Biện pháp đàm phán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tinh thần ahimsa trong đời sống chính trị của mahatma gandhi (Trang 89 - 91)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.3. Kiến nghị phƣơng pháp giải quyết xung đột đối với các vùng đang bị

3.3.1. Biện pháp đàm phán

Đầu tiên, về phương diện pháp lý, sử dụng biện pháp đàm phán để giải quyết các tranh chấp hiện nay là hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và nghĩa vụ hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế. Các quốc gia và vùng lãnh thổ có xung đột nói trên hoàn toàn có đầy đủ cơ sở, chứng cứ pháp lý để thực hiện giải quyết tranh chấp với mục tiêu bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ quốc gia.

Mặt khác, xét về bản chất của biện pháp đàm phán, vì là một biện pháp ưu tiên trong các biện pháp về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, trong đó ý chí và thỏa thuận ý chí được triệt để sử dụng. Do đó, đối với đa số các tranh chấp hiện nay, khi các yêu sách hầu hết đều mâu thuẫn, thì biện pháp đàm phán được xem là một phương thức để các bên tiến hành và trao đổi các quan điểm, đi tới những đồng

thuận về giải pháp cho tranh chấp của mình. Ngoài ra, trong biện pháp đàm phán, ý chí của mỗi bên không bị chi phối và tác động bởi một bên thứ ba nào đó, vì vậy mà kết quả đàm phán dễ thỏa mãn với nguyện vọng của mỗi bên hơn hết. Đây chính là cơ chế để thực hiện biện pháp đàm phán, các tranh chấp hiện nay cần đến một kênh đối thoại giữa các bên hữu quan trong quan hệ tranh chấp, do đó biện pháp đàm phán chính là biện pháp ưu tiên và có tính xuyên suốt trong lịch sử giải quyết tranh chấp quốc tế.

Xét trên một khía cạnh khác, thực tế trong thời gian qua, các tranh chấp nói trên hầu như vẫn giữ nguyên hiện trạng, tình hình nóng lên và dịu đi ở các vùng tranh chấp vẫn luân phiên đổi chỗ cho nhau, đây là hệ quả để lại do những khác biệt về quan điểm chính trị bị chi phối. Biện pháp đàm phán, ở một khía cạnh nào đó được đề cập đến như một cách thức để thể hiện các ý chí chính trị. Trong thời gian tới, hiện trạng của những tranh chấp này dự đoán sẽ không mấy cải thiện khi mà quan điểm của các bên liên quan vẫn còn nhiều khác biệt, do đó, đàm phán là biện pháp có khả năng xây dựng lại những cuộc đối thoại trực tiếp nhằm tìm kiếm những quan điểm tương đồng về đường lối giải quyết các tranh chấp này. Biện pháp này được tiếp cận rộng rãi đối với tất cả các bên trong quan hệ tranh chấp nếu được đề cập tới. Bởi vì, đối với một số nước, chẳng hạn như CHDCND Triều Tiên trong quan hệ Mỹ - Triều, trước nay chỉ chấp nhận những cuộc đàm phán song phương để giải quyết; không tiếp nhận với tư cách là một cuộc đàm phán đa phương, khu vực.

Trong đàm phán, bất lợi sẽ xảy ra cho một bên nếu cuộc đàm phán có sự chênh lệch trong cán cân quyền lực, sức mạnh và lợi ích đối lập; ngược lại, đối với sự tương quan cân bằng mặc dù không hẳn ở mức tuyệt đối được xem là có lợi. Quan hệ của các bên tranh chấp trong khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nằm ở mặt đối lập này, có nghĩa là sử dụng biện pháp đàm phán trong quan hệ Nga – Ukraine sẽ giải quyết được những mâu thuẫn giữa Nga và NATO.

Tóm lại, các quốc gia và vùng lãnh thổ có thể đàm phán trực tiếp hoặc với hình thức trung gian, vì có thể thảo luận và thương lượng lợi ích. Tuy nhiên, đối với một số nước, chỉ có đàm phán thôi thì khó đem lại một biện pháp thành công. Và như vậy, tất cả các yêu sách của một bên đối với các yêu sách phản kháng của bên

còn lại luôn luôn trong tình trạng đối lập để yêu cầu lợi ích. Đối với một nước lớn, kiên quyết và tạo thế đứng vững chắc là một đối sách thông minh để kìm hãm hành vi gây hấn và sẵn sàng bảo vệ lợi ích quốc gia. Đàm phán chỉ là một biểu hiện hình thức của biện pháp khi đề xuất giải quyết tranh chấp, còn về mặt bản chất chính trị, đó là chính sách quốc gia về bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, bảo vệ nền kinh tế, thương mại,…, trong đó đặc biệt chú trọng luật pháp quốc tế trong giải quyết các tranh chấp, xung đột này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tinh thần ahimsa trong đời sống chính trị của mahatma gandhi (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)