Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện yên bình, tỉnh yêu bái (Trang 45 - 55)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2016, huyện Yên Bình có tổng diện tích tự nhiên là 77.234,6 ha phân bố ở 24 đơn vị hành chính cấp xã và 2 đơn vị hành chính cấp huyện. Cụ thể diện tích đất đai của huyện phân bố như sau:

- Đất nông nghiệp: 55.057,56 ha chiếm 71,28% - Đất phi nông nghiệp: 21.886,68 ha chiếm 28,34% - Đất chưa sử dụng: 290,36 ha chiếm 0,38%

Phân bố cụ thể diện tích các loại đất theo mục đích sử dụng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Yên Bình năm 2016

Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Tổng số Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 77.234,6 100

1 Đất nông nghiệp NNP 55.057,56 71,28

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 11.897,14 15,40 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 4.958,76 6,42

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2.845,62 3,68

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2.113,14 2,74 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 6.938,38 8,98

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 42.833,38 55,46

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 39.538,37 51,19

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 3.295,01 4,27

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 318,45 0,41

1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 8,59 0,01

2 Đất phi nông nghiệp PNN 21.886,68 28,34

2.1 Đất ở OTC 627,25 0,81

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 509,05 0,66

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 118,20 0,15

2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.385,15 3,09

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 22,19 0,03

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 661,05 0,86

2.2.3 Đất an ninh CAN 25,75 0,03

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 593,56 0,77 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1.082,6 1,40 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 10,46 0,01 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 85,69 0,11 2.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 18.771,81 24,3 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 6,32 0,01

3 Đất chưa sử dụng CSD 290,36 0,38

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 5,45 0,01

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 34,53 0,04 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 250,38 0,32 Nguồn: phòng TNMT huyện Yên Bình (2016)

3.1.2.2. Đặc điểm xã hội

- Dân số lao động

Dân số năm 2016 là 68.043 người, đạt mật độ bình quân 6,25 người/ha. Dưới tác động của chính sách kế hoạch hoá gia đình, tốc độ tăng dân số trung bình trên địa bàn huyện có xu hướng giảm dần qua các năm. Tính bình quân giai đoạn 2014 - 2016, tốc độ tăng dân số trung bình trên địa bàn tỉnh là 0,34%/năm.

Qua Bảng 3.2 có thể nhận thấy rõ huyện Yên Bình có nguồn dân số trẻ, với khoảng 38 nghìn lao động năm 2016, chiếm khoảng 56% tổng dân số, bình quân 3 năm tăng 2,98%, điều này chứng tỏ huyện Yên Bình có nguồn bổ sung nhân lực dồi dào xong cũng là một áp lực lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho lao động đối với các cấp chính quyền.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra tương đối chậm. Tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp - thuỷ sản giảm từ 31.541 người năm 2014 xuống còn 30.748 người năm 2016. Điều đó có nghĩa là trong thời gian tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ diễn ra với cường độ nhanh hơn, phạm vi rộng hơn tức là số lao động rút ra khỏi ngành nông lâm ngư nghiệp sẽ ngày càng lớn. Do đó đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phải được đẩy nhanh.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Yên Bình năm 2014 - 2016 STT Chỉ tiêu ĐVT STT Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) 15/14 16/15 BQ I 1. Tổng số hộ của xã Hộ 10727 100.00 10962 100.00 11357 100.00 102.19 103.60 102.89 1 - Số hộ nông nghiệp Hộ 8735 81.43 8920 81.37 9146 80.53 102.12 102.53 102.33 2 - Số hộ phi nông nghiệp Hộ 1992 18.57 2042 18.63 2211 19.47 102.51 108.28 105.35 II 2. Tổng số nhân khẩu Người 67584 100.00 67836 100.00 68043 100.00 100.37 100.31 100.34 III 3. Tổng số lao động LĐ 36089 100.00 37354 100.00 38269 100.00 103.51 102.45 102.98

1 - Lao động nông nghiệp LĐ 31541 87.40 31253 83.67 30748 80.35 99.09 98.38 98.73

2 - Lao động phi nông nghiệp LĐ 4548 12.60 6101 16.33 7521 19.65 134.15 123.27 128.60 IV 4. Một số chỉ tiêu 1 - BQ khẩu/ hộ Khẩu/hộ 6.30 6.19 5.99 98.22 96.82 97.52 2 - BQ LĐNN/ hộ NN LĐ/hộ 3.61 3.50 3.36 97.03 95.95 96.49 3 - BQ LĐ phi NN/hộ phi NN LĐ/hộ 2.28 2.99 3.40 130.86 113.85 122.06 4 - BQ khẩu/ LĐ Khẩu/LĐ 1.87 1.82 1.78 96.97 97.91 97.44

- Văn hóa, thông tin, tuyên truyền: Đã tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền phục vụ các hoạt động chính trị của địa phương. Tham mưu cho Ban chỉ đạo phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện tổ chức họp đánh giá kết quả kiểm tra, thẩm định phong trào xây dựng đời sống văn hóa các xã, thị trấn năm 2016, xét công nhận danh hiệu làng, thôn, tổ dân phố văn hóa. Trong năm 2016, toàn huyện đã ra mắt được 13/10 làng, đạt 130% kế hoạch của huyện giao; nâng tổng số làng, tổ dân phố ra mắt đăng ký xây dựng Làng văn hóa của toàn huyện 213/284 làng, đạt 75% KH, tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 86%, tỷ lệ cơ quan, đơn vị chuẩn văn hóa đạt 95%.

- Về giáo dục và đào tạo: Hệ thống giáo dục tiếp tục được củng cố, hoàn thiện và phát triển; mạng lưới trường lớp cơ bản phù hợp với yêu cầu phát triển và tình hình thực tế của huyện. Năm học 2015 - 2016, toàn huyện có 73 trường (22 trường mầm non, 25 trường tiểu học, 21 trường THCS, 04 trường TH&THCS, 01 trường phổ thông dân tộc bán trú THCS); với 776 nhóm, lớp, 21.267 học sinh. Huyện đã tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kiên cố hoá trường, lớp học, xây dựng nhà ở giáo viên đã cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đến nay có 25/26 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Có 16 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục được quan tâm, huy động được nhiều nguồn lực tăng cường cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ sự nghiệp giáo dục - đào tạo; 100% xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng và các hội khuyến học với các hoạt động khuyến học, khuyến tài, góp phần xây dựng một xã hội học tập ở địa phương.

- Về công tác y tế: Để ngày càng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, huyện đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác y tế ở các xã, thị trấn, nhất là đội ngũ nhân viên y tế thôn, tổ nhân dân, đến nay huyện có 02 xã đạt chuẩn (Theo Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã). Thông qua đó, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được duy trì, ngày càng nâng cao về chất lượng phục vụ, số bác sỹ/vạn dân là 5 bác sỹ, 100 % thôn bản có nhân viên y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 17,5 % năm 2014, năm 2016 giảm xuống dưới 15%.

3.1.2.3. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế

Kinh tế của huyện Yên Bình đang từng bước ổn định, hoà nhập cùng nền kinh tế thị trường chung cả nước. Đời sống nguời đân đựơc cải thiện đáng kể, một bộ phân được giàu lên, dân trí được mở mang. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Yên Bình được thể hiện qua bảng 3.3

Tổng giá trị sản xuất của huyện Yên Bình tăng từ 1,75 nghìn tỷ đồng năm 2014 lên, 2,08 nghìn tỷ đồng năm 2016, tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm đạt 8,92%. Trong đó có sự chuyển dịch tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng cơ bản và thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2014 cơ cấu nông nghiệp đạt 36,18 %, công nghiệp – xây dựng đạt 10,97%, thương mại dịch vụ đạt 49,20%. Đến năm 2016 tỷ trọng tương ứng là 33,29% - 13,69% và 49,45%.

Ngành công nghiệp – xây dựng trên địa bàn chủ yếu là sản xuất theo kiểu tiểu thủ công nghiệp, với giá trị sản xuất không cao chỉ đạt khoảng 284,8 tỷ đồng năm 2016. Trong khi đó ngành thương mại và dịch vụ cho nguồn thu lên tới 1028,9 tỷ đồng năm 2016. Điều này là do các cấp lãnh đạo huyện đã phát huy được lợi thế của mình để phát triển ngành dịch vụ.

Về sản xuất nông lâm nghiệp, tổng sản lượng lương thực đạt 11.362 tấn, sản lượng thuốc lá đạt 31,5 tấn. Sản lượng sắn đạt 1.746 tấn. Các cây rau mầy được trú trọng đầu tư, chăm sóc luân canh tăng vụ trên diện tích 248 ha, đáp ứng nhu cầu thực phẩm xanh cho toàn thành phố. Về chăn nuôi, đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố có sự gia tăng về số lượng: đàn trâu hiện có 1.879 con, đàn bò là 214 con, đàn lợn là 18.217 con; đàn gia cầm đạt 126.527 con.

Bảng 3.3. Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế huyên Yên Bình năm 2014-2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL (triệu đồng) CC (%) SL (triệu đồng) CC (%) SL (triệu đồng) CC (%) 15/14 16/15 BQ I- Tổng giá trị sản xuất 1,753,956.26 100.00 1,964,138.31 100.00 2,080,734.72 100.00 111.98 105.94 108.92 1- Nông nghiệp 634,652.12 36.18 679,379.42 34.59 692,578.24 33.29 107.05 101.94 104.46

2- Công nghiệp - xây dựng cơ bản

192,349.35 10.97 237,202.76 12.08 284,829.36 13.69 123.32 120.08 121.69 3- Thương mại - dịch vụ 862,948.52 49.20 974,746.26 49.63 1,028,937.36 49.45 112.96 105.56 109.19 4- Ngành nghề khác 64,006.27 3.65 72,809.87 3.71 74,389.76 3.58 113.75 102.17 107.81 II- Một số chỉ tiêu 1- Giá trị sản xuất/khẩu 25.95 28.95 30.58 111.57 105.61 108.55 2- Giá trị sản xuất/LĐ 48.60 52.58 54.37 108.19 103.40 105.77 3- Giá trị sản xuất/hộ 163.51 179.18 183.21 109.58 102.25 105.85 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Bình (2014-2016)

Các chỉ tiêu giá trị sản xuất trên nhân khẩu, lao động và hộ đều có xu hướng tăng nhẹ cho thấy đời sông người dân trong huyện đang dần được cải thiện. Trong đó giá trị sản xuất trên nhân khẩu có tốc độ tăng lớn nhất, từ 25,95 triệu đồng năm 2014 lên 30,58 triệu đồng năm 2016, bình quân 3 năm tăng 8,55%, chứng tỏ năng suất lao động của lao động trên địa bàn thành phố đã được nâng lên.

Du lịch của huyện Yên Bình có nhiều tiềm năng phát triển vì là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, trung tâm huyện cách thành phố Yên Bái 5Km về phía Đông Nam, là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của tỉnh Yên Bái với Lào Cai và Hà Nội, Phú Thọ, Tuyên Quang với diện tích tự nhiên 77.261,79 ha. Huyện Yên Bình là một trong những địa phương có nhiều lợi thế, trong đó phải nói đến giàu tiềm năng về du lịch. Điểm nổi bật nhất về du lịch của huyện Yên Bình đó chính là hồ Thác Bà, đây là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, hồ là nguồn cung cấp nước chính cho nhà máy thủy điện Thác Bà. Hồ Thác Bà có diện tích tổng thể hơn 23.400 ha, diện tích mặt nước khoảng 15.900 ha, cảnh quan thiện nhiên hung vĩ, sơn thủy hữu tình xem kẽ hơn 1300 hòn đảo lớn nhỏ. Hồ Thác Bà từng được ví như vịnh Hạ Long trên núi cao của vùng Tây Bắc. Vùng hồ Thác Bà còn có những hệ thống hang động tự nhiên ẩn sâu trong những dãy núi đá vôi thu hút rất nhiều lượt khách tham quan du lịch: Động Thủy Tiên, Động Cầu Quây.Tháng 9/1996 thắng cảng hồ Thác Bà được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, tỉnh Yên Bái đã đưa vùng hồ Thác Bà vào quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh.Không chỉ phong cảnh đẹp, quanh vùng hồ Thác Bà còn quy tụ 13 tộc anh em sang sống gồm người Tày, Nùng, Mông, Dao, Cao Lan.. sống trên triền núi hoặc ven hồ. Các cư dân vẫn giữ được nét hoang sơ cùng bản sắc văn hóa độc đáo với những tập tục, truyền thống, lễ hội mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Nhìn chung ngành thương mại dịch vụ đã đáp ứng được cơ bản hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu đời sống và sinh hoạt của nhân dân, thúc đẩy được phát triển kinh tế. Tuy nhiên, quy mô phát triển còn thấp chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể tham gia hoạt động là chính, hoạt động kinh tế tập thể trong lĩnh vực thương mại chưa chú trọng phát triển.

Huyện đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, triển khai thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản trên hồ Thác Bà và các đầm, ao trên địa bàn huyện đã đem lại được hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động

của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Số lồng đang nuôi cá: 417/430 lồng bằng 111.2% so với cùng kỳ. Diện tích mặt mước nuôi trồng thủy sản 882/882 ha. Sản lượng đánh bắt tự nhiên trên hồ Thác Bà đạt 2.060 tấn, ao hồ nhỏ đạt 833 tấn, eo ngách đạt 408 tấn, cá lồng đạt 213 tấn.

3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng

* Hệ thống giao thông

Giao thông đường bộ: hệ thống giao thông huyện có tổng chiều dài 466 km; gồm các loại đường sau:

Đường quốc lộ có 2 tuyến: Tuyến quốc lộ 70 dài 56 km từ các xã Thịnh Hưng, thị trấn Yên Bình, Đại Đồng, Tân Hương, Cảm Ân, Bảo Ái, Tân Nguyên cấp đường (cấp 5), kết cấu bề mặt rải nhựa, có 42 cầu cống các loại, chất lượng đường đang xuống cấp. Tuyến quốc lộ 37: Đoạn từ Cát Lâm đi thị trấn Thác Bà dài 14 km đi qua xã Đại Minh, Hán Đà, thị trấn Thác Bà.

Đường tỉnh lộ: có đường Đông Hồ dài 64 km đi qua các xã Vĩnh Kiên, Vũ Linh, Phúc An, Yên Thành, Xuân Lai, Mỹ Gia, Cảm Nhân, Ngọc chấn, Xuân Long mặt đường rải nhựa rộng 3,5m, đường cấp 6 nông thôn miền núi, có 130 cầu, cống trên tuyến. Đường 7C từ thị trấn đi TP Yên Bái. Đường cảng Hương Lý đi Văn Phú 4 km; Đường Cảm Ân - Mông Sơn dài 8 km.

Đường liên xã: Tuyến Vũ Linh - Bạch Hà - Yên Bình nền đường 1/3 là đường bê tông, 2/3 là đường đất, đường có chiều dài 6 km. Tuyến Cảm Nhân - Tích Cốc dài 8 km, rộng 5 m, đường dải cấp phối. Tuyến Cản Nhân - Phúc Ninh dài 6 km, rộng 5 m, đường đất. Đường liên thôn, bản có tổng chiều dài hơn 300 km, có 2 cầu treo, ở các xã Vĩnh Kiên, Yên Thành.

Giao thông đường thủy: huyện có hồ Thác Bà đã hình thành các tuyến giao thông đường thủy trên hồ: Hương Lý - Thác Bà và ngược lại dài 15 km; Hương Lý - Cảm Nhân 50 km; Hương Lý - Xuân Long dài 70 km.

Giao thông trên địa bàn huyện tương đối thuận lợi, các tuyến đường trên hai trục chính đã được dải nhựa, cầu, cống vĩnh cửu, chất lượng tốt.

* Hệ thống thuỷ lợi

Toàn huyện có 142 công trình thủy lợi vừa và nhỏ. Trong đó có 38 công trình kiên cố, 35 công trình xây lát, 69 công trình tạm. Năng lực tưới theo thiết kế là 1.246 ha, thực tế tưới được 909 ha bằng 73%. Các công trình thủy lợi chủ yếu là công trình tự chảy.

Làm mới nâng cấp 12 công trình và làm được 4 km kênh mương, đưa diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện yên bình, tỉnh yêu bái (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)