Năng lực quản lý của người lãnh đạo đội ngũ cán bộ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, bao gồm các nội dung sau: năng lực đề ra chiến lược trong công tác giải phóng mặt bằng; đưa ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của công tác giải phóng mặt bằng. Năng lực quản lý
của người lãnh đạo đội ngũ cán bộ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng nói chung và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng. Nếu năng lực của chủ đầu tư yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược không phù hợp với thực tế thì việc giải phóng mặt bằng sẽ không hiệu quả, trì trệ; có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách, không thúc đẩy được sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội…
Ngoài ra, đối với chủ đầu tư cũng đang có bệnh chạy theo thành tích, bệnh cục bộ địa phương, bệnh quan liêu mệnh lệnh, coi thường pháp luật, xem trình tự thủ tục là thứ gò bó quyền lực của mình. Đây cũng được coi là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả, thậm chí còn gây những hậu quả như thất thoát, lãng phí, tham nhũng,… trong công tác giải phóng mặt bằng cơ bản trên địa bàn địa phương.
Bảng 4.21. Ý kiến đánh giá của người dân về trình độ đội ngũ cán bộ thực hiện công tác GPMB Mức độ đánh giá Số ý kiến(n=80) Tỷ lệ % 1. Trình độ chuyên môn - Tốt 30 37,5 - Bình thường 40 50,0 - Kém 10 12,5 2. Ý thức trách nhiệm - Tốt 32 40,0 - Bình thường 38 47,5 - Kém 10 12,5
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)
Kết quả điều tra cho thấy có khoảng 40% ý kiến đánh giá của người dân về trình độ đội ngũ cán bộ thực hiện công tác GPMB trên địa bàn huyện Yên Bình là tốt. Tuy nhiên cũng có khoảng 12,5% ý kiến đánh giá chưa tốt
Trình độ đội ngũ cán bộ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng ở địa phương là yếu tố quyết định hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng. Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tượng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản, kiểm soát được toàn bộ nội dung chi, nguyên tắc chi và tuân thủ theo các
quy định về quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo theo dự toán đã đề ra.
Trình độ đội ngũ cán bộ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng còn được thể hiện ở công tác tuyên truyền chính sách về pháp luật, về đất đai, bồi thường, giải tỏa khi nhà nước thu hồi đất (công tác dân vận trong GPMB) chưa thường xuyên, sâu rộng, do đó sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn hạn chế nên có suy bì khi người bị thu hồi đất lại coi đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp như đất phi nông nghiệp theo dự án đang triển khai, so sánh khiếu nại về chính sách và giá đền bù giữa người được áp dụng theo thời điểm đã ban hành chính sách cũ với người đang được thực hiện chính sách mới. Mặt khác, ý thức tự giác của nhân dân trong chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước để phát triển kinh tế nhằm xây dựng các KCN trở nên nhạy cảm và phức tạp khi hình thành sự so sánh về thiệt thòi của mình khi đất do mình đang sử dụng được giao cho người khác với khả năng sinh lợi cao hơn nhiều. Từ đó đã nảy sinh nhiều khiếu kiện của dân về mức bồi thường, hỗ trợ, đồng thời tạo nên tâm lý nặng nề đối với nhà đầu tư khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để GPMB.