Biện pháp trung gian hòa giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tinh thần ahimsa trong đời sống chính trị của mahatma gandhi (Trang 91 - 99)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.3. Kiến nghị phƣơng pháp giải quyết xung đột đối với các vùng đang bị

3.3.2. Biện pháp trung gian hòa giải

Xét về cơ chế để thực hiện biện pháp trung gian và hòa giải thì đây là một biện pháp giải quyết tranh chấp với sự tham gia vào trong quan hệ tranh chấp với một bên thứ ba có uy tín trên trường quốc tế. Về mặt bản chất, trung gian và hòa giải đều giống nhau khi mà các bên thứ ba phải có uy tín và quyền lực chính trị vượt trội so với các bên còn lại, vì điểm mấu chốt cuối cùng là tranh chấp được giải quyết nhờ vào sự hiện diện của bên thứ ba. Điểm khác nhau của trung gian và hòa giải là sự can thiệp sâu và quá trình giải quyết tranh chấp.

Trên thực tế, các mô hình thể chế chung trong từng khu vực, như: EU, ASEAN, NATO,…ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế, tiến bộ, văn minh và góp phần bình ổn chính trị, hòa giải tranh chấp của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực đó. Có thể thấy, các điều kiện để tiến hành biện pháp trung gian hay hòa giải giữa các quốc gia của một khu vực có chung mô hình thể chế có khả năng được thực hiện rất cao, đáp ứng được điều kiện quan hệ quốc tế và cơ chế thực hiện biện pháp hòa bình trong giải quyết xung đột quốc tế.

Trong bối cảnh xung đột giữa Qatar với Arab Saudi, Bahrain, Ai Cập và Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cùng với các biện pháp tẩy chay của các nước này, mặc dù đã tuyên bố rút khỏi OPEC, nhưng sự can thiệp của tổ chức này trong mối quan hệ giữa các nước sẽ giúp cho tình hình chung của khu vực cũng như của OPEC giảm căng thẳng hơn. OPEC cần đến một thể chế chung cho cả khu vực và cho các quốc gia thành viên của mình, vì thế ảnh hưởng đến lợi ích của một quốc gia nào đó thì hệ lụy sẽ kéo theo cho cả khối OPEC dù ít hay nhiều. Do đó, bên thứ ba được định hình vẫn là vai trò của OPEC hoặc một cường quốc có cùng lợi ích ở

vùng Vịnh Ba Tư, hướng vào mối quan hệ tốt đẹp của OPEC. Mặc khác, xung đột giữa Qatar và các nước nói trên tuy chưa xảy ra các tình huống nghiêm trọng, nhưng thực tế cũng đã cho thấy vẫn còn những khác biệt về lợi ích và quan điểm. Vì vậy, để xóa bỏ rào cản này và giải quyết tranh chấp của những quốc gia ở đây thì biện pháp hòa giải được áp dụng một cách ưu tiên và thể hiện được những kết quả chắc chắn hơn. Trong hòa giải, bên thứ ba sẽ tham gia sâu vào giải quyết tranh chấp và không vì lợi ích chủ quan của mình để có thể đưa ra những dự thảo hoặc phương hướng giải quyết phù hợp. Điều này rất quan trọng trong giải quyết tranh chấp, vì hòa giải được thực thi với yêu cầu minh bạch, công khai.

Tuy nhiên, lập luận này có thể bị phá vỡ, do có sự củng cố những yêu sách của các bên trên các cấu trúc địa lý đã được nắm giữ; mà bản chất của hòa giải là “cho và nhận”. Không một quốc gia nào có thể từ bỏ lãnh thổ chủ quyền của mình hay thậm chí thỏa hiệp về vấn đề chủ quyền. Vì thế, biện pháp hòa giải khó có thể xây dựng được sự tiếp nhận từ các bên liên quan.

Biện pháp trung gian về lý thuyết có thể áp dụng được với mối quan hệ tranh chấp giữa Qatar và một số nước OPEC kể trên khi chọn bên thứ ba là tổ chức OPEC, mặc dù giữa vấn đề giải quyết thành công đối với biện pháp hòa giải thì lợi ích cần thiết mang lại chưa được thể hiện rõ ràng. Tuy nhiên, biện pháp này có khả năng được tiếp nhận cao hơn, vì cơ hội thể hiện lập trường quan điểm được đề cao. Vì vậy, nếu bên thứ ba là OPEC thì việc giải quyết các tranh chấp này nên lựa chọn biệp pháp trung gian để tranh thủ được sự tiếp nhận của các nước. Mặc khác, trên thực tế, biện pháp trung gian đối với bên thứ ba là một cường quốc ngoài OPEC vẫn đáp ứng được yêu cầu lợi ích khách quan của vấn đề tranh chấp này. Và bên thứ ba ngoài OPEC chỉ có thể đóng vai trò trung gian chứ không đóng vai trò hòa giải.

3.3.3. Biện pháp tiếp nhận ý kiến của các tổ chức quốc tế về việc giải quyết tranh chấp quốc tế

Là tổ chức quốc tế lớn nhất và có tầm ảnh hưởng nhất hiện nay, Đại hội đồng Liên hợp quốc được xem là kênh ngoại giao tất yếu để tranh thủ dư luận. Những tranh chấp có ảnh hưởng đến hòa bình thế giới như vấn đề Triều Tiên hay tranh chấp Nga – Ukraine,…mới ưu tiên yêu cầu sự can thiệp của Liên hợp quốc. Những

tranh chấp mang tính khu vực hay quốc gia khác cũng có thể đặt vấn đề trước Đại hội đồng và trưng cầu ý kiến, đây cũng là một giải pháp tốt có thể áp dụng tại một tổ chức quốc tế có quy mô như Liên hợp quốc.

Một bên muốn có được sự thành công trong giải quyết tranh chấp, cần có ít nhất một dư luận thế giới ủng hộ, thông qua vai trò của tổ chức quốc tế và cơ quan tài phán. Về hình thức, cơ quan tài phán chỉ tiếp nhận giải quyết tranh chấp khi có yêu cầu của các bên liên quan hoặc sự thừa nhận mặc nhiên về thẩm quyền trong các điều ước quốc tế. Vai trò trung lập của Tòa án Quốc tế không nghiêng về bên nào. Do đó, các bên liên quan phải đưa ra các yêu sách hợp pháp bằng cách thể hiện và trình bày các chứng cứ mà bên kia vi phạm với mình. Bằng phương thức này, một văn bản của Chính phủ một nước yêu cầu Tòa án cho ý kiến về các yêu sách của nước đó sẽ được phúc đáp bằng một văn bản của Tòa án, điều này có tính chất khoáng đạt các yêu sách hợp pháp của nước đó đối với các bên và dư luận thế giới. Có các căn cứ này, khi ngồi vào bàn đàm phán, kết quả của cách thức trên mang lại cho quốc gia đó một vị thế đáng kể.

Để chắc chắn các lập trường và phản đối một cách khôn ngoan các hành vi gây hấn của một hoặc nhiều quốc gia lên quốc gia khác thì các phúc đáp của Tòa án Quốc tế là cách thức hữu hiệu nhất mà không vấp phải những phản đối mang tính chính trị từ các bên khác.

Các tranh chấp quốc tế đều mang trong mình tính phức tạp khác nhau. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình là một trong những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc. Các biện pháp tranh chấp hòa bình do Liên hợp quốc đưa ra sẽ được các quốc gia sử dụng một cách phù hợp nhất đối với vấn đề tranh chấp của mình, phụ thuộc vào tình hình tranh chấp cũng như thiện chí giải quyết của các bên. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình phải đảm bảo phù hợp với tất cả các nguyên tắc cơ bản khác của Hiến chương Liên hợp quốc, bảo vệ lợi ích của các bên liên quan, tôn trọng độc lập, chủ quyền và không xâm hại lãnh thổ của nhau.

Tiểu kết chƣơng 3

Chương 3 của Luận văn đã giới thiệu và phân tích những ảnh hưởng của tinh thần Gandhi đến các cuộc đấu tranh bất bạo động trên thế giới và một số quan điểm về phương thức đấu tranh phi quân sự mà nội dung trọng tâm được làm rõ bởi các luận điểm sau:

- Giới thiệu, trình bày và những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như phong trào dân quyền nổi tiếng trên thế giới mà thành tựu và chiến thắng đạt được là nhờ vào đường lối đấu tranh bất bạo động, một tinh hoa của di sản Gandhi được các nhà lãnh đạo các phong trào đó áp dụng.

- Đi sâu tìm hiểu và phân tích những tranh chấp, xung đột trên thế giới hiện nay (từ năm 2018 đến nay) và nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế được công bố trong Hiến chương của Liên hợp quốc.

- Đề ra một số kiến nghị về việc áp dụng các phương pháp của nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế. Đưa ra những dẫn chứng và phân tích cụ thể vì sao những phương pháp này lại phù hợp với các cuộc tranh chấp đã được nhìn nhận ở phần trước.

KẾT LUẬN

Sinh ra, lớn lên và sống trong khung cảnh của một xã hội đầy bất công, Lãnh tụ Mahatma Gandhi vĩ đại của Đảng Quốc Đại và nhân dân Ấn Độ đã nhận định rằng, con người từ xưa đến nay có hai cách đối đầu với bạo quyền chiến tranh: hoặc là tiếp tục chấp nhận thân phận nô lệ, bị trị; hoặc là đứng dậy đấu tranh, phản kháng bằng bạo lực. Theo ông, thái độ nhún nhường làm nô lệ, cúi đầu chịu khuất phục trước kẻ thù là điều xúc phạm đến lòng tự hào của dân tộc và kìm kẹp người dân trong cảnh lầm than, cơ cực. Ngược lại, nếu nổi dậy phản kháng bằng đấu bạo lực để áp lại bạo lực của kẻ thù thì chắc chắn sẽ để lại nhiều mất mát về sức người, sức của mà khả năng giành lấy độc lập không thể nói trước được điều gì. Chính vì vậy mà Mahatma Gandhi đã vạch ra con đường đấu tranh thứ ba khác với hai phương thức kể trên, đó là: bất bạo động dựa trên tư tưởng Ahimsa, với mục đích giải quyết xung đột, chấm dứt chiến tranh trong ôn hòa, bằng tình yêu thương, lòng từ bi bác ái và tuyệt đối không dùng vũ lực.

Luận văn đã bước đầu đưa ra những nội dung cơ bản về cơ sở lý luận của đề tài như làm rõ định nghĩa về triết lý Ahimsa; đưa ra những lập luận về nguồn gốc ra đời của tư tưởng này; nắm bắt được nội dung của triết lý Ahimsa trong ba tôn giáo lớn của Ấn Độ lấy Ahimsa làm trung tâm, đó là: Hindu giáo, Phật giáo và Jain giáo (Jain giáo). Thêm vào đó, luận văn còn trình bày sơ lược quá trình xâm lược Ấn Độ của Thực dân Anh, làm tiền đề cho sự ra đời và phát triển của đường lối đấu tranh giành độc lập dân tộc của Mahatma Gandhi và điểm qua những đặc điểm chính trong triết lý chính trị của Gandhi về Ahimsa.

Luận văn đã tóm tắt những hoạt động đấu tranh chính do Mahatma Gandhi và Đảng Quốc Đại khởi xướng và lãnh đạo tại Ấn Độ, từ đó thấy được tư tưởng chính yếu và xuyên suốt trong đường lối cách mạng của Gandhi. Trọng tâm của luận văn là đi sâu tìm hiểu và phân tích ba triết thuyết cốt lõi trong tư tưởng chính trị của Mahatma Gandhi, đó là: Ahimsa (bất bạo động), Satya (Chân lý) và Satyagraha (Chấp trì chân lý). Hầu hết những đặc điểm ưu việt của ba triết lý này đều được Gandhi áp dụng một cách triệt để và hiệu quả vào đường lối đấu tranh giành độc lập

của mình, đưa Ấn Độ đến thắng lợi hoàn toàn trong cuộc đấu tranh trường kỳ giành độc lập từ Thực dân Anh.

Luận văn cũng đưa ra những lập luận về sự chuyển mình của Ấn Độ dưới tác động của tư tưởng Gandhi và ý nghĩa, vai trò của tư tưởng đó đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ. Đoàn kết toàn dân tộc, bất bạo động, bất hợp tác với chính quyền Thực dân, từng bước đạt được “tự trị” là cách mà Mahatma Gandhi, Đảng Quốc Đại và toàn thể nhân dân Ấn Độ đã làm để thay đổi vận mệnh của dân tộc mình.

Sau khi nghiên cứu cách thức và mô hình mà Gandhi đã sử dụng để áp dụng triết lý chính trị - tư tưởng Ahimsa của ông vào thực tiễn cuộc đấu tranh giành tự do và độc lập cho nhân dân Ấn Độ, luận văn đã nêu lên những phong trào cách mạng chịu ảnh hưởng tư tưởng bất bạo động của Gandhi và đã giành được thắng lợi trên thế giới. Có thể nói, hàng chục năm qua, cùng với sự phát triển như vũ bão của xã hội, những xung đột, tranh chấp với tính chất ngày càng nghiêm trọng hơn, những tưởng đây sẽ là thời đại phô diễn sự tối tân về quân sự lên ngôi, nhưng đấu tranh bất bạo động, phi vũ lực dựa trên tinh thần Gandhi chưa bao giờ giảm bớt sự ảnh hưởng và được áp dụng rộng khắp. Nhiều cách thức đấu tranh hòa bình, bất bạo động được đưa ra và được Liên hiệp quốc bảo trợ đã đáp ứng được yêu cầu của khá nhiều quan hệ tranh chấp hiện đại. Trong khuôn khổ Luận văn này, chúng tôi đã phân tích và kiến nghị áp dụng một số phương pháp vào những xung đột mang tính thời sự hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Thế Anh (1968), “Bán đảo Ấn Độ từ 1857 đến 1947”, Tạp chí Quán sách bản thảo (số 34).

2. Đỗ Thanh Bình (2006), Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XX - một

cách tiếp cận, NXB Đại học Sư phạm.

3. Carol Christian (1991), Những gương mặt lớn của thời chúng ta: Nói về S. Frend, H. Wells, Mahatma Gandhi Montessori, NXB Hội nhà văn.

4. Ban Cầm (2014), “Con đường của Mahatma Gandhi”, Báo Nhân dân.

5. Nguyễn Mạnh Cường (8/2019), “Đóng góp của Mahatma Gandhi đối với báo chí Ấn Độ”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á số 8 (81), tr. 70-77

6. David S. Landes (2001), Sự giàu và nghèo của các dân tộc, vì sao một số giàu

đến thế mà một số lại nghèo đến thế, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Dhammapada (2009), Kinh pháp cú, NXB Tôn giáo.

8. Jawaharlal Nehru (1990), Phát hiện Ấn Độ (tập 1, 2, 3), NXB Văn học, Hà

Nội.

9. Đỗ Thu Hà (8/2019), “Bước đầu tìm hiểu triết lý chính trị của Mahatma Gandhi”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á số 8 (81), tr. 46-53.

10. Sầm Hoa (2018), “Mahatma Gandhi và Hành trình Muối vĩ đại”, Báo điện tử Vietnamnet.

11. Lê Phụng Hoàng (2009), Các bài giảng về lịch sử chế độ thực dân, Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM.

12. Đinh Trung Kiên (1990), “M. Gandhi với vấn đề đoàn kết nhân dân trong phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6 năm 1990. 13. Đinh Trung Kiên (1995), Ấn Độ xưa và nay, NXB Chính trị Quốc gia.

14. Michael Nicholson (2000), Mahatma Gandhi: Người đã giải phóng Ấn Độ và dẫn dắt thế giới vào cuộc đổi thay bất bạo động, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí

minh.

15. NXB Chính trị quốc gia (2011), Hồ Chí Minh toàn tập (tập 11).

16. Nhiều tác giả (2016), Ahimsa - ăn chay cho tâm thân an lạc, NXB Phương

Đông.

17. Vũ Dương Ninh (1995), Lịch sử Ấn Độ, NXB Giáo dục.

18. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (2002), Lịch sử thế giới cận đại, NXB

Giáo dục Việt Nam.

19. Nguyễn Anh Thái (2009), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam. 20. Phạm Ngọc Thúy (8/2019), “Quan niệm của Mahatma Gandhi về chủ nghĩa dân tộc trong tác phẩm Hind Swaraj”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á số 8

(81), tr. 53-62.

Tiếng Anh

21. (1921), “Chander”, Young India.

22. Bidyut Chakrabarty (2006), Social and political thought of Mahatma Gandhi,

Routledge Taylor & Francis Group, New York.

23. Britannia Encyclopedia (1994), A history of the world in the 20th century,

J.A.S Grenville, Harvard U.Press.

24. Charles E. B. Russell (1926), Indian Thought and Its Development, London: Holder and Stoughton.

25. Louis Fischer (1983), The life of Mahatma Gandhi, New York: Harper &

Row, publisher.

26. Louis Renou (1949), “Gandhi and Indian Civilization”, Gandhi Memorial

Peace Number, Santiniketan [India]: The Visva-Bharati Quarterly.

27. Mahatma Gandhi (1993), An Autobiography: The story of my experiments with

28. Mahatma Gandhi (1945), From Yeravda Madir: Ashram Observances,

Ahmedabad: Navajivan.

29. Mahatma Gandhi (2002), The Essential Gandhi, New York: Random House. 30. Mary King (1999), Mahatma Gandhi and Martin Luther King Jr: The power of nonviolent action, Paris: UNESCO.

31. Nanda (2002), B.R. Mahatma Gandhi: A Biography, Oxford University Press. 32. Rajendra Prasad (1955), At the feet Mahatma Gandhi, Bombay: Hind Kitabs

Ltd.

33. G. Richards (1991), The philosophy of Gandhi: A study of his basic ideas,

London: Curzon press Humanities press.

34. Ved Mehta (1977), Mahatma Gandhi and his apostles, New Yorks: The

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tinh thần ahimsa trong đời sống chính trị của mahatma gandhi (Trang 91 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)