Áp dụng nguyên tắc hòa bình trong giải quyết các tranh chấp quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tinh thần ahimsa trong đời sống chính trị của mahatma gandhi (Trang 88 - 89)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2 Các xung đột trên thế giới hiện nay và việc áp dụng nguyên tắc hòa bình

3.2.2. Áp dụng nguyên tắc hòa bình trong giải quyết các tranh chấp quốc tế

Mỗi quốc gia đều có lòng tự tôn dân tộc, sự tôn trọng đối với chủ quyền, lãnh thổ của nước khác và có địa vị pháp lý ngang nhau trong mối quan hệ hợp tác quốc tế. Trong thời đại phát triển nhanh như vũ bão của công nghệ vũ khí, việc giải quyết các xung đột bằng phương pháp hòa bình vẫn được nhiều quốc gia áp dụng và Liên hợp quốc đưa ra.

Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế được Liên hợp quốc đưa ra với nguyên tắc: Tất cả các quốc gia sẽ giải quyết các tranh chấp quốc tế của mình bằng nhiều biện pháp hòa bình khác nhau mà không làm phương hại đến hòa bình, an ninh, và công lý quốc tế. Theo như nguyên tắc này, các quốc gia chỉ được giải quyết những vấn đề của mình bằng những phương pháp mang tính chất hòa bình, bất bạo động, như: đàm phán, trung gian, hòa giải, trọng tài quốc tế hoặc tòa án quốc tế,…và một số phương pháp hòa bình khác mà các bên liên quan có quyền lựa chọn. Có thể hiểu rằng, một khi đã áp dụng nguyên tắc này, nếu trong trường hợp không thỏa thuận được một giải pháp để giải quyết các tranh chấp của mình bằng các biện pháp nêu trên, các bên liên quan có nghĩa vụ phải tiếp tục tìm kiếm các giải pháp hòa bình khác để giải quyết tình trạng hiện tại.

Các nước nằm trong vòng tranh chấp cũng như các quốc gia và vùng lãnh thổ khác sẽ loại bỏ bất cứ hành vi nào làm nghiêm trọng thêm tình hình hoặc có những động thái gây nguy hiểm cho việc giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. Tất các các hành động xung quanh vòng tranh chấp này phải phù hợp với những mục đích và nguyên tắc hòa bình mà Liên hợp quốc đã đưa ra.

Các tranh chấp, xung đột quốc tế được giải quyết trên cơ sở sử dụng nguyên tắc bình đẳng về mặt chủ quyền của các quốc gia/vùng lãnh thổ và phải phù hợp với nguyên tắc tự do lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp của các bên liên quan. Những tiêu chí nói trên không gây ảnh hưởng hoặc phương hại đến những điều khoản được áp dụng trong Hiến chương Liên hợp quốc, đặc biệt là quy định liên quan đến việc giải quyết hòa bình trong các tranh chấp quốc tế.

Ngày nay, với sự hình thành và phát triển của nhiều tổ chức quốc tế khu vực và thế giới, nguyên tắc giải quyết hòa bình trong tranh chấp quốc tế còn được ghi

nhận trong nhiều văn kiện quốc tế quan trọng như: Văn kiện Bế mạc Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu năm 1975, Định ước Helsinki 1975,…Theo đó, nguyên tắc này cũng nghiêm cấm các nước sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp, xung đột; mặt khác, xác định nghĩa vụ của các bên để những tranh chấp này được giải quyết bằng phương pháp hòa bình. Đồng thời, nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp quốc tế cũng quy định, các bên tham gia có quyền lựa chọn biện pháp hòa bình thích hợp để cùng nhau giải quyết tranh chấp.

Giải quyết tranh chấp quốc tế là nghĩa vụ bắt buộc đối với tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cần nỗ lực để đẩy nhanh việc giải quyết các tranh chấp quốc tế một cách công bằng, minh bạch nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tinh thần ahimsa trong đời sống chính trị của mahatma gandhi (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)