Kinh nghiệm về công tác giải phóng mặt bằng ở một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện yên bình, tỉnh yêu bái (Trang 36 - 39)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm về công tác giải phóng mặt bằng ở một số địa phương

trong nước

2.2.2.1. Kinh nghiệm giải phóng mặt bằng ở Tam Dương – Vĩnh Phúc

Tam Dương có lợi thế nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh, diện tích đất tự nhiên rộng hơn 10 ngàn ha; nằm trên trục phát triển quan trọng, kết nối Sơn Dương - Tam Đảo – Việt Trì – Vĩnh Yên – Phúc Yên và Thủ đô Hà Nội, giáp ranh thành phố Vĩnh Yên – trung tâm chính trị KT- XH của tỉnh. Công tác GPMB các dự án trên địa bàn huyện cơ bản được thực hiện đảm bảo tiến độ và bàn giao mặt bằng thi công các công trình, dự án và đưa vào khai thác sử dụng. Điển hình như Dự án đường điện 500Kv Hiệp Hòa - Sơn La đã hoàn thành công tác GPMB, bàn giao cho đơn vị thi công đường điện xong trước thời hạn 3 năm so với kế hoạch của Chính phủ, làm lợi cho Nhà nước hàng tỉ đồng. Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai là dự án lớn, tổng chiều dài tuyến đi qua địa bàn huyện là 11,027km, gồm 7 xã, thị trấn (Kim Long, Hướng Đạo, Đạo Tú, Hợp Hòa, An Hòa, Duy Phiên và Hoàng Đan); số hộ gia đình bị thu hồi đất là 1.136 hộ; diện tích đất thu hồi 88,9 ha (trong đó: Đất nông nghiệp 67,68 ha, đất phi nông nghiệp 21,07 ha và đất chưa sử dụng là 0,15 ha).

Để làm tốt công tác bồi thường GPMB và tái định cư, góp phần tích cực đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - XH trên địa bàn, kinh nghiệm cụ thể của huyện Tam Dương cho thấy: Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể phải luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của các dự án triển khai trên địa bàn đối với sự nghiệp phát triển của quê hương, đất nước. Từ đó, xác định việc hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng bàn giao cho chủ đầu tư và đơn vị thi công đúng kế hoạch là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hàng đầu. Các địa phương có dự án triển khai cần chủ động phân công cán bộ thường xuyên bám sát các địa bàn để triển khai thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động, quyết liệt, với trách nhiệm cao nhất. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh các vướng mắc, lãnh đạo các cấp chính quyền phải trực tiếp đến từng hộ dân, từng vị trí còn vướng mắc để kiểm tra cụ thể, xác định nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời, phù hợp, kiên quyết, dứt điểm, không để xảy ra các vấn đề phức tạp. Tổ chức đo đạc địa chính, kiểm đếm tài sản, công trình kiến trúc, cây cối và áp giá bồi thường chính xác, công bằng, phân minh; thực hiện chi trả kịp thời cho nhân dân. Quan tâm bố trí nơi tái định cư cho các hộ dân phải di

dời tuân thủ đúng các điều kiện theo quy định. Nghiên cứu xây dựng giá đất ở, đất chuyên dùng, đất nông nghiệp sát với giá thị trường hoặc kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thời điểm thực hiện. Việc lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng quỹ nhà, quỹ đất tái định cư đảm bảo đủ nhu cầu giải phóng mặt bằng, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và xã hội, đảm bảo tiêu chuẩn, tạo việc làm cho người có đất bị thu hồi. Thậm chí, ứng trước từ ngân sách để giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng các khu tái định cư có vị trí địa lý thuận lợi, gần trung tâm, có khả năng sinh lợi cao để giành bố trí tái định cư cho các hộ có đất ở mặt các trục đường. Xét, bố trí tái định cư đúng đối tượng, đúng thành phần, tạo niềm tin cho người dân có đất bị thu hồi; thực hiện cải cách các thủ tục hành chính trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đảm bảo công khai minh bạch, đúng quy trình, thủ tục, thời gian giải quyết, kết quả kiểm kê, phương án, chính sách, đơn giá áp dụng. Tiếp và giải quyết các kiến nghị, khiếu nại của công dân ngay khi phát sinh từ cơ sở, không đùn đẩy, né tránh. Xác định rừ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu chính quyền địa phương, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức làm công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư… (Nguyễn Thị Dung, 2009).

2.2.2.2. Kinh nghiệm giải phóng mặt bằng ở tỉnh Thái Nguyên

Báo cáo của Ban Chỉ đạo công tác GPMB tỉnh cho thấy: Trong hơn 8 tháng đầu năm năm 2014, tỉnh Thái Nguyên thực hiện công tác GPMB đối với 203 công trình, dự án với tổng diện tích đất thu hồi trên 269 nghìn ha, đạt khoảng 68,37% so với kế hoạch. Có 3.310 hộ gia đình bị ảnh hưởng, trong đó đã bàn giao tái định cư cho 186 hộ. Trong quá trình giải phóng mặt bằng, đã có 10 dự án phải tổ chức cưỡng chế, chiếm 5% tổng số dự án thực hiện. Các địa phương đã tổ chức bảo vệ thi công 25 lượt, trong đó có 1 lượt không thành công, 2 trường hợp bị các đối tượng chống đối, gây thương tích...

Ban Chỉ đạo công tác GPMB tỉnh cũng đã thống nhất rút ra 6 bài học kinh nghiệm trong bồi thường GPMB là: Cả hệ thống chính trị phải quan tâm vào cuộc quyết liệt thì công tác GPMB mới thuận lợi; chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động người bị thu hồi đất sớm bàn giao mặt bằng; kịp thời hỗ trợ và tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất sớm ổn định cuộc sống; thường xuyên kiểm tra công tác GPMB để xác định nguyên nhân, có giải pháp tháo gỡ kịp thời đối với những dự án gặp vướng mắc; thực hiện tốt công tác quản lý sử dụng đất đai; xây dựng kế hoạch tỉ mỉ, chỉ đạo sâu sát việc cưỡng chế thu hồi đất và bảo vệ thi công. (Ngọc Sơn, 2014).

2.2.2.3. Kinh nghiệm giải phóng mặt bằng ở Việt Trì – Phú Thọ

Để đạt hiệu quả cao trong công tác bồi thường GPMB, Thành phố Việt Trì đã thành lập bộ máy thực hiện công tác này bao gồm: Hội đồng bồi thường GPMB (Mỗi một dự án được thành lập 1 Hội đồng, do đồng chí Phó chủ tịch UBND Thành phố làm Chủ tịch Hội đồng); đồng thời thành lập Ban bồi thường giải phóng mặt bằng chuyên trách của Thành phố, là đơn vị sự nghiệp công lập có 20 cán bộ, là cơ quan thường trực, tham mưu, giúp UBND và Hội đồng thực hiện công tác BT GPMB. Ngoài ra, tại mỗi dự án, UBND Thành phố thành lập Tổ kiểm đếm do Chủ tịch UBND phường, xã làm tổ trưởng và các thành viên liên quan để trực tiếp triển khai kiểm kê, xây dựng phương án bồi thường theo kế hoạch và giải quyết các vướng mắc.

Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2012, Thành phố tiếp tục triển khai thực hiện bồi thường GPMB đối với 104 dự án, đã tiến hành kiểm kê được 15,3 ha đất của 642 hộ; đã thu hồi bàn giao 27,1 ha đất của 1.221 hộ (trong đó gồm cả của năm 2011 chuyển tiếp), với tổng số tiền bồi thường được duyệt là 30,6 tỷ đồng. Thành phố đã tổ chức chi trả cho 814 hộ, với số tiền trên 17,5 tỷ đồng, đồng thời tiếp tục giải quyết tồn tại, vướng mắc về BT GPMB của một số dự án đã và đang thực hiện

Theo ông Trần Tiến Ngọc- Trưởng Ban bồi thường Giải phóng mặt bằng thành phố: “Trong quá trình làm công tác bồi thường GPMB, thời gian qua thành phố Việt Trì đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm như: thường xuyên tổ chức hội nghị đối thoại giữa Hội đồng bồi thường GPMB, chủ dự án với các hộ dân trong diện bị thu hồi đất đề công bố quyết định thu hồi, dự án sẽ triển khai trong thời gian tới, những lợi ích mà dự án mang lại cho người dân nói riêng và cho Thành phố nói chung; giải thích về chế độ, chính sách, giá cả bồi thường; vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành chính sách pháp luật của nhà nước; lắng nghe ý kiến, nguyện vọng chính đáng, giải đáp những thắc mắc của người dân. Những hội nghị này thường đáp ứng nguyện vọng của người dân, mang lại hiệu quả cao cho công tác bồi bồi thường GPMB của Thành phố. Đồng thời, cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hộ tự giác chấp hành di chuyển, GPMB nhanh - thưởng tiến độ GPMB nhanh, ưu tiên lựa chọn vị trí ô đất tái định cư. Đối với các trường hợp không đủ điều kiện để cấp đất tái định cư nhưng có nhu cầu, Ban bồi thường GPMB kịp thời đề xuất để cấp đất theo quy định. Với những hộ cố tình chống đối thì cần có thái độ cương quyết xử lý cưỡng chế GPMB, đồng thời để

răn đe, tạo tiền đề và sự đồng thuận trong quá trình GPMB dự án trên địa bàn” (Ngọc Sơn, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện yên bình, tỉnh yêu bái (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)