Một số vấn đề tranh chấp, xung đột trên thế giới hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tinh thần ahimsa trong đời sống chính trị của mahatma gandhi (Trang 83 - 88)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2 Các xung đột trên thế giới hiện nay và việc áp dụng nguyên tắc hòa bình

3.2.1. Một số vấn đề tranh chấp, xung đột trên thế giới hiện nay

Ngày nay, khi xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa ngày một mở rộng cùng với sự phát triển, tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật công nghệ của nhiều quốc gia trên thế giới thì vấn đề hợp tác giữa các nước trở nên phổ biến và rất cần thiết. Tuy nhiên, chính điều này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng, có thể dẫn đến tranh chấp, xung đột trên nhiều lĩnh vực: chính trị, chủ quyền,

kinh tế, quân sự,…Thực tế, trong những năm trở lại đây, những tranh chấp này xuất hiện ngày càng nhiều tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới.

Nhìn từ góc độ an ninh quốc gia, có thể nói trong năm 2018 thế giới dường như không xảy ra chiến tranh giữa các quốc gia và khu vực. Những cuộc nội chiến hay tranh chấp ở một vài khu vực điểm nóng trên thế giới từ trước đến nay vẫn còn âm ỉ nhưng mức độ căng thẳng đã giảm, có thể thấy ở cuộc xung đột giữa Israel với Palestine và Syria - Yemen đã manh nha giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Cuộc chiến giữa Mỹ, Arab Saudi và các quốc gia đồng minh khác với Iran ở vùng Vịnh Persian căng thẳng vẫn tiếp tục gia tăng nhưng may mắn vẫn không xảy ra đụng độ quân sự, và chiến tranh càng không có cơ hội phát triển sau khi Mỹ rút khỏi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) được ký kết bởi Iran với nhóm P5+1.

Ở châu Âu, căng thẳng leo thang giữa Ukraine và Nga, song chính phủ hai nước cũng đã nỗ lực đề vấn đề nổ súng không tiếp diễn … Tiến trình đàm phán và hòa giải giữa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên với Mỹ và Hàn Quốc tuy chưa có được thỏa thuận chung và đạt được mục đích cuối cùng trong năm 2018, nhưng tình hình dự báo sẽ có những tiến triển mới, tuy chậm nhưng khả quan.

Cuộc giao tranh giữa quân đội Afghanistan và phiến quân Taliban đã đẩy nước này rơi vào tình trạng an ninh bất ổn và kể từ khi cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra vào ngày 20 tháng 10 năm 2018, tình hình ngày càng trở nên căng thẳng, các vụ tấn công đẫm máu đã khiến hàng trăm người thiệt mạng và bị thương. Phiến quân Taliban kêu gọi người dân Afghanistan tẩy chay cuộc bầu cử vì cho rằng Mỹ đã lợi dụng cuộc bầu cử này nhằm hợp pháp hóa sự chiếm đóng cũng như sự hiện diện của quân đội nước này tại Afghanistan. Taliban đã âm mưu phá hoại cuộc bầu cử để phơi bày sự yếu kém của chính phủ Afghanistan trong bối cảnh viện trợ quốc tế đang ngày một cắt giảm. Trước tình thế đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đang xem xét lại quyết định cắt giảm quân đội Mỹ ra khỏi Afghanistan. Theo các chuyên gia, nếu điều này được Mỹ chính thức áp dụng thì trong tương lai không xa, Afghanistan sẽ trở thành “điểm nóng” mới về chính trị - an ninh khu vực, bởi lực lượng an ninh – quốc phòng của chính quyền Kabul vẫn còn quá yếu kém và rất dễ

bị phá vỡ nếu không có sự nhập cuộc, hỗ trợ của các cường quốc lớn trên thế giới. Và lý do thứ hai là, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một tiến trình hòa giải dân tộc đúng nghĩa nào đủ khả năng kết nối toàn bộ các phe nhóm đối lập ở Afghanistan thành một khối thống nhất, cùng đấu tranh vì mục tiêu hòa bình, ổn định để tái thiết đất nước.

Năm 2018, quan hệ Mỹ - Trung chứng kiến những sóng gió chưa từng thấy trong lịch sử quan hệ hai nước. Không chỉ căng thẳng thương mại leo thang, quan hệ Mỹ - Trung còn xảy ra xung đột ở một các loạt vấn đề khác liên quan đến chính trị. Việc Trung Quốc đẩy mạnh sức ảnh hưởng toàn cầu thông qua chiến lược “Vành đai, Con đường” lên những quốc gia vốn được coi là đồng minh của Mỹ đã khiến Mỹ đặc biệt lo ngại. Washington đã bắt đầu triển khai các biện pháp mạnh nhằm cạnh tranh với cuộc chiến này của Trung Quốc, trong đó có việc phát động một chương trình hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng ở các nước đang phát triển.

Quan hệ Nga - Ukraine bắt đầu “nóng” trở lại khi ngày 03 tháng 12 năm 2018, Tổng thống Ukraine P. Poroshenko trình Quốc hội một dự luật khẩn về việc chấm dứt Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và đối tác Nga - Ukraine. Nguyên nhân chính là do trước đó, ngày 25 tháng 11 năm 2018, một số tàu quân sự của Nga đã nổ súng tấn công và bắt ba tàu hải quân Ukraine cùng toàn bộ thủy thủ đoàn ở eo biển Kerch, nối biển Đen và biển Avoz, gần Crimea, với cáo buộc tàu hải quân Ukraine vi phạm lãnh hải Nga, trong khi hải quân Ukraine phớt lờ các yêu cầu dừng lại của phía Nga và tiếp tục thực hiện những hành động nguy hiểm. Ukraine đã ban hành Thiết quân luật 30 ngày, kêu gọi các quốc gia đồng minh phương Tây ủng hộ và tiến hành gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga. Vụ việc này cũng dẫn đến hàng loạt động thái căng thẳng khác, gây ra lo ngại về cuộc đối đầu vũ trang giữa hai nước láng giềng Đông Âu.

Nước Pháp những ngày cuối năm 2018 đã lao đao bởi các cuộc biểu tình của lực lượng “áo vàng” phản đối kế hoạch tăng giá nhiên liệu của Chính phủ. Bắt nguồn từ những cuộc biểu tình đơn lẻ, phong trào “áo vàng” đã thu hút hàng chục nghìn người xuống đường biểu tình ôn hòa, sau đó nhanh chóng trở thành biểu tình bạo động lan rộng trên nhiều thành phố lớn của Pháp. Tại Thủ đô Paris, người biểu

tình đã phong tỏa nhiều tuyến đường quan trọng, đốt phá hàng loạt xe hơi, đập phá các văn phòng, cửa hàng và đụng độ với cảnh sát. Từ Pháp, cuộc biểu tình đã lan rộng sang nhiều quốc gia châu Âu khác, như Bỉ, Hà Lan, Italy. Nền kinh tế vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng tài chính, việc một số nước giàu phải gánh vác gánh nặng tài chính thay cho các nước vẫn lún sâu trong khủng hoảng kinh tế trong Liên minh châu Âu EU đã khiến cho tình trạng bất ổn kinh tế - xã hội kéo dài mà không tìm ra hướng giải quyết. Điều đó đã khiến người dân thổi bùng ngọn lửa biểu tình sau khi có sự tiên phong của lực lượng “áo vàng”, mở đường cho phong trào ly khai tại khu vực này, như việc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu - EU (Brexit) hay Catalonia đòi tách khỏi Tây Ban Nha…

Căng thẳng giữa Qatar với Arab Saudi, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập khiến cho khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh, Trung Đông không có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong bối cảnh các nước trong khu vực vẫn tiếp tục duy trì những biện pháp tẩy chay đối với Qatar càng làm cho cuộc khủng hoảng này đang có nguy cơ nóng thêm. Ngược lại, phía Qatar cũng không có ý định nhân nhượng. Hai bên đã có những biện pháp trừng phạt kinh tế lẫn nhau. Trong những ngày cuối năm 2018, Qatar cũng tuyên bố sẽ rút khỏi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Bất chấp sự phản đối từ chính quyền Palestine và hàng loạt quốc gia trên thế giới, tháng 5 năm 2018, Mỹ chính thức chuyển Đại sứ quán Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Palestine từ Tel Aviv về Jerusalem. Đây là một trong những chính sách ngoại giao gây tranh cãi nhất của Tổng thống Mỹ Donal Trump trong năm 2018. Động thái này của Mỹ này đã châm ngòi cho làn sóng biểu tình và bạo lực đẫm máu mới ở dải Gaza, khiến tình hình ở Trung Đông càng trở nên phức tạp.

Các nước châu Âu đã trải qua một năm 2018 nhiều biến động và điều này đã tiếp diễn trong năm 2019 khi nhiều sự kiện tác động đến tình hình chính trị của “lục địa già”. Pháp cũng là một thách thức an ninh trên bản đồ châu Âu khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đối mặt với sức ép gia tăng từ làn sóng biểu tình “áo vàng”, vốn kéo dài từ cuối năm 2018 tại nước này. Ngoài ra, một số sự kiện khác cũng gây chú ý, như cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 5 năm 2019, vốn

được xem là sẽ đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của các đảng cánh hữu; sự bất ổn trong bức tranh chính trị của Đức trước thời điểm Thủ tướng Angela Merkel kết thúc nhiệm kỳ; hay vấn đề của Italy - quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các tác động kinh tế tiêu cực trong khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Nơi có nguy cơ xảy ra chiến tranh hơn cả là Ukraine sau xung đột của hải quan hai nước trên biển Đen hồi tháng 11 năm 2018, khi Moscow cáo buộc Kiev xâm nhập trái phép lãnh hải của Nga, điều mà Ukraine bác bỏ. Có thể dự đoán dựa trên thực tế rằng, việc tăng cường sự hiện diện quân sự của các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và lực lượng quốc phòng của Nga tại khu vực này là điều khó tránh khỏi.

Đối với Trung Đông, các chuyên gia cho rằng, 2019 sẽ là năm then chốt đối với cuộc xung đột tại Yemen và Syria, đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ D. Trump quyết định rút toàn bộ quân đội (khoảng 2.000 binh lính) khỏi Syria và ngừng viện trợ cho Arab Saudi trong cuộc chiến tại Yemen. Việc Mỹ rút quân ra khỏi Syria có thể kéo theo việc gia tăng hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như của quân đội chính phủ, đồng thời có thể dẫn đến một cuộc tranh chấp ở khu vực của người Kurd - cựu đồng minh của Mỹ. Tại Yemen, Arab Saudi phải lựa chọn giữa việc tuân thủ một tiến trình hòa bình do phương Tây hậu thuẫn nhằm chấm dứt cuộc chiến đang đe dọa đẩy hàng triệu người vào tình trạng đói nghèo cùng cực, hay tiếp tục chiến dịch quân sự bất chấp sự chỉ trích của quốc tế. Hồi kết của hai cuộc xung đột này sẽ định hình cơ bản bức tranh khu vực Trung Đông, vốn bị cuốn vào sự tranh giành ảnh hưởng của một số quốc gia, trong đó có Iran, Arab Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ.

2019 được đánh giá là năm thách thức trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên mặc dù năm 2018 đã chứng kiến những điểm sáng ngoại giao chưa từng thấy với các cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa CHDCND Triều Tiên - Hàn Quốc và Triều Tiên - Hoa Kỳ. Cuối tháng 02 năm 2019 vừa qua, hai bên tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donal Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc đàm phán này đã không mang lại kết quả như mong đợi và sự căng thẳng Mỹ - Triều vẫn tiếp tục âm ỉ đối với cộng đồng quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tinh thần ahimsa trong đời sống chính trị của mahatma gandhi (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)