Nội dung phỏng vấn và ý kiến của cán bộ quản lý Số cán bộ
có ý kiến
Tỷ lệ (%)
Số cán bộ phỏng vấn và điều tra 24 100
1. Việc thực hiện chính sách DDĐT tại địa phương diễn ra như thế nào?
- Số cán bộ quản lý trả lời: Thuận lợi 18 75,0 - Số cán bộ trả lời: Không thuận lợi 6 25,0 2. Việc lập phương án DĐĐT tại địa phương như thế nào?
- Số cán bộ quản lý trả lời: Thuận lợi 19 79,1 - Số cán bộ quản lý trả lời: Khó khăn 5 20,9 3. Việc vận động nhân dân đóng góp đất và công lao động
tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng tại địa phương có thuận lợi không?
- Số cán bộ trả lời: Thuận lợi 18 75,0
- Số cán bộ trả lời: Khó khăn 6 25,0
4. Tác động của DĐĐT đến hiệu quả SXNN của các hộ tại địa phương như thế nào?
- Số cán bộ trả lời: Có xu hướng tăng lên 24 100 - Số cán bộ trả lời: Không có sự thay đổi
5. Tác động của DĐĐT đến việc áp dụng cơ giới hóa tại địa phương như thế nào?
- Số cán bộ trả lời: Thuận lợi hơn 24 100
Nội dung phỏng vấn và ý kiến của cán bộ quản lý Số cán bộ có ý kiến
Tỷ lệ (%)
6. Tác động của DĐĐT tới hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng như thế nào?
- Số cán bộ trả lời: Tốt hơn, thuận lợi hơn 24 100 - Số cán bộ trả lời: Không có sự thay đổi
7. Tác động của DĐĐT đến việc quản lý sản xuất nông nghiệp tại địa phương như thế nào?
- Số cán bộ trả lời: Tốt hơn. 24 100
- Số cán bộ trả lời: Không có sự thay đổi
8. Tác động của DĐ ĐT đến hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như thế nào?
- Số cán bộ trả lời: Tốt hơn. 24 100
- Số cán bộ trả lời: Không thay đổi.
9. Sự thay đổi về việc áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp sau DĐĐT như thế nào?
- Số cán bộ trả lời: Tốt hơn 24 100
- Số cán bộ trả lời: Không thay đổi
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017)
Như vậy, kết quả điều tra, phỏng vấn 24 cán bộ quản lý tại địa bàn 3 xã nghiên cứu cho thấy:
- Có 75% cán bộ quản lý trả lời việc triển khai chính sách DĐĐT tại địa phương diễn ra thuận lợi; 25% cán bộ trả lời khó khăn, nguyên nhân là do một số hộ trước đây được giao đất ở vị trí tốt, thuận lợi không muốn DĐĐT lo lắng nhận được ruộng xấu, không thuận tiện nên không tự nguyện tham gia.
- Có 79,1% số cán bộ quản lý trả lời việc lập phương án DĐĐT tại địa phương diễn ra thuận lợi; 20,9% cán bộ quản lý trả lời có khó khăn, nguyên nhân là do một số thôn mặt bằng ruộng đất không đồng đều nên gặp khó khăn trong việc đạt mục tiêu mỗi hộ có từ 1-2 thửa; đồng thời diện tích đất công ích phân bố không đồng đều nên dồn vào vị trí tập trung gặp khó khăn.
- Có 75% số cán bộ quản lý trả lời các hộ dân tích cực hưởng ứng việc hiến đất và đóng góp công lao động tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng; 25% cán bộ quản lý trả lời có khó khăn trong việc vận động nhân dân đóng góp tiền, ngày công và hiến đất xây dựng hệ thống giao thông, nội đồng thôn, nguyên nhân là do một số hộ cho rằng về kinh phí đã có hỗ trợ của
cấp tỉnh, huyện; về việc dành đất xây dựng giao thông thủy lợi nội đồng thì đã có quỹ đất công ích dành cho mục đích này.
- Có 100% cán bộ quản lý trả lời DĐĐT góp phần thay đổi hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nội đồng theo chiều hướng tốt hơn, đường giao thông được mở rộng hơn, vững chắc hơn thuận lợi cho cơ giới hóa và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Có 100% cán bộ quản lý trả lời sau DĐĐT việc quản lý sản xuất thuận lợi hơn và hiệu quả SXNN của các hộ tăng lên diện tích sản xuất tập trung quy mô lớn thuận lợi cho việc ứng dụng KHKT vào sản xuất.
4.4.4.2. Tổng hợp ý kiến của các nông hộ về công tác dồn điền đổi thửa
Tác giả luận văn tiến hành tổng hợp, xử lý kết quả điều tra từ 117 hộ dân tại 3 xã nghiên cứu (chọn mẫu ngẫu nhiên) để đánh giá công tác triển khai thực hiện việc DĐĐT và tác động của chính sách DĐĐT đến sự thay đổi của hệ thống ruộng đất, SXNN của xã và nông hộ thu được kết quả như sau: