Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện yên bình, tỉnh yêu bái (Trang 83)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn

BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN BÌNH

4.2.1. Cơ chế, chính sách về đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Giải phóng mặt bằng được coi là khâu mấu chốt quyết định sự thành công của các dự án và là khâu có nhiều khó khăn nhất được ghi nhận trong thời gian qua. Công tác GPMB kéo dài sẽ dẫn tới thời gian triển khai dự án bị ngưng trệ, phát sinh chi phí, giảm hiệu quả đầu tư.

Qua thực tiễn tại huyện Yên Bình, tiến độ công tác GPMB phụ thuộc nhiểu vào các yếu tố sau về cơ chế chính sách về đền bù, hỗ trợ người dân trong vùng dự án, cụ thể như sau:

Một là, các chính sách về quản lý đất đai, hay nói đúng hơn là hiệu lực pháp lý về quản lý đất đai của nơi có dự án. Nơi nào công tác quản lý đất đai tốt như đã hoàn chỉnh bản đồ địa chính có chất lượng, làm rõ nguồn gốc đất, ban hành công khai hạn mức diện tích đất ở và đất canh tác thì khâu đo đạc, xác định tính pháp lý của đất để áp giá bồi thường hoặc hỗ trợ, di chuyển tái định cư thường thuận lợi hơn. Trái lại, những nơi chưa tiến hành tốt những việc thuộc nội dung quản lý đất đai thường xuyên nói trên sẽ gặp không ít khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất, chủ sở hữu hợp pháp, diện tích, ranh giới của khu đất giữa thực địa và hồ sơ giải thửa do mất nhiều thời gian để đối chiếu, xác minh. Mặt khác, mặc dù đã nhận được thông báo về chủ trương thu hồi đất và yêu cầu giữ nguyên hiện trạng đất nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng, nhưng một số hộ dân vẫn tự ý trồng cây, cơi nới các công trình khiến việc thống kê, đền bù GPMB gặp không ít khó khăn.

Hiện nay, công tác quản lý về đất đai của địa phương còn lỏng lẻo, thiếu chính xác do không được chỉnh lý biến động, bổ sung thường xuyên gây khó khăn cho công tác xác định nguồn gốc, thời điểm, hạn mức và xét duyệt bồi thường về đất.

Hai là, khả năng giải quyết các chế độ, chính sách đối với các hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng, thái độ và năng lực của cán bộ, công chức của cơ quan có thẩm quyền khi tiếp xúc với dân trong quá trình giải quyết các chế độ, chính sách triển khai công tác GPMB. Những phức tạp này thường nảy sinh do việc không đạt được sự đồng thuận với người dân về mức giá đền bù, hoặc khi đạt được sự đồng thuận thì lại không có khả năng chi trả nên luôn gây khó khăn về sau và đòi hỏi phải thương lượng lại khi mức giá thị trường tăng. Sự am hiểu pháp luật, cách giải quyết nhanh gọn cùng với sự cảm thông, tôn trọng lợi ích của người dân, thấu hiểu được tâm lý và nguyện vọng của người dân khi thực thi công vụ của cán bộ, công chức sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng sự hợp tác của nhân dân trong vùng dự án nhằm tránh các phản ứng tiêu cực lây lan gây bất lợi cho tiến độ GPMB.

Một số văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của UBND tỉnh Yên Bái ban hành còn chung chung, chưa cụ thể nên việc thực hiện gập nhiều khó khăn khi thực hiện (Chính sách hỗ trợ đối với hộ thuộc đối tượng chính sách không qui định; việc hỗ trợ đối với thửa đất nông nghiệp thuộc xã tiếp giáp với thửa đất thuộc địa giới hành chính không qui định rõ; không qui định mức thưởng dối với hộ bị thu hồi đất thực hiện tốt chính sách...).

Công tác thực hiện chính sách tái định cư còn nhiều vấn đề bất cập, chưa có quy định cụ thể về nguồn vốn được sử dụng để xây dựng khu tái định cư. Khi xác định nguồn vốn để đầu tư xây dựng khu tái định cư không rõ ràng và mất thời gian. Theo nguyên tắc khu tái định cư phải được xây dựng trước khi lập phương án bồi thường, GPMB phải kịp thời để người dân có thể di chuyển và GPMB, nhưng vấn đề này lại chưa được thực hiện theo đúng qui định nên làm ảnh hưởng đến công tác bồi thường, GPMB của dự án.

Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm chưa thoả đáng, chưa có dự án để chuyển đổi nghề nghiệp khi bị thu hồi đất. Do phần lớn người dân chỉ sồng bằng nghề nông, sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp thì họ không biết làm gì để sống.

Ba là, khả năng xử lý những vướng mắc phát sinh của các cơ quan chức năng. Thắc mắc của dân phần lớn tập trung ở kết quả đo đạc, nguồn gốc đất, hạn

mức đất, đơn giá đền bù hoặc hỗ trợ, một số vấn đề phức tạp về đất đai do quá khứ để lại và về vị trí, chất lượng, giá cả nhà hoặc đất khu tái định cư...Trong bối cảnh đó, chỉ cần một trường hợp xử lý sai (do chưa am hiểu các quy định, thiếu trách nhiệm, chậm giải quyết, vô cảm, thiên vị, tiêu cực hoặc nhượng bộ vô nguyên tắc) dễ dẫn đến phản ứng dây chuyền, có thể toàn bộ phương án bồi thường bị đổ vỡ phải làm lại từ đầu...

Chính từ những sự bất đồng thuận với cách giải quyết các chế độ, chính sách và xử lý những vướng mắc phát sinh của các cơ quan chức năng mà người dân trong vùng dự án dường như không quan tâm đến việc GPMB và bất hợp tác với các các cán bộ, công chức của cơ quan chức năng đến làm việc. Đó là điểm đầu cho một xâu chuỗi phát sinh các vấn đề rắc rối khác kéo dài mà chính quyền phải tìm cách xử lý để hoàn thành công việc.

Trong trường hợp này, nếu chính quyền địa phương không quyết liệt và triệt để xử lý dứt điểm vướng mắc và đảm bảo trật tự, an ninh trong vùng, chống các hành vi quấy rối thì tiến độ đầu tư dự án sẽ chỉ có thể dậm chân tại chỗ.

Ngoài ra, tuy Nghị định số 69/2009/NĐ-CP về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư được ban hành đã giải quyết được rất nhiều bất cập trong công tác quản lý đất đai, đặc biệt là công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nhưng những vướng mắc của Nghị định này lại làm công tác GPMB gặp thêm khó khăn và mâu thuẫn gay gắt về quyền lợi trong việc đền bù, giải tỏa nhất là đối với những dự án dở dang đang chờ phê duyệt phương án bồi thường.

Về trình tự thu hồi giao đất, theo Điều 31 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP thì quyết định thu hồi và giao đất cùng một quyết định, lúc đó đất chưa được bồi thường. Cách làm này hết sức rủi ro vì doanh nghiệp có thể sử dụng quyết định giao đất để giao dịch trong khi quyền sử dụng đất chưa phải của doanh nghiệp.

Về định giá đất, theo Điều 11 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP và Điều 5 và Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT thì “Trường hợp giá đất do UBND cấp tỉnh công bố chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì UBND cấp tỉnh giao cho cơ quan chức năng xác định lại giá đất cụ thể để quyết định giá đất tính bồi thường cho phù hợp và không bị giới hạn bởi quy định về khung giá các loại đất”. Như vậy, thế

nào có thể coi là chưa sát hay sát giá thị trường và sát giá thị trường tới mức nào thì không thể chắc chắn được. Quy định như vậy dễ dẫn đến sự tùy tiện, thiếu vô tư trong định giá đất, đồng thời tạo ra nhiều thắc mắc và khiếu kiện hơn. Do đó việc quy định biên độ chênh lệch giá với thị trường trong trường hợp này là cần thiết.

Về giá đền bù: Do khả năng tài chính của địa phương kém nên khi có chủ trương của trung ương theo nghị định 69/2009/NĐ – CP của chính phủ, địa phương đã không thực hiện được việc xác định giá đất thị trường để tính đền bù khi thu hồi đất.

Về giá đền bù nhà cửa, vật kiến trúc: Do giá cả thị trường biến động, nên việc điều chỉnh đơn giá không kịp thời, dẫn đến sự chênh lệch giữa giá đền bù và giá thị trường.

Việc quy định về lập bản đồ để phục vụ công tác GPMB rất phức tạp, quá trình thực hiện hoàn thiện theo quy định mất quá nhiều thời gian. Khoảng 4-5 tháng mới đưa vào sử dụng được. Do vậy làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ GPMB.

Nhiều dự án không bố trí kinh phí kịp thời để chi trả đền bù, làm ảnh hưởng đến tiến độ và quá trình thực hiện GPMB.

4.2.2. Việc tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng

Quy trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện thực hiện theo Luật đất đai năm 2013 như sau:

Sơ đồ 4.1. Quy trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng huyện Yên Bình

Bước 1. Thông báo thu hồi đất

Bước 2. Thu hồi đất

Bước 3. Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất

Bước 4. Lập phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư

Bước 5. Niêm yết công khai phương án, lấy ý kiến của nhân dân

Bước 6. Hoàn chỉnh phương án

Bước 7. Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện

Bước 8. Tổ chức chi trả bồi thường

Bước 1. Thông báo thu hồi đất

Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

Thông báo thu hồi đất phải được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Bước 2. Thu hồi đất

Về cơ bản, thẩm quyền thu hồi đất được quy định trong Luật đất đai 2013 trên cơ sở kế thừa quy định của Luật đất đai 2003. Theo đó, UBND cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn; đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện.

Bước 3. Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất

Sau khi có quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền, UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Bước 4. Lập phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng tổ chức, cá nhân, hộ gia định bị thu hồi đất, trên cơ sở tổng hợp số liệu kiểm kê, xử lý các thông tin liên quan của từng trường hợp; áp giá tính giá trị bồi thường về đất, tài sản trên đất.

Phương án tái định cư: UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất. Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền. Dự án tái định cư được lập và phê duyệt độc lập với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng phải bảo đảm có đất ở, nhà ở tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất. Khu tái định cư được lập cho một hoặc nhiều dự án; nhà ở, đất ở trong khu tái định cư được bố trí theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với các mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư.

Bước 5. Niêm yết công khai phương án, lấy ý kiến của nhân dân

Sau khi phương án chi tiết được lập, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, nhất là các đối tượng bị thu hồi đất. Hình thức lấy ý kiến là: tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban MTTQVN cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.

Bước 6. Hoàn chỉnh phương án

Trên cơ sở ý kiến góp ý của các đối tượng có đất bị thu hồi, đại diện chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, tổ chức bồi thường tiếp thu, hoàn chỉnh phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình cơ quan chuyên môn thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 7. Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện

Việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau: UBND cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 của Luật đất đai năm 2013 quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày.

Bước 8. Tổ chức chi trả bồi thường

Theo quy định tại Điều 93 Luật đất đai 2013, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi

hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.

Bước 9. Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi

Sau khi nhận tiền BT, HT, TĐC; người bị thu hồi đất phải bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư. Trường hợp người có đất bị thu hồi không bàn giao mặt bằng thì bị cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại Điều 71 Luật Đất đai 2013, khi có đủ các điều kiện: người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi UBND cấp xã, Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục; Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành; người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì UBND cấp xã lập biên bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện yên bình, tỉnh yêu bái (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)