3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Bình là huyện vùng thấp của tỉnh Yên Bái, có tọa độ từ 20044’30” đến 20052’24” độ vĩ bắc; Từ 102049’36” đến 1050 kinh đông;
- Phía Đông Nam giáp huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, - Phía Tây giáp huyện Trấn Yên và TP Yên Bái,
- Phía Bắc giáp huyện Lục Yên,
- Phía Đông Bắc giáp huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Bình
Nguồn: phòng TNMT huyện Yên Bình (2016)
Toàn huyện có 24 xã và 2 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 77.234,6 ha; Thị trấn huyện lỵ cách trung tâm thành phố Yên Bái 8 km về phía Đông Nam. Có Quốc lộ 70 đi qua các xã phía Tây hồ Thác Bà và đường Đông Hồ chạy qua các xã hạ huyện và thượng huyện, nối liền các xã phía Nam của huyện như Hán Đà,
Đại Minh với các xã thượng huyện và thông với các xã phía Nam của huyện Lục Yên. Có đường thủy trên Hồ Thác Bà, rất thuận tiện cho việc đi lại trong huyện và tỉnh. Là huyện có khả năng phát triển du lịch sinh thái hồ.
Với vị trí địa lý và diện tích đất nông nghiệp cũng như mạng lưới liên kết như vậy, Yên Bình có điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất nông sản hàng hóa. Đặc là cây chè, cây trồng truyền thống của huyện, là cây mang lại kinh tế chính cho người nông dân. Sản phẩm chè có thể lưu thông với thành phố Yên Bái và các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ cũng như thuận lợi xuất khẩu ra ngoài.
3.1.1.2. Địa chất, địa hình
Huyện Yên Bình có đặc điểm địa hình chuyển tiếp từ trung du lên miền núi, địa hình cao dần từ Đông Nam - Tây Bắc, được tạo bởi 2 dãy núi;
- Dãy Cao Biền: nằm phía tả ngạn sông Chảy (Hồ Thác Bà) gồm những đồi núi có độ cao từ 300 - 600m chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, là đường giao thủy giữa sông Chảy và sông Lô. Đi dần lên phía thượng huyện xuất hiện những núi đá vôi thuộc các xã Tích Cốc, Mỹ Gia, Xuân Long,…
- Dãy Con Voi: là hệ thống núi cổ nằm phía hữu ngạn sông Chảy bao gồm những núi thấp, sườn thoải, dưới tầng đất phủ là nền đá phiến thạch kết tinh, độ cao từ 400 - 700 m chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, là đường phân thủy giữa sông Chảy và sông Hồng.
Hồ Thác Bà được hình thành vào những năm 70 của thế kỷ XX với tổng diện tích thuộc địa phận huyện Yên Bình là: 18.995,04 ha mặt nước với hơn 1.300 hòn đảo, hồ Thác Bà đã tạo nên tiểu vùng khí hậu mát mẻ và thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái hồ.
Với địa hình dốc thoải, có những dải đất bằng và sông suối xen kẽ, huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển các cây công nghiệp, nhất là cây chè, thích hợp với vùng đất đỏ, dốc, hạn nhiều. Sản phẩm chè ở huyện Yên Bình mang hương vị rất đặc trưng, trong đó có chè đặc sản Shan Tuyết.
3.1.1.3. Khí hậu thời tiết
Huyện Yên Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm: 22,90C (cao nhất 380C, thấp nhất 4,60C). Số tháng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 20oC từ 8-9 tháng.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình năm 87%, tháng có độ ẩm cao nhất là 94% (tháng 2 và 3), thấp nhất là 80% .
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 2.000 mm - 2.120 mm, Số ngày mưa trung bình: 136 ngày (tập trung từ tháng 5 - tháng 9) phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ địa bàn của huyện.
- Nắng: Số giờ nắng từ 1590-1650 giờ. Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.050 - 1.100 giờ, chiếm 70% số giờ nắng trong năm.
- Gió: Hướng gió thường thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2 - 4 m/s. Mùa đông hướng gió thường là gió Đông Bắc. Mùa hè hướng gió thường là gió Đông Nam.
Do đặc điểm huyện Yên Bình có diện tích mặt nước lớn nhất của tỉnh nên khí hậu mang tính chất vùng hồ. Mùa đông ít lạnh, mùa hè mát, thuận lợi cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, trồng rừng phòng hộ, rừng nguyên liệu (tre, nứa, keo,…), trồng cây công nghiệp như chè, trồng cây ăn quả và có tiềm năng lớn trong phát triển nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch.
3.1.1.4. Thủy văn
Do địa hình dốc, lượng mưa lớn cộng thêm xây dựng thủy điện Thác Bà đã tạo cho huyện Yên Bình một hệ thống sông, suối, hồ có lưu lượng dòng chảy lớn và lưu lượng mưa thay đổi theo từng mùa.
Sông Chảy được bắt nguồn từ dãy núi Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang, cao 2.410 m, sông chảy về huyện Lục Yên và Yên Bình rồi nhập vào sông Lô. Các chỉ lưu chính nằm ở phía tả ngạn như ngòi Diệc, ngòi Đại Cại, đã hình thành vùng lòng hồ Thác Bà thuộc hạ lưu sông Chảy. Do bắt nguồn và chảy qua vùng đất xám Granit và vùng đất đá vôi xen diệp thạch Mica nên phù sa sông Chảy mang đặc tính ít chua, thành phần cơ giới nhẹ, tạo thành những dải hẹp ven sông, giầu kali, rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống sông, suối, hồ trên địa bàn huyện Yên Bình là nơi cung cấp nguồn nước dồi dào để phát triển sản xuất và phục vụ sinh hoạt của người dân. Ngoài ra, còn có khả năng vận tải hàng hóa, hành khách lưu thông giữa các vùng trong huyện.
Do địa hình phức tạp, độ dốc lớn, rừng đầu nguồn bị suy giảm. Vào mùa mưa lượng mưa lớn, nước tập trung đổ vào các con sông, suối với tốc độ dòng chảy lớn gây ra hiện tượng lũ quét làm thiệt hại đến con người và tài sản.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Nguồn tài nguyên đất
Huyện Yên Bình có tổng diện tích tự nhiên là 77.261,79 ha, có các loại đất như sau:
-Nhóm đất đỏ vàng (Feralit): là nhóm đất chiến phần lớn diện tích trong huyện (61%), đặc điểm của loại đất này là hàm lượng mùn và đạm thấp, hơi chua. Thích hợp với phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng.
+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất và đất sét (Fs) chiếm 18%, loại đất này có tỷ lệ đạm và mùn trung bình, môi trường có phản ứng chua. Có khả năng phát triển cây công nghiệp chè, cây ăn quả và phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi đại gia súc.
+ Các loại đất pha (Feralit biến đổi do canh tác): Fp, Fq có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị rửa trôi, đất chua, tỷ lệ mùn nghèo có diện tích chiếm 13% (chú ý khi canh tác trên loại đất này cần tăng mùn và nâng cao sự hấp thụ của đất).
+ Các loại đất khác: Feralit trên đất đá vôi Fk, Fv, Fl có tầng dầy trung bình, có tỷ lệ đạm và mùn trung bình. Có khả năng phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, đậu tương...), diện tích chiếm 8%.
- Nhóm đất dốc tụ: Phân bố rải rác ở các thung lũng, sông suối, thành phần cơ giới thô, lẫn sỏi đá, nghèo mùn, đạm trung bình, có khả năng cải tạo thâm canh cây lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Đất phù sa sông Chảy có tỷ lệ mùn bụi mịn nhỏ, tỷ lệ cát mịn lớn, đất giàu Kaly, nghèo Lân, Ca, Mg, môi trường có phản ứng chua, đặc tính độ phì của phù sa đáp ứng được yêu cầu của các loại cây mầu và lương thực.
+ Đất phù sa sông suối nhìn chung hàm lượng Lân nghèo, giàu Kaly; Ca, Mg trung bình, môi trường có phản ứng chua, thành phần cơ giới thô nhẹ, đất có khả năng phù hợp với cây trồng như đất phù sa sông Chảy.
b. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng đến 01/01/2010 của huyện Yên Bình là: 42.340,63 ha chiếm 54,80% diện tích tự nhiên của huyện.
- Thảm thực vật:
Rừng phòng hộ với diện tích: 7.606,97 ha chủ yếu là cây gỗ lá rộng tập trung chủ yếu ở các xã Xuân Long, Tích Cốc, Phúc An, Bạch Hà và rải rác ở một số xã như: Tân Hương, Yên Thành, Vũ Linh, Đại Đồng. Cây rừng hỗn giao tre,
nứa tập trung chủ yếu ở các xã Bảo Ái, Cảm Ân, Ngọc Chấn, Phúc Ninh, Tích Cốc, Cảm Nhân, được hình thành sau nương rẫy, là những cây ưa ánh sáng, mọc nhanh như: Sồi, Vạng… mọc xen kẽ với vầu hoặc nứa. Rừng tự nhiên tre, nứa, vầu thuần loài tập trung ở các xã Tân Nguyên, Xuân Lai,… Ngoài ra, còn phần rừng trồng phòng hộ chủ yếu do các chương trình dự án như: Dự án 327, dự án 661 với các loại cây bản địa như: Trám, Lát, Mỡ, Muồng, Lim và các loại cây phụ trợ như Keo, Bồ Đề,…
Rừng sản xuất với diện tích: 34.733,66 hachủ yếu là cây Bồ đề, Mỡ, Bạch đàn, Keo,… được trồng thuần loài hoặc hỗn giao, chất lượng rừng ở huyện tương đối tốt, phân bố hầu hết ở các xã, đặc biệt là các đảo trên vùng hồ Thác Bà, tạo ra vùng nguyên liệu giấy có tiềm năng lớn. Ngoài ra còn có rừng Quế được trồng phân tán, tập trung và rừng trồng tre, măng Bát Độ phân bố chủ yếu ở các xã Tân Nguyên, Mỹ Gia, Phúc An, Yên Thành.
c. Tài nguyên khoáng sản
Là một trong những địa phương có trữ lượng và chủng loại khoáng sản khá phong phú như:
- Đá vôi hóa chất (đá vôi hoa hóa): có độ trắng cao trên 54%, diện tích 300 ha tập trung ở các xã Mông Sơn, Mỹ Gia, trữ lượng trên 200 triệu m3.
- Đá vôi vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng có cường độ chịu lực trên 500kg/cm2, hàm lượng cao > 53%, trữ lượng > 250 triệu m3, có ở các xã Mỹ Gia, Mông Sơn, Phúc Ninh.
- Chì (Pb), kẽm (Zn), ở xã Mỹ Gia, Cảm Nhân, trữ lượng khoảng 200.000 tấn.
- Pyrit: 100.000 tấn ở xã Mỹ Gia.
- Cao lanh: Trữ lượng khoảng 273.000 tấn (cấp loại B, C1, C2) tập trung ở xã Đại Minh.
- Fenspat: ở Chóp Dù xã Đại Đồng trữ lượng 1.050 tấn (C1+C2), ngoài ra còn ở các thôn Quyết Tiến xã Đại Minh trữ lượng 27.075 tấn.
- Barit: Trữ lượng 100.000 tấn ở Đại Minh. Ngoài ra, còn có đá quý trữ lượng trên 4.000 kg trên diện tích 50 km2 tạo thành dải ở phía Bắc và Phía Tây hồ Thác Bà gồm các loại: Rubi, Sfinef, Tuamalin, Grơna, Thạch Anh,… và không dưới 3 triệu m3 cát quặng, vàng, Pyrit, Galen, Barit, Photphorit, Than Nâu,…
3.1.1.6. Cảnh quan môi trường
Cùng với việc đầu tư phát triển kinh tế, xã hội thì việc bảo vệ môi trường sống là một vấn đề cần quan tâm. Đảm bảo cho sự phát triển kinh tế – xã hội một cách bền vững và lâu dài, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, đảm bảo đời sống tinh thần, vật chất và sức khỏe cho nhân dân. Đối với huyện Yên Bình nhìn chung môi trường chưa bị ô nhiễm, môi trường sinh thái vẫn đảm bảo và được phát triển bền vững. Hệ sinh thái rừng phong phú và đa dạng. Ngoài ra, hồ Thác Bà rộng, với nhiều diện tích mặt nước tạo ra một tiểu vùng khí hậu trong lành và mát mẻ, lượng mưa nhiều, độ ẩm cao.
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2016, huyện Yên Bình có tổng diện tích tự nhiên là 77.234,6 ha phân bố ở 24 đơn vị hành chính cấp xã và 2 đơn vị hành chính cấp huyện. Cụ thể diện tích đất đai của huyện phân bố như sau:
- Đất nông nghiệp: 55.057,56 ha chiếm 71,28% - Đất phi nông nghiệp: 21.886,68 ha chiếm 28,34% - Đất chưa sử dụng: 290,36 ha chiếm 0,38%
Phân bố cụ thể diện tích các loại đất theo mục đích sử dụng được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Yên Bình năm 2016
Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Tổng số Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 77.234,6 100
1 Đất nông nghiệp NNP 55.057,56 71,28
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 11.897,14 15,40 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 4.958,76 6,42
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2.845,62 3,68
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2.113,14 2,74 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 6.938,38 8,98
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 42.833,38 55,46
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 39.538,37 51,19
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 3.295,01 4,27
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 318,45 0,41
1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 8,59 0,01
2 Đất phi nông nghiệp PNN 21.886,68 28,34
2.1 Đất ở OTC 627,25 0,81
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 509,05 0,66
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 118,20 0,15
2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.385,15 3,09
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 22,19 0,03
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 661,05 0,86
2.2.3 Đất an ninh CAN 25,75 0,03
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 593,56 0,77 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1.082,6 1,40 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 10,46 0,01 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 85,69 0,11 2.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 18.771,81 24,3 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 6,32 0,01
3 Đất chưa sử dụng CSD 290,36 0,38
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 5,45 0,01
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 34,53 0,04 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 250,38 0,32 Nguồn: phòng TNMT huyện Yên Bình (2016)
3.1.2.2. Đặc điểm xã hội
- Dân số lao động
Dân số năm 2016 là 68.043 người, đạt mật độ bình quân 6,25 người/ha. Dưới tác động của chính sách kế hoạch hoá gia đình, tốc độ tăng dân số trung bình trên địa bàn huyện có xu hướng giảm dần qua các năm. Tính bình quân giai đoạn 2014 - 2016, tốc độ tăng dân số trung bình trên địa bàn tỉnh là 0,34%/năm.
Qua Bảng 3.2 có thể nhận thấy rõ huyện Yên Bình có nguồn dân số trẻ, với khoảng 38 nghìn lao động năm 2016, chiếm khoảng 56% tổng dân số, bình quân 3 năm tăng 2,98%, điều này chứng tỏ huyện Yên Bình có nguồn bổ sung nhân lực dồi dào xong cũng là một áp lực lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho lao động đối với các cấp chính quyền.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra tương đối chậm. Tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp - thuỷ sản giảm từ 31.541 người năm 2014 xuống còn 30.748 người năm 2016. Điều đó có nghĩa là trong thời gian tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ diễn ra với cường độ nhanh hơn, phạm vi rộng hơn tức là số lao động rút ra khỏi ngành nông lâm ngư nghiệp sẽ ngày càng lớn. Do đó đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phải được đẩy nhanh.
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Yên Bình năm 2014 - 2016 STT Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) 15/14 16/15 BQ I 1. Tổng số hộ của xã Hộ 10727 100.00 10962 100.00 11357 100.00 102.19 103.60 102.89 1 - Số hộ nông nghiệp Hộ 8735 81.43 8920 81.37 9146 80.53 102.12 102.53 102.33 2 - Số hộ phi nông nghiệp Hộ 1992 18.57 2042 18.63 2211 19.47 102.51 108.28 105.35 II 2. Tổng số nhân khẩu Người 67584 100.00 67836 100.00 68043 100.00 100.37 100.31 100.34 III 3. Tổng số lao động LĐ 36089 100.00 37354 100.00 38269 100.00 103.51 102.45 102.98
1 - Lao động nông nghiệp LĐ 31541 87.40 31253 83.67 30748 80.35 99.09 98.38 98.73
2 - Lao động phi nông nghiệp LĐ 4548 12.60 6101 16.33 7521 19.65 134.15 123.27 128.60 IV 4. Một số chỉ tiêu 1 - BQ khẩu/ hộ Khẩu/hộ 6.30 6.19 5.99 98.22 96.82 97.52 2 - BQ LĐNN/ hộ NN LĐ/hộ 3.61 3.50 3.36 97.03 95.95 96.49 3 - BQ LĐ phi NN/hộ phi NN LĐ/hộ 2.28 2.99 3.40 130.86 113.85 122.06 4 - BQ khẩu/ LĐ Khẩu/LĐ 1.87 1.82 1.78 96.97 97.91 97.44
- Văn hóa, thông tin, tuyên truyền: Đã tổ chức tốt các hoạt động tuyên