Satya (Đạo/Chân lý)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tinh thần ahimsa trong đời sống chính trị của mahatma gandhi (Trang 64 - 65)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Đƣờng lối đấu tranh giành độc lập dân tộc của Mahatma Gandhi

2.2.2. Satya (Đạo/Chân lý)

“Satya” trong tiếng Hindi có nghĩa là Đạo hay Chân lý. Ở đây, Mahatma Gandhi đã đặt Satya (Đạo) ngang hàng với Đức Chúa Trời (Thượng Đế) và với ông “Bất bạo động là phương tiện để đạt được Ngài” [3, tr.45]. Thấm nhuần tư tưởng của Chí tôn ca, Mahatma Gandhi càng khẳng định chắc chắn hơn nữa rằng, Chân lý chỉ đạt được thông qua Bất bạo động. Chân lý được xem là đích thực khi con người tìm ra được nguồn gốc của Chân lý và Chân lý đó phải phục vụ cho những động cơ

tốt đẹp, vì người khác, vì cộng đồng, vì quốc gia, dân tộc, và khi đó, con người mới ngộ ra được Chân lý, chỉ được sử dụng như một thứ vũ khí chứ không phải là một dạng tri thức xáo rỗng.

Riêng với Mahatma Gandhi, con đường chinh phục Chân lý của bản thân ông đòi hỏi ông phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách liên tiếp. Trải qua mọi thứ, ông dần cảm nhận được một cách sâu sắc giá trị của đức hy sinh của chính bản thân mình. Gandhi cũng nhận ra rằng, ý nghĩa của Chân lý có nhiều chiều khác nhau, và Ngài tin rằng, khi ngộ ra được tính đa chiều của Chân lý thì tất cả mọi sự vị kỷ trên đời đều biến mất. Thay vào đó là lòng trắc ẩn, là tình thương giữa người với người; là sự dấn thân, hy sinh quên mình cho triết thuyết bất bạo động, phục vụ cho công cuộc giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ. Đó là đức hy sinh vô hạn của mỗi cá nhân khi dấn thân vào con đường này. Ngoài ra, Mahatma Gandhi cũng kết luận rằng, để đạt được chân lý, phải thường xuyên rũ bỏ tà tín và không nên tin vào những điều phi lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tinh thần ahimsa trong đời sống chính trị của mahatma gandhi (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)