Vai trò của Mahatma Gandhi và ý nghĩa của Ahimsa đối với phong trào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tinh thần ahimsa trong đời sống chính trị của mahatma gandhi (Trang 67 - 72)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Vai trò của Mahatma Gandhi và ý nghĩa của Ahimsa đối với phong trào

trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ

Trước sự xâm lược của Chủ nghĩa Thực dân Anh, nhân dân Ấn Độ đã đồng lòng đứng lên đấu tranh kiên cường nhưng kết quả hầu hết đều thất bại. Nguyên nhân của các thất bại đó chủ yếu là các cuộc đấu tranh này chưa thực sự có một đường lối chính trị đúng đắn, thiếu một đội ngũ lãnh đạo có thể đưa ra một đường lối cách mạng phù hợp, thống nhất với yêu cầu lịch sử Ấn Độ lúc bấy giờ. Muốn làm được điều này thì yếu tố quan trọng cốt yếu là phải giải quyết được những mâu thuẫn nội tại nảy sinh trong lòng xã hội Ấn Độ, đó là: mâu thuẫn tôn giáo (nhất là Hindu giáo - Islam giáo) và cùng những xung đột đẳng cấp sâu sắc giữa các tầng lớp trong Ấn Độ giáo. Giữa lúc khó khăn đang bủa vây lấy Ấn Độ, Mahatma

Gandhi xuất hiện cùng với đường lối chính trị của mình đã tạo ra một bước ngoặt mới, rất quan trọng cho cách mạng Ấn Độ lúc bây giờ và cả về sau này.

Đường lối chính trị của Mahatma Gandhi ra đời trên cơ sở lý luận và thực tiễn phù hợp với đặc điểm tình hình dân tộc và lịch sử Ấn Độ, cho nên đã tranh thủ được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân nói chung và đại hội đồng đại biểu của Đảng Quốc Đại nói riêng. Với đường lối cách mạng đưa ra lần này, có thể thấy, Gandhi không chỉ là nhà chính trị mà còn là một nhà tư tưởng lớn. Đường lối ấy, như đã nói ở trên, có nội dung chủ yếu bao gồm “lấy yêu thương, chân lý, phi bạo lực là nội dung chính yếu của quan niệm triết học và tôn giáo, tranh thủ sự tự trị và độc lập cho dân tộc Ấn Độ là tư tưởng cốt lõi về chính trị; chủ trương đoàn kết giữa các tín đồ Ấn Độ giáo và Islam giáo, xóa bỏ chế độ đẳng cấp, thực hành nam nữ bình đẳng, người giàu đùm bọc người nghèo là tư tưởng về xã hội; hạn chế phát triển đại công nghiệp, phát triển công nghiệp nông thôn, đề xướng dệt vải thủ công là tư tưởng kinh tế” [14, tr.237]. Các tư tưởng này là cơ sở lý luận, là tiền đề cho phong trào đấu tranh đòi quyền tự trị, đòi độc lập tự do dân tộc ở Ấn Độ, đồng thời, cũng là nền tảng quan trọng, thể hiện đường lối, chính sách phát triển sau khi Ấn Độ giành được độc lập.

Trong khoảng thời gian giữa hai cuộc thế chiến: Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 – 1945), Mahatma Gandhi đã tích cực áp dụng tư tưởng Ahimsa với các phong trào bất bạo động, bất hợp tác rộng rãi tại Ấn Độ, trước guồng quay như vũ bão của các cuộc chiến tranh vũ trang trên thế giới. Một trong những hoạt động bất hợp tác làm tiền đề cho các động thái đấu tranh phi bạo lực khác của Gandhi là ông đã vận động nhân dân Ấn Độ tẩy chay hàng vải phương Tây, chống độc quyền mua bán muối, yêu cầu hạ thấp thuế đất,…Những việc làm này đã có tác dụng rất tích cực trong việc phát động và tổ chức quần chúng nhân dân chống lại gót chân đô hộ của Thực dân Anh giày xéo lên dân tộc mình.

Vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX, khi đang trăn trở về đường lối cách mạng để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm hiểu đến cách mạng Ấn Độ và triết lý chính trị của

Mahatma Gandhi. Người đã đánh giá cao về cuộc đời và tư tưởng chính trị của Gandhi: “Mahatma Gandhi đã đặt viên đá đầu tiên lên thuyết bất hợp tác và bất bạo động” [15, tr. 59]. Có thể thấy, “bất bạo động và “bất hợp tác” đều là những triết lý và phương pháp đấu tranh thể hiện sự sáng tạo tuyệt vời của Mahatma Gandhi trong công cuộc giải phóng Ấn Độ. Triết thuyết “bất bạo động” của Gandhi có nguồn gốc từ lịch sử các tôn giáo lớn ở Ấn Độ mà trực tiếp là Ấn Độ giáo và Jain giáo, bởi gia đình và bản thân ông đều là những tín đồ lành tín của hai tôn giáo này, mà giáo phái được xây dựng chủ yếu từ hai nguyên tắc: “Ahimsa” – không làm điều ác, không được sát sinh và “Satyagraha” – kiên trì chân lý, giữ vững lòng tin. Theo đó, giáo lý tôn giáo cho rằng, có thực hiện được hai điều này thì con người mới được siêu thoát và nhập cõi Niết bàn.

Sinh ra và lớn lên ở cái nôi của nhiều tôn giáo lớn như Ấn Độ, Mahatma Gandhi đã tìm đến điểm chung nhất giữa các tôn giáo để từ đó đoàn kết được lực lượng quần chúng nhân dân, đó là Đức tin và Tính thiện. Do vậy mà con đường đấu tranh giải phóng Ấn Độ bằng phương pháp “bất bạo động” của Gandhi rất phù hợp với bối cảnh lịch sử Ấn Độ và được đông đảo quần chúng nhân dân Ấn Độ chấp nhận, trở thành ngọn đuốc soi đường cho đất nước Ấn Độ đi đến thắng lợi cuối cùng.

Bằng “lòng nhân ái” của mình, Gandhi đã thức tỉnh và vực dậy tinh thần đoàn kết của nhân dân Ấn Độ vì một mục tiêu chung, xuyên suốt và chưa bao giờ lay chuyển, đó là giải phóng Ấn Độ thoát khỏi ách áp bức, kìm kẹp của chế độ Thực dân. Và chính ông là người có công lớn nhất trong việc giải quyết thành công vấn đề này ở một quốc gia đa dạng và phức tạp về tôn giáo và giai cấp xã hội như Ấn Độ.

Tư tưởng “bất bạo động” của Gandhi được Đảng Quốc Đại và nhân dân Ấn Độ kiên trì theo đuổi và hoàn toàn thắng lợi. Đường lối cứu nước mà Mahatma Gandhi đưa ra, một phần nào đó đã quy định con đường đấu tranh của nhân dân Ấn Độ là con đường chuyển hóa phương pháp đấu tranh một cách tuần tự: từ tự trị đến độc lập hoàn toàn. Đường lối đấu tranh đó của Gandhi đã được thực tiễn cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của Ấn Độ kiểm nghiệm và chứng minh. Thành công lớn

nhất của Gandhi trong cuộc cách mạng lần này là đoàn kết nhân dân, kêu gọi củng cố tình hữu nghị giữa các dân tộc anh em, khẳng định những mối quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia và giải quyết các xung đột quốc tế bằng đàm phán hòa bình.

Như vậy, với tinh thần kiên trì không bỏ cuộc theo đuổi sự nghiệp giải phóng dân tộc Ấn Độ theo đúng triết thuyết “Satyagraha” mà mình đã đề ra trong đường lối cách mạng, Mahatma Gandhi đã từng trải qua 17 lần ngồi tù (lần dài nhất là 6 năm) và 17 lần tuyệt thực (lần dài nhất là 21 ngày) để theo đuổi đến cùng sứ mệnh mà ông đã tự đặt ra cho mình. Mặc dù vậy, chưa một ngày Gandhi có ý định buông bỏ mục tiêu dành được tự trị và độc lập cho dân tộc Ấn Độ. Chính vì vậy mà ông được toàn thể nhân dân nước Ấn xem như bậc thánh nhân và gọi ông với cái tên là “Thánh Gandhi”.

Có thể nói, Mahatma Gandhi là một lãnh tụ yêu nước, là biểu tượng của việc huy động sức mạnh của sự đoàn kết toàn dân tộc Ấn Độ cho mặt trận đấu tranh giành độc lập, tự do của đất nước. Suốt cuộc đời của mình, Mahatma Gandhi luôn đấu tranh để xây dựng một đất nước Ấn Độ mà ông hằng mơ ước, ở đó “người nghèo sẽ cảm thấy là đất nước của họ, trong đó họ có tiếng nói hữu hiệu; một đất nước Ấn Độ, trong đó không có người cao quý, kẻ tiện dân; một Ấn Độ, trong đó tất cả mọi cộng đồng sẽ sống trong sự hài hòa, êm đẹp. Có thể trong một nước Ấn Độ như vậy, không có tầng lớp người bị nguyền rủa hoặc có tai họa bị đầu độc bởi rượu và ma túy. Phụ nữ có quyền lợi như đàn ông” [8, tr. 224, tập 2]. Mahatma Gandhi từ đó, đã trở thành biểu tượng của một nước Ấn Độ tự do.

Tiểu kết Chƣơng 2

Chương 2 của Luận văn đã đi sâu tìm hiểu và phân tích những nội dung cốt lõi của đề tài về đường lối đấu tranh chính trị của người anh hùng dân tộc Ấn Độ - Mahatma Gandhi mà nội dung trọng tâm được làm sáng tỏ bởi các luận điểm chính như:

- Khái quát về nguyên nhân, bối cảnh, quá trình ra đời và các hoạt động của Đảng Quốc Đại – Đảng phái có sự tham gia lãnh đạo của Mahatma Gandhi và là tổ chức chính trị đại diện nhân dân Ấn Độ khởi xướng cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

- Trình bày sơ lược những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Mahatma Gandhi, hoàn cảnh sống và bối cảnh lịch sử ở thời đại của ông, là một trong những yếu tố quan trọng có tác động đến hệ tư tưởng chính trị của Gandhi.

- Tóm tắt một cách đầy đủ những hoạt động đấu tranh chính do Mahatma Gandhi và Đảng Quốc Đại khởi xướng và lãnh đạo tại Ấn Độ, từ đó thấy được tư tưởng chính yếu và xuyên suốt trong đường lối cách mạng của Gandhi.

- Đi sâu tìm hiểu và phân tích ba triết thuyết cốt lõi trong tư tưởng chính trị của Mahatma Gandhi, đó là: Ahimsa (Bất bạo động), Satya (Chân lý) và Satyagraha (Chấp trì chân lý). Hầu hết những đặc điểm ưu việt của ba triết lý này đều được Gandhi áp dụng một cách triệt để và hiệu quả vào đường lối đấu tranh giành độc lập của mình, đưa Ấn Độ đến thắng lợi hoàn toàn trong cuộc đấu tranh trường kỳ giành độc lập từ Thực dân Anh.

- Đưa ra những lập luận về sự chuyển mình của Ấn Độ dưới tác động của tư tưởng Gandhi và ý nghĩa, vai trò của tư tưởng đó đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ. Đoàn kết toàn dân tộc, bất bạo động, bất hợp tác với chính quyền Thực dân, từng bước đạt được “tự trị” là cách mà Mahatma Gandhi, Đảng Quốc Đại và toàn thể nhân dân Ấn Độ đã làm để thay đổi vận mệnh của dân tộc mình.

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG THỨC ĐẤU TRANH BẤT BẠO ĐỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tinh thần ahimsa trong đời sống chính trị của mahatma gandhi (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)