CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ảnh hƣởng của phƣơng thức đấu tranh Bất bạo động của Gandhi trên
3.1.2. Một số phong trào đấu tranh bất bạo động khác – nhận xét
Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (1910 - 1996), Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1980 - 1981), Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969 - 1976) đã từng nói: “Dân chủ không thể có bằng sự
Đấu tranh bất bạo động hay phản kháng phi bạo lực là một hình thức đấu tranh không dùng vũ khí mà sử dụng việc tập hợp số đông quần chúng làm sức mạnh để gây áp lực và hóa giải một thế lực đối kháng với họ.
Mahatma Gandhi được coi như là người đầu tiên áp dụng thể đấu tranh này để giải phóng dân tộc Ấn Độ ra khỏi sự đô hộ của Anh mà dân Ấn không phải hy sinh một giọt máu nào cho sự độc lập của quốc gia họ. Đấu tranh bất bạo động cũng được biết đến từ cuộc nổi dậy của sắc dân da đen ở Mỹ, lãnh đạo bởi Tiến sĩ Martin Luther King, và cũng đã được nhiều dân tộc trên thế giới áp dụng như tại các nước Trung Đông trong Mùa Xuân Ả Rập.
Cuộc đấu tranh bất bạo động hiện nay bao gồm hoạt động biểu tình phản chiến hoặc phản đối thực trạng bất công của xã hội như Phong trào Chúng tôi Thuộc về 99% (We are the 99%) nhằm phản đối bất bình đẳng thu nhập tại Hoa Kỳ. Nhiều phong trào thúc đẩy các triết lý về bất bạo động hoặc hòa bình đã áp dụng một cách thực tế các phương pháp hành động bất bạo động như một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu xã hội hoặc chính trị.
Tuy nhiên, các phong trào “phản kháng phi bạo lực” như biểu tình đông người vẫn có thể chuyển sang sử dụng các biện pháp bạo lực (bạo động, đốt phá, tấn công vũ trang) quyết liệt, nhất là khi các tổ chức tình báo nước ngoài đứng sau phong trào đó. Các nhà tổ chức các cuộc “Đấu tranh bất bạo động” ở Gruzia, “cách mạng cam” ở Ukraine và Mùa xuân Ả Rập ở các nước Bắc Phi và Trung Đông... là các cơ quan tình báo của các nước phương Tây, các tổ chức phi chính phủ, các "quỹ tài trợ dân chủ", thậm chí cả các lực lượng đặc nhiệm từ bên ngoài có chức năng huấn luyện chiến thuật quân sự cho các lực lượng đối lập. Ban đầu là "Đấu tranh bất bạo động", nhưng nếu không đạt mục tiêu đề ra thì các lực lượng đối lập sẵn sàng chuyển sang sử dụng bạo động, đốt phá, gây chiến tranh để lật đổ chính phủ. Trên thực tế, nhiều cuộc chính biến ở Đông Âu, Trung Đông đã chuyển từ "phi bạo lực" ban đầu sang chiến tranh quy mô lớn như nội chiến Syria, nội chiến Ukraine, nội chiến Libya….
Các ứng dụng của đấu tranh bất bạo động
1. Để cải thiện một khiếm khuyết trong xã hội hay bày tỏ một quan điểm của mình về một vấn đề nào đó.
2. Để phản đối một nhà độc tài, một thể chế chính trị không được đa số người dân ủng hộ: có phạm vi rộng lớn, với sự tham gia của nhiều thành phần quần chúng. Hoạt động này còn có mục đích kêu gọi tiến hành Tổng tuyển cử trước thời hạn để bầu lên nhà lãnh đạo mới được đa số người dân ủng hộ.
Các nguyên tắc của đấu tranh bất bạo động
Đây là một biện pháp hữu hiệu cho một số đông yếu thế chống lại một thiểu số có quyền lực trong tay. Có nhiều phương thức đấu tranh bất bạo động nhưng tựu trung có thể bao gồm các nguyên tắc sau:
Bất tuân dân sự: Tức là người tham gia đấu tranh có thể từ chối thực hiện những việc mà họ vẫn thường làm, hoặc được trông đợi sẽ làm.
Hành động cố ý thực hiện: Tức là người tham gia đấu tranh có thể thực hiện những việc mà họ thường không làm, hoặc không được trông đợi sẽ làm, hoặc bị cấm thực hiện.
Thuyết phục và thƣơng lƣợng: để bắt đối phương chấp nhận các điều kiện của mình. Điều này chỉ thực hiện ở giai đoạn cuối cùng, khi phe đối lập đã bị dồn vào thế phải nhượng bộ.
Thƣợng tôn pháp luật: Tức là không được xâm phạm lợi ích chung của xã hội và lợi ích hợp pháp của các cá nhân khác trong xã hội. Hoạt động đấu tranh bất bạo động được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ nhưng những người tham gia đấu tranh cũng phải tuân thủ pháp luật.
Tôn trọng và thƣơng yêu đối phƣơng: Tức là tránh tư tưởng bạo lực bên ngoài (cơ thể) mà còn tránh bạo lực bên trong (tinh thần), không những không tiêu diệt đối phương mà còn không căm ghét đối phương.
Những phƣơng cách hành động
Lên tiếng và thuyết phục: Tức là một nhóm người thể hiện sự ủng hộ hay phản đối một điều gì đó nhằm thay đổi nhận thức của cộng đồng tới một vấn đề nào đó. Mục đích chính của hành động này là gửi thông điệp tới đối phương hoặc những người có khả năng thực hiện những thay đổi cần thiết trong xã hội. Hoạt động này diễn ra ôn hòa, không sử dụng hung khí và vũ lực để gây mất trật tự xã hội.
Bất hợp tác: Tức là từ chối thực hiện hoặc gây trở ngại cho các hoạt động đang gây phương hại cho xã hội hoặc trái với lợi ích, nguyện vọng chung của xã hội. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn phải tuân thủ luật pháp của xã hội nhằm tránh những xung đột bạo lực không cần thiết.
Can thiệp: Tức là phản kháng trực tiếp khi đối phương có dấu hiệu sử dụng vũ lực để đàn áp. Tuy nhiên, những người tham gia phản kháng vẫn không được sử dụng hung khí và vũ lực mà chỉ được sử dụng các phương thức phi vũ lực như lời nói, áp phích, truyền đơn, nhưng nội dung tuyên truyền phải đúng sự thật và được kiểm chứng.
Tiến sĩ Gene Sharp, một nhà nghiên cứu của học viện Albert Einstein, đã tổng hợp kinh nghiệm đấu tranh bất bạo động hữu hiệu của nhiều nước trên thế giới đã đưa ra bảng liệt kê gần 200 phương cách đấu tranh trong cuốn sách From
Dictatorship To Democracy - Từ độc tài đến dân chủ của ông. Trên tổng thể, các
phương cách này dựa vào 4 phương thức lớn sau:
1. Phương thức phản đối và thuyết phục bất bạo động, phương thức bất tuân dân sự.
2. Phương thức bất hợp tác kinh tế: như tẩy chay kinh tế và đình công (tuy nhiên, hoạt động này phải theo tinh thần thượng tôn pháp luật).
3. Phương thức bất hợp tác chính trị. 4. Phương thức can dự bất bạo động.
Có một điều cần chú ý là khi tiến hành các phương pháp này cần tuân thủ các nguyên tắc của hoạt động đấu tranh bất bạo động để giữ tính chính danh.
Hoạt động giả danh đấu tranh bất bạo động
Hoạt động đấu tranh bất bạo động có ý nghĩa rất tốt, nhưng nhiều lúc đã bị lợi dụng để phục vụ các mục tiêu chính trị ngầm phía sau. Việc lợi dụng khác với đấu tranh chống bạo động chân chính ở điểm là: hoạt động lợi dụng danh nghĩa đấu tranh bất bạo động không có người tổ chức, không có lãnh tụ uy tín (hoặc người tổ chức ngầm đứng phía sau thao túng, không lộ diện). Nếu so sánh với hoạt động đấu tranh bất bạo động của Mahatma Gandhi thì sẽ thấy rõ ràng là những sự kiện tại Ấn Độ đều có sự lãnh đạo, hướng dẫn của lãnh tụ đòi độc lập dân tộc của Ấn Độ là Mahatma Gandhi, ông đã phải tổ chức những phong trào đấu tranh có tổ chức rộng khắp trên Ấn Độ chứ không chỉ ở một địa điểm nào đó để đánh bóng tên tuổi1
. Đấu tranh bất bạo động chân chính sử dụng nguồn tin được kiểm chứng, được mọi người công nhận tính đúng đắn để đấu tranh; còn hoạt động giả danh đấu tranh bất bạo động thường sử dụng thông tin bị bóp méo, vu khống, bịa đặt để kích động đám đông mù quáng tin theo..
Các cuộc cách mạng bất bạo động đầu thập niên 2010 bao gồm Mùa xuân Ả Rập là tiêu biểu của việc giả danh đấu tranh bất bạo động. Ban đầu là một loạt các hành vi bất tuân dân sự, biểu tình ngồi, và cuộc tổng đình công được tổ chức bởi các phong trào đối lập. Tuy nhiên, sau giai đoạn "bất bạo động" ban đầu, lực lượng đối lập sẽ thực hiện bạo loạn lật đổ hoặc chiến tranh quân sự quyết liệt nếu thấy cần thiết, đẩy đất nước vào nội chiến hoặc bị quân đội nước ngoài tấn công, điển hình là ở Syria, Libya, Yemen…