Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Đánh giá thực trạng kết quả giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Yên
4.1.4. Đánh giá chi phí giải phóng mặt bằng
4.1.4.1. Đơn giá bồi thường
Đã áp dụng bảng giá đất quy định tại Quyết định số 39/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Yên Bái ban hành quy định bảng giá đất năm 2015 tại tỉnh Yên Bái (sử dụng trong 5 năm), cụ thể như sau:
Bảng 4.10. Giá bồi thường đất nông nghiệp năm 2016 tại huyện Yên Bình
Stt Loại đất Giá đất (đồng/m2)
Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3
1 Đất trồng lúa 35.000 30.000 25.000
2 Đất trồng cây hàng năm khác 25.000 20.000 15.000 3 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác 20.000 15.000 13.000 4 Đất nuôi trồng thủy sản 30.000 25.000 20.000 5 Đất trồng cây lâu năm 23.000 20.000 16.000 6 Đất rừng sản xuất
a Tại các xã thuộc khu vực III 10.000 8.000 6.000 b Tại các xã, thị trấn còn lại 12.000 10.000 8.000
Nguồn: Văn phòng ĐKĐĐ và PTQĐ huyện Yên Bình (2016)
Loại đất nông nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai. Đất nông nghiệp có 3 vị trí như sau:
- Vị trí 1: Gồm những thửa đất có ít nhất 1 trong 3 yếu tố sau:
+ Có khoảng cách theo đường đi thực tế từ thửa đất đó đến ranh giới thửa đất có nhà ở ngoài cùng của nơi cư trú của cộng đồng dân cư gần nhất không vượt quá 1.000 m;
+ Có khoảng cách theo đường đi thực tế từ thửa đất đến giữa cổng chính của chợ hoặc điểm tiêu thụ nông sản tập trung không vượt quá 600 m;
+ Có khoảng cách theo đường đi thực tế từ thửa đất đến tim đường giao thông đường bộ, ranh giới bến bãi đường thuỷ, ranh giới bến bãi đường bộ, cổng chính ga tàu không vượt quá 500 m.
- Vị trí 2: Gồm những thửa đất có ít nhất 1 trong 3 yếu tố sau:
+ Có khoảng cách theo đường đi thực tế từ thửa đất đến ranh giới thửa đất có nhà ở ngoài cùng của nơi cư trú của cộng đồng dân cư gần nhất từ trên 1.000 m đến 2.000 m;
+ Có khoảng cách theo đường đi thực tế từ thửa đất đến giữa cổng chính của chợ hoặc điểm tiêu thụ nông sản tập trung từ trên 600 m đến 1.000 m;
+ Có khoảng cách theo đường đi thực tế từ thửa đất đến tim đường giao thông đường bộ, ranh giới bến bãi đường thuỷ, ranh giới bến bãi đường bộ, cổng ga tàu từ trên 500 m đến 1.000 m.
Bảng 4.11. Giá bồi thường đất ở tại những địa điểm thực hiện công tác giải phóng mặt bằng năm 2016
Stt Tên đường Giá đất vị trí 1 (đồng/m2)
I Thị trấn Yên Bình
Công trình Đường nối Quốc lộ 70 – trung tâm xã Phú Thịnh
1 Đoạn từ sau vị trí Quốc lộ 70 đến hết đất hội trường tổ 15B 750.000
2 Đoạn tiếp theo đến hết địa phận thị trấn Yên Bình 400.000
II Xã Phú Thịnh
Công trình Đường nối Quốc lộ 70 – trung tâm xã Phú Thịnh
1 Đoạn từ giáp thị trấn Yên Bình đến đường rẽ vào khu tái định cư 300.000
2 Đoạn tiếp theo đến cổng qua đường giáp nhà ông Mai Văn Khánh 400.000
3 Đoạn tiếp theo đến hết địa phận xã Phú Thịnh 250.000
III Xã Văn Lãng
Công trình Khu công nghiệp phía Nam tỉnh Yên Bái
1 Đoạn giáp ranh xã Phú Thịnh đến nhà ông Lập (thôn 2) 100.000
2 Đoạn tiếp theo đến hết đất nhà ông Thành (thôn 4) 120.000
3 Đoạn tiếp theo đến hết địa phận xã Văn Lãng 75.000
IV Xã Thịnh Hưng
Công trình Đường Hoàng Thi
1 Đoạn từ giáp thị trấn Yên Bình đến hết đất nhà ông Hà Tài Ủy 200.000
V Xã Hán Đà
Công trình Đường Hoàng Thi
1 Đoạn từ sau vị tri 1 Quốc lộ 70 (giáp UBND xã Hán Đà) đến giáp xã Thịnh Hưng
120.000
Nguồn: Văn phòng ĐKĐĐ và PTQĐ huyện Yên Bình (2016)
Giá đất ở các vị trí còn lại: - Tại thị trấn:
+ Giá đất vị trí 2: giá đất vị trí 2 quy định bằng 30% giá đất vị trí 1. + Giá đất vị trí 3: giá đất vị trí 3 quy định bằng 20% giá đất vị trí 1. + Giá đất vị trí 4: giá đất vị trí 4 quy định bằng 10% giá đất vị trí 1. + Giá đất vị trí 5: giá đất vị trí 5 quy định bằng 8% giá đất vị trí 1. - Tại các xã:
+ Giá đất vị trí 2: giá đất vị trí 2 quy định bằng 50% giá đất vị trí 1. + Giá đất vị trí 3: giá đất vị trí 3 quy định bằng 30% giá đất vị trí 1. + Giá đất vị trí 4: giá đất vị trí 4 quy định bằng 10% giá đất vị trí 1. + Giá đất vị trí 5: giá đất vị trí 5 quy định bằng 8% giá đất vị trí 1.
- Quy định về vị trí đất thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai.
+ Vị trí 1: Áp dụng đối với thửa đất có ít nhất một cạnh thửa tiếp giáp chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính.
Đối với thửa đất không tiếp giáp với chỉ giới hành lang đường vì bị ngăn cách bởi suối, kênh, mương và thủy hệ khác nhưng người sử dụng đất vẫn khai thác được thuận lợi của vị trí 1 thì khi xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất được áp dụng hệ số bằng 0,9 lần giá đất vị trí 1 trong bảng giá; chiều sâu thửa đất vẫn tính từ chỉ giới hành lang đường giao thông chính.
Thửa đất tiếp giáp với chỉ giới hành lang bảo vệ cầu, cống và các công trình giao thông khác mà chỉ giới hành lang bảo vệ các công trình đó không trùng với chỉ giới hành lang bảo vệ đường giao thông chính thì không được xác định là vị trí 1.
+ Vị trí 2: Áp dụng đối với thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, chiều rộng ngõ lớn hơn 3 m, cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính không quá 50 m;
+ Vị trí 3: Áp dụng đối với thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, có mức độ thuận lợi cho đi lại và sinh hoạt kém hơn vị trí 2, cụ thể là thuộc một trong các yếu tố sau:
Thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, chiều rộng ngõ từ 2,5 m đến 3m, cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính không quá 50 m;
Thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, chiều rộng ngõ lớn hơn 3m, cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính từ trên 50 m đến 200 m;
+ Vị trí 4: Áp dụng đối với thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, có mức độ thuận lợi cho đi lại và sinh hoạt kém hơn vị trí 3, cụ thể là thuộc một trong các yếu tố sau:
Thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, chiều rộng ngõ dưới 2,5 m, cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính không quá 50 m;
Thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, chiều rộng ngõ từ 2,5 m đến 3m, cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính từ trên 50 m đến 200 m;
Thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, chiều rộng ngõ trên 3 m, cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính trên 200 m;
Thửa đất trong các ngõ của vị trí 2, vị trí 3 quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này, cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính không quá 200 m;
- Vị trí 5: Áp dụng cho những thửa đất thuộc các vị trí còn lại, không thuộc các vị trí 1, vị trí 2, vị trí 3, vị trí 4.
Bảng 4.12. Ý kiến đánh giá của người dân về đơn giá bồi thường giải phóng mặt bằng Mức độ đánh giá Số ý kiến (n=80) Tỷ lệ % Cao 8 10,0 Trung bình 36 45,0 Thấp 20 25,0 Quá thấp 16 20,0 Tổng 80 100,00
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)
Về đơn giá đất bồi thường hỗ trợ theo ý kiến của người dân là thấp hơn so với thực tế, có tới 45% số ý kiến cho rằng giá đất thực tế cao hơn so với giá đền bù, chỉ có 10% ý kiến cho rằng giá đất được bồi thường bằng so với giá thực tế. Đơn giá bồi thường nhà của, tài sản, vật kiến trúc trên đất và cây trồng trên đất được áp theo quy định của Bộ tài chính, tuy nhiên đa số các hộ dân cho rằng đơn giá bồi thường vẫn thấp, cần phải nâng thêm mới có thể bù đắp được các thiệt hại về kinh tế cho họ.
4.1.4.2. Chi phí giải phóng mặt bằng
Việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ. Chi phí GPMB thể hiện tại bảng sau:
Bảng 4.13. Chi phí GPMB trên địa bàn huyện Yên Bình Diễn giải ĐVT 2014 2015 2016 Diễn giải ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ 1. Tổng chi phí GPMB tr.đ 7.903 14.103 25.207 178,45 178,74 178,59 - Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, TĐC tr.đ 7.710 13.750 24.818 178,34 180,49 179,41 - Kinh phí tổ chức thực hiện tr.đ 192,68 352,65 388,85 183,02 110,27 142,06 2. Tổng diện tích GPMB ha 23,65 27,28 45,9 115,35 168,26 139,31 3. Chi phí GPMB bình quân tr.đ/ha 334,16 516,97 549,17 154,71 106,23 128,20 Nguồn: Văn phòng ĐKĐĐ và PTQĐ huyện Yên Bình (2016)
Tổng chi phí GPMB tăng dần qua các năm, năm 2014 là 7.903 triệu đồng, năm 2015 tăng lên 14.103 triệu đồng và năm 2016 là 25.207 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân là 178,6%. Trong đó bao gồm kinh phí bồi thường hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện, kinh phí bồi thường hỗ trợ, tái định cư là chủ yếu
Chi phí GPMB bình quân tăn dần qua các năm, năm 2014 là 334,16 triệu đồng/ha, năm 2015 tăng lên 519,97 triệu đồng/ha và năm 2016 là 549,17 triệu đồng/ha. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn này là 128,2%. Tuy nhiên năm 2015 chi phí GPMB tăng cao hơn nguyên nhân là do năm 2015 giải phóng một số diện tích đất của Công trình Đường nối Quốc lộ 70 mà đất thuộc khu vực thị trấn Yên Bình nên chi phí bồi thường cao hơn so với đất ở các xã khác.
Trong bất cứ dự án nào, việc xác định đối tượng, nguồn gốc đất... để bồi thường, hỗ trợ là vấn đề cực quan trọng, chính nó quyết định khá nhiều đến tiến độ của dự án. Nhìn chung ở các dự án việc xác định đối tượng được bồi thường (đất nông nghiệp giao lâu dài) và đối tượng không được bồi thường mà chỉ được hỗ trợ (đất tạm giao thuộc quỹ đất công ích) là chính xác.
Bảng 4.14. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, TĐC trên địa bàn huyện Yên Bình Diễn giải 2014 Diễn giải 2014 (trđ) 2015 (trđ) 2016 (trđ) So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, TĐC 7.710 13.750 24.818 178,34 180,49 179,41
- Bồi thường đất đai 3.106 5.821 5.483 187,41 94,19 132,86 - Bồi thường cây cối, VKT 4.077 4.198 5.288 102,97 125,96 113,89 - Kinh phí hỗ trợ 527 3.731 14.047 707,97 376,49 516,28 Nguồn: Văn phòng ĐKĐĐ và PTQĐ huyện Yên Bình (2016)
Năm 2016, tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, TĐC là 24.818 triệu đồng, trong đó: bồi thường đất đai là 5.483 triệu đồng, bồi thường 5.288 triệu đồng, kinh phí hỗ trợ là 14.047 triệu đồng.
4.1.4.3. Chính sách hỗ trợ
Chính sách hỗ trợ và tái định cư thực hiện theo Quyết định số 17/2014/QĐ- UBND ngày 17/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành Quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật đất đai ngày 29/11/2013 và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Cụ thể, các dự án thực hiện năm 2016 bao gồm các chính sách hỗ trợ và tái định cư như sau:
- Hỗ trợ ổn định đời sống
Trường hợp thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở, trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hỗ trợ 24 tháng. Đối với trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 245 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở, trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 36 tháng. Mức hỗ trợ bằng tiền cho 1 nhân khẩu/ 1 tháng tương đương 30 kg gạo tính theo giá gạo tẻ thường tại báo cáo giá thị trường hàng tháng của Sở Tài chính tại thời điểm phê duyệt phương án hỗ trợ.
Trường hợp hộ gia đình vừa có nhân khẩu là cán bộ, công chức, viên chức vừa có nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đang sử
dụng đất nông nghiệp vào mục đích nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của gia đình đó thì nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức được hỗ trợ.
- Hỗ trợ ổn định sản xuất
Hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định sản xuất đối với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, bao gồm: hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi chi sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp. Cụ thể như sau:
+ Hỗ trợ 01 lần bằng tiền mua giống cây trồng, giống vật nuôi theo quy trình kỹ thuật của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
+ Hỗ trợ 01 lần bằng tiền cho các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm. Dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp trên diện tích đất được bồi thường bằng đất. Mức hỗ trợ theo quy trình kỹ thuật của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Tiền hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và các dịch vụ do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với các cơ quan có liên quan lập phương án hỗ trợ trình ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm bằng tiền, mức hỗ trợ bằng 2,5 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của tỉnh đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, nhưng diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.
Trường hợp một hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nhiều lần để thực hiện nhiều dự án thì tổng diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp.
Bảng 4.15. Ý kiến đánh giá của người dân về chính sách hỗ trợ GPMB
TT Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá (n=80) Tốt Bình thường Chưa tốt Số ý kiến % Số ý kiến % Số ý kiến % 1 Hỗ trợ ổn định đời sống 12 15,0 32 40,0 36 45,0 2 Hỗ trợ ổn định sản xuất 14 17,5 32 40,0 34 42,5 3 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
và tạo việc làm 8 10,0 30 37,5 42 52,5 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Tổng hợp số liệu điều tra đánh giá của người dân trong vùng dự án về công tác hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất và chuyển đổi nghề nghiệp được thể