổ súng tấn công cảnh sát ở một ngôi làng nhỏ thuộc Uttar Pradesh – bang đông dân nhất của Ấn Độ, Mahatma Gandhi đã ngay lập tức triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Đảng Quốc Đại vào ngày 12 tháng 02 năm 1922 ở Bardoli và quyết định đình chỉ toàn bộ các phong trào toàn dân “bất hợp tác” và thay vào đó là một cương lĩnh với đường lối đấu tranh ôn hòa. Trái với mong đợi của Gandhi, Nghị quyết Bardoli không những không mang lại hiệu ứng tích cực trong nhân dân mà còn để lại hậu quả nghiệm trong cho các phong trào quần chúng, làm cho phong trào này ngày càng lắng xuống.

Cùng với tình hình chung của thế giới thời bấy giờ, cách mạng Ấn Độ bước vào thời kỳ thoái trào đầy khó khăn, thách thức. Lợi dụng điều này, Thủ tướng Anh lúc bấy giờ là David Lloyd George đã trắng trợn tuyên bố chính sách về Ấn Độ của chính quyền Thực dân là không trao quyền tự trị cho nước này. Tuyên bố này càng làm cho nhân dân Ấn Độ thêm căm phẫn, Đảng Quốc Đại rơi vào khủng hoảng trầm trọng, số Đảng viên rời Đảng ngày càng nhiều.

b. Thời kỳ đấu tranh đòi “độc lập hoàn toàn” (Purna Swaraj)

Từ năm 1924, các nhóm Đảng Cộng sản hoạt động bí mật ở Ấn Độ ngày càng nhiều, họ tăng cường truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Ấn Độ. Cũng trong thời gian này, ở Ấn Độ xuất hiện một phái đảng “cánh tả” đại diện cho giai cấp tiểu tư sản, còn gọi là phái “cấp tiến” do Jawaharlal Nehru đứng đầu, vận động nhân dân Ấn Độ đấu tranh nhằm đạt được “Purna Swaraj” – độc lập hoàn toàn. Phái “cánh tả”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tinh thần ahimsa trong đời sống chính trị của mahatma gandhi (Trang 48 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)