Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Đánh giá thực trạng kết quả giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Yên
4.1.5. Đánh giá tác động của kết quả giải phóng mặt bằng
Qua thực tế cho thấy khi các hộ gia đình bị thu hồi đất canh tác, hộ được bồi thường khoản tiền tương ứng, nên khi nhận được tiền bồi thường, hỗ trợ họ chưa nghĩ đến việc đầu tư vào sản xuất mà họ dùng để mua sắm vật dụng như xe máy, máy giặt, sửa chữa nhà, chia cho con cháu... có trường hợp dùng tiền được bồi thường chơi cờ bạc, rượu chè...không ít trường hợp đã vi phạm pháp luật do sử dụng đồng tiền được bồi thường không đúng mục đích.
Bên cạnh đó một số hộ biết sử dụng đúng mục đích nhằm ổn định đời sống và sản xuất, phát triển kinh tế của gia đình nên đã đầu tư buôn bán nhỏ, sản xuất kinh doanh, đầu tư học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho các thành viên trong gia đình, có hộ chọn phương án là đem gửi tiết kiệm để có nguồn thu nhập thêm cho gia đình.
a. Thu nhập của người dân
Việc thu hồi, giải phóng mặt bằng là việc làm không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển của đô thị. Tuy nhiên không thể phủ nhận sự ảnh hưởng trực tiếp của nó đến đời sống của các hộ dân.
Thu hồi đất, đặc biệt là đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế. Tốc độ phát triển kinh tế tăng lên, việc làm được tạo ra từ các nhà máy, xí nghiệp được xây dựng trên các khu đất bị thu hồi, kéo theo thu nhập của người dân trong vùng dự án từng bước được nâng nên rõ rệt. Tuy nhiên đối với các dự án thu hồi đất để xây dựng các khu hành chính, các khu chức năng (phi dịch vụ, phi công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp) thì vấn đề thu nhập của người dân có đất bị thu hồi thường giảm mạnh. Đất đai cũng như
các yếu tố sản xuất khác của hộ bị thu hẹp, bênh cạnh đó, việc làm không được tạo ra kịp so với lượng lao động dư thừa do mất đất tạo ra đã dẫn tới nguồn thu của hộ bị giảm mạnh.
Bảng 4.16. Ý kiến đánh giá của người dân về thu nhập sau khi GPMB
TT Chỉ tiêu
Mức độ đánh giá (n=80)
Tăng lên Giữ nguyên Giảm đi
Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Thu nhập từ trồng trọt
sau thu hồi đất 0 0,0 0 0,0 80 100,0 2 Thu nhập từ chăn nuôi sau thu hồi đất 0 0,0 0 0,0 80 100,0 3 Thu nhập từ phi nông
nghiệp sau thu hồi đất 70 87,5 10 12,5 0 0,0 4 Tổng thu nhập của hộ 8 10,0 20 25,0 52 65,0 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Theo điều tra thì có 100% các ý kiến cho rằng thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi giảm đi sau thu hồi đất đai. Rất là đễ hiểu vì khi thu hồi đất, diện tích đất nông nghiệp để canh tác, chăn nuôi của người dân bị mất đi, dẫn đến thu nhập từ những nguồn đó của họ bị giảm đi. Điều này dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Kéo theo sự thay đổi nghành nghề từ nông nghiệp sang dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp... 87,5% cho rằng thu nhập từ phi nông nghiệp tăng lên. Có thể dễ dàng nhận thấy ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến người dân là việc thu nhập của hộ trước và sau khi thu hồi đất. Một số hộ đã coi việc hỗ trợ đền bù là cơ hội tăng thêm thu nhập từ việc tận dụng tiền đền bù làm vốn mở rộng hoặc thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh, chuyển đổi ngành nghề qua đó có thêm thu nhập tốt hơn và ổn định hơn, tuy vậy số hộ đó chiếm tỷ lệ không cao, 10% số hộ được điều tra cho biết tổng thu nhập của hộ đã tăng lên, trong đó có tới 65% số hộ đã bị giảm thu nhập từ năm đầu tiên khi nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng, 25% số hộ cho rằng thu nhập giữa phi nông nghiệp tăng lên và thu nhập giảm đi của sản xuất nông nghiệp bù trừ cho nhau do đó thu nhập của hộ không có sự thay đổi nào.
Từ kết quả đánh giá của các hộ trên cho thấy, trong thời gian tới, các cấp chính quyền cần có những giải pháp về lâu dài, một mặt làm tốt công tác bồi thường, mặt khác cần đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, hỗ trợ các hộ trong diện đền bù mất đất nông nghiệp hoặc phải di dời trong việc phát triển các ngành nghề sản suất kinh doanh mới tạo thu nhập ổn định và lâu dài cho các hộ.
b.Việc làm và tỷ lệ thất nghiệp
Bài toán về vấn đề việc làm của người dân luôn là một vấn đề khó khăn, cần phải lưu tâm của các cơ quan chức năng, điều tra 80 ý kiến hộ dân cho thấy 47,5% người dân thất nghiệp sau khi bị thu hồi đất. 25% tìm được việc làm nhưng không phù hợp, chỉ có 27,5% tìm được việc làm phù hợp với mình.
Nguyên nhân chính của tỷ lệ thất nghiệp tăng cao là do việc thu hồi đất, trong đó có đất nông nghiệp của các hộ đã dẫn tới việc một số lượng lớn lao động nông nghiệp không có việc làm. Đối với việc thu hồi đất của hai dự án nghiên cứu thì việc tạo thêm việc làm trực tiếp từ hai dự án là hầu như không có do đó lao động của các hộ bị thu hồi hoặc phải kiếm việc làm hoặc phải chuyển đổi ngành nghề từ sản xuất nông nghiệp sang các lĩnh vực dịch vụ hoặc tiểu thủ công nghiệp,… Theo điều tra đánh giá thì hiện nay, đối với các lao động dư thừa do thu hồi đất nông nghiệp rất khó tìm được việc làm tại khu vực họ sinh sống, nguyên nhân chính là do trình độ lao động chưa đáp ứng được so với các yêu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn. Các lao động chủ yếu chỉ đáp ứng được một số công việc thủ công, cần nhiều sức lao động như phu hồ, bốc vác, xe ôm, cắt tóc, gội đầu, hoặc cao hơn là làm gia công cơ khí, một số hộ có điều kiện hơn thì mở cửa hàng tạp hóa,… Chỉ một số lao động có tay nghề, nhanh nhẹ và có khả năng thích ứng cao mới xin được việc làm ổn định, phù hợp tại các xưởng thủ công mỹ nghệ, hoặc tại vào làm công nhân tại một số nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn.
Chính sách đào tạo nghề hiện nay chưa thực sự gắn với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, qua điều tra cho thấy có tới 100% số hộ phỏng vấn đều trả lời đã được tham gia các lớp tập huấn đào tạo nghề hỗ trợ sau khi thu hồi đất. Tuy nhiên việc đào tạo nghề vẫn còn mang tính hình thức, đào tạo theo những nghề vốn có sẵn từ trước, các lao động được đào tạo chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp, kết thúc khóa đào tạo rất ít lao động nâng cao được tay nghề có thể tham gia vào thị trường lao động ngay được, chỉ có một số ít lao động đã xin được việc làm sau khi tham gia khóa đào tạo nghề, còn lại phần lớn là không xin được việc, vẫn không có việc làm.
Bảng 4.17. Ý kiến đánh giá của người dân về việc làm sau khi GPMB
Mức độ đánh giá Số ý kiến (n=80) Tỷ lệ %
Xin được việc làm phù hợp 22 27,5
Xin việc không phù hợp 20 25
Thất nghiệp 38 47,5
Tổng 80 100,00
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017) c. Môi trường – xã hội
Cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng, việc thi công các công trình cũng có các ảnh hưởng nhất định đến môi trường tại địa phương. Tình trạng ô nhiễm như rác thải, khí thải, tiếng ồn do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gây nên đang là một vấn đề cấp thiết cần được giải quyết.
Như vậy có thể thấy được quá trình giải phóng mặt bằng, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài việc ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội. Còn ảnh hưởng to lớn đến môi trường sinh thái. Đó cũng là xu thế tất yếu của một địa phương đang trong quá trình đổi mới, phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội. Do đang trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất, tình trạng đường xá ngổn ngang, xây dựng dở dang. Tình trạng còi xe, bụi do các xe chở vật liệu... Khói bụi của các khu công nghiệp... là vấn đề cần được quan tâm giải quyết.
Bảng 4.18. Ý kiến đánh giá của người dân về môi trường sinh thái sau khi GPMB Mức độ đánh giá Số ý kiến (n=80) Tỷ lệ % Tốt hơn 4 5,00 Như cũ 10 12,50 Xấu hơn 66 82,50 Tổng 80 100,00
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)
Sau khi thu hồi đất, hầu hết các hộ tham gia nhận định rằng các tệ nạn xã hội ngày càng phức tạp hơn. Tình hình trộm cắp, cờ bạc, lô đề, đánh nhau tăng lên đáng kể. Nguyên nhân chính ở đây do đất nông nghiệp mất đi, một bộ phận lớn người dân không có việclàm, sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ vào việc cờ bạc, lô đề, ăn chơi... Đây là một vấn đề nghiêm trọng cần được các cấp có thẩm quyền xem xét, quan tâm giải quyết.
Kết quả điều tra cho thấy, 67,5% các ý kiến cho rằng tình hình tệ nạn xã hội đang xấu đi so với trước khi thu hồi đất, 25,0% ý kiến cho rằng tình hình tệ nạn xã hội vẫn như vậy, chỉ có 7,5 % ý kiến cho rằng tình hình tệ nạn xã hội tốt hơn so với trước khi thu hồi đất.
Điều đáng lo ngại, chính do tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp gia tăng, mặc dù hiện tại cuộc sống của các hộ gia đình vẫn đảm bảo, do có tiền đền bù từ thu hồi đất và thu nhập từ việc tham gia vào thị trường lao động không chính thức (việc làm theo tính thời vụ, vụ việc, không ổn định). Chính điều này là nguyên nhân gây ra không ít những vấn đề xã hội và tiềm ẩn những nguy cơ phát triển không bền vững. Thực tế cho thấy, đa số các lao động không có việc làm lại rơi vào nhóm người trẻ tuổi. Theo số liệu điều tra cho thấy, tỷ lệ lao động dưới 35 tuổi không tìm được việc làm phù hợp chiểm tỷ lệ tương đối cao, mặc dù đây là độ tuổi lao động bị ảnh hưởng thấp nhất do việc thu hồi đất nông nghiệp do họ có trình độ văn hóa tốt, có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp dễ dàng hơn so với các nhóm tuổi khác. Điều này đã dẫn tới nhiều con em của các gia đình có tiền từ việc đền bù giải phóng mặt bắng xa vào các tệ nạn xã hội như chơi bời, game online, lô đề, cờ bạc, trộm cắp,… làm xáo trộn, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống, an ninh trật tự trong khu vực.
Bảng 4.19. Ý kiến đánh giá của người dân về tình trạng tệ nạn xã hội sau khi GPMB Mức độ đánh giá Số ý kiến (n=80) Tỷ lệ % Tốt hơn 6 7,5 Như cũ 20 25,0 Xấu hơn 54 67,5 Tổng 80 100,00
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)
Ngoài ra, điều kiện sống thay đổi đã làm ảnh hưởng tới trẻ em khu vực nông thôn. Chúng có điều kiện vật chất tốt hơn, không phải tham gia vào việc lao động trong gia đình như trước đây. Xét trên một khía cạnh nào đó thì đây là một mặt rất tốt, tích cực. Tuy nhiên, do sự thay đổi đột ngột khiến bố mẹ chúng chưa có các biện pháp quản lý thời gian của con họ phù hợp, chưa thực sự quan tâm tới việc học hành của con cái, đa số là vẫn theo nếp cũ, thả nổi việc học hành và
thời gian rãnh rỗi của con cái. Bên cạnh đó, việc phát triển các dịch vụ như quán Net, các tệ nạn xã hội,… đã tác động đến đời sống của con trẻ. Một số gia đình có con học hành sa sút, nhiều lúc bỏ học để đi chơi game online mà gia đình không biết. Như vậy, trong tương lai sẽ có thể hình thành một lớp người có trình độ văn hóa hạn chế, sớm nhiễm tư tưởng thích hưởng thụ, không thích lao động.