Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Tổng số Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 77.234,6 100
1 Đất nông nghiệp NNP 55.057,56 71,28
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 11.897,14 15,40 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 4.958,76 6,42
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2.845,62 3,68
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2.113,14 2,74 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 6.938,38 8,98
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 42.833,38 55,46
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 39.538,37 51,19
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 3.295,01 4,27
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 318,45 0,41
1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 8,59 0,01
2 Đất phi nông nghiệp PNN 21.886,68 28,34
2.1 Đất ở OTC 627,25 0,81
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 509,05 0,66
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 118,20 0,15
2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.385,15 3,09
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 22,19 0,03
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 661,05 0,86
2.2.3 Đất an ninh CAN 25,75 0,03
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 593,56 0,77 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1.082,6 1,40 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 10,46 0,01 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 85,69 0,11 2.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 18.771,81 24,3 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 6,32 0,01
3 Đất chưa sử dụng CSD 290,36 0,38
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 5,45 0,01
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 34,53 0,04 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 250,38 0,32 Nguồn: phòng TNMT huyện Yên Bình (2016)
3.1.2.2. Đặc điểm xã hội
- Dân số lao động
Dân số năm 2016 là 68.043 người, đạt mật độ bình quân 6,25 người/ha. Dưới tác động của chính sách kế hoạch hoá gia đình, tốc độ tăng dân số trung bình trên địa bàn huyện có xu hướng giảm dần qua các năm. Tính bình quân giai đoạn 2014 - 2016, tốc độ tăng dân số trung bình trên địa bàn tỉnh là 0,34%/năm.
Qua Bảng 3.2 có thể nhận thấy rõ huyện Yên Bình có nguồn dân số trẻ, với khoảng 38 nghìn lao động năm 2016, chiếm khoảng 56% tổng dân số, bình quân 3 năm tăng 2,98%, điều này chứng tỏ huyện Yên Bình có nguồn bổ sung nhân lực dồi dào xong cũng là một áp lực lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho lao động đối với các cấp chính quyền.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra tương đối chậm. Tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp - thuỷ sản giảm từ 31.541 người năm 2014 xuống còn 30.748 người năm 2016. Điều đó có nghĩa là trong thời gian tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ diễn ra với cường độ nhanh hơn, phạm vi rộng hơn tức là số lao động rút ra khỏi ngành nông lâm ngư nghiệp sẽ ngày càng lớn. Do đó đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phải được đẩy nhanh.