.Tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện Nam Sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tại huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 46 - 50)

- Tình hình quản lý đất đai huyện. - Hiện trạng sử dụng đất của huyện.

- Biến động đất đai của huyện Nam Sách giai đoạn 2013-2016.

3.4.3. Công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Nam Sách

- Cơ sở pháp lý về dồn điền đổi thửa tại huyện.

- Quy trình, quá trình tổ chức thực hiện dồn điền đổi thửa huyện. - Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa tại huyện Nam Sách.

3.4.4. Công tác dồn điền đổi thửa tại 3 xã nghiên cứu đại diện

- Thực trạng ruộng đất trước dồn điền đổi thửa tại 3 xã nghiên cứu đại diện. - Đánh giá chung về tình hình ruộng đất trước dồn điền đổi thửa tại 03 xã nghiên cứu đại diện.

- Kết quả thực hiện dồn điền đổi gắn với chỉnh trang đồng ruộng giai đoạn 2003-2015 tại 03 xã nghiên cứu đại diện.

- Đánh giá kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa tại 03 xã nghiên cứu đại diện. - Một số tác động của dồn điền đổi thửa tới phát triển nông nghiệp và nông thôn tại 03 xã nghiên cứu đại diện.

3.4.5. Những tồn tại, hạn chế trong công tác dồn điền, đổi thửa tại huyện Nam Sách Nam Sách

3.4.6. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Nam Sách tại huyện Nam Sách

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, đường lối, chính sách liên quan đến công tác DĐĐT của Trung ương, như: Chỉ thị số 10/1998/CT-TTg; Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 của Ban Bí thư; Nghị quyết số 26-NQ/TW của BCH TW Đảng khóa IX; Nghị quyết số 26- NQ/TW của BCH TW Đảng khóa X; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Luật Đất đai 2013...Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện DĐĐT của UBND tỉnh Hải Dương và UBND huyện Nam Sách năm 2002 và 2013: Quyết định 392/2002/QĐ-UB ngày 06/02/2002 của UBND tỉnh; Chỉ thị 21-CT/TU ngày 02/4/2002 của Tỉnh ủy; Chỉ thị số 16-CT/HU ngày 12/4/2002 của Ban thường vụ Huyện ủy; Kế hoạch số 1704/KH-UBND ngày 13/9/2013 của UBND Tỉnh; Kế hoạch 07/KH-UBND ngày 25/12/2013 của UBND huyện Nam Sách...

- Thu thập, tổng hợp các báo cáo, tài liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài, như: Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện; tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện giai đoạn 2013- 2016; kết quả dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện giai đoạn 2002-2006 và giai đoạn 2013-2015; kết quả dồn điền đổi thửa tại các xã Minh Tân, An Sơn, Phú Điền giai đoạn 2013-2015... tại phòng Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện; Chi Cục thống kê huyện; UBND các xã: Minh Tân, An Sơn và Phú Điền.

3.5.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để phản ánh đúng thực trạng công tác DĐĐT tại huyện Nam Sách, tác giả lựa chọn 03 địa điểm nghiên cứu với tiêu chí sau: một điểm đại diện cho việc tổ chức triển khai, thực hiện công tác DĐĐT diễn ra thuận lợi và đã thực hiện xong 100% diện tích cần dồn điền; một điểm đại diện cho công tác DĐĐT có khó khăn trong việc lập phương án DĐĐT và đã hoàn thành việc DĐĐT trên 95% diện tích cần dồn điền; một điểm đại diện cho các xã hoàn thành dưới 95% diện tích cần dồn điền. Đồng thời các địa điểm nghiên cứu đại diện được tài nguyên đất, thực trạng SXNN của huyện. Dựa trên các tiêu chí đưa ra trên, tác giả chọn 03 xã: Minh Tân, Phú Điền và xã An Sơn.

- Xã Minh Tân nằm ở phía Đông Nam của huyện, là xã đã hoàn thành 100% diện tích cần dồn diền đổi thửa và đại diện cho các xã thuộc tiểu vùng có địa hình thấp. Đất đai của vùng chủ yếu là đất thịt và đất sét, đất thịt nặng. Đồng thời, có địa hình thấp nhất trong huyện nên thường xuyên bị ngập úng. Vùng này thích hợp cho việc trồng lúa và nuôi trồng thủy sản.

- Xã Phú Điền là nằm ở phía Đông huyện Nam Sách, là xã hoàn thành ở mức trên 95% diện tích cần dồn điền. Xã Phú Điền đại diện cho các xã ở tiểu vùng có địa hình trung bình cao. Đất đai chủ yếu là đất cát pha, đất thịt pha cát. Vùng này thích hợp trồng lúa và cây hoa màu.

- Xã An Sơn nằm ở phía Tây Nam của huyện Nam Sách, là xã hoàn thành mức độ dồn điền dưới 95%. An Sơn đại diện cho các xã thuộc tiểu vùng có địa hình trung bình. Đất đai chủ yếu là đất thịt pha cát, đất thịt nhẹ. Vùng có ưu thế trong việc trồng cây lúa.

3.5.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

Tác giả sử dụng bảng hỏi để điều tra thu thập ý kiến của nông hộ và cán bộ quản lý về công tác dồn điền đổi thửa tại 03 xã: Minh Tân, An Sơn, Phú Điền huyện Nam Sách.

Cán bộ quản lý để phỏng vấn điều tra ở đây là những người tham gia trực tiếp công tác dồn điền đổi thửa tại cơ sở, gồm: Lãnh đạo Đảng ủy – UBND xã; Công chức địa chính xây dựng xã; Công chức văn phòng thống kê; Chủ tịch: Hội nông dân, Hội phụ nữ xã; Bí thư Đoàn thanh niên xã; Bí thư Chi bộ thôn; Trưởng, phó thôn. Tác giả tiến hành điều tra ngẫu nhiên 24 cán bộ quản lý tại 03 xã (mỗi xã điều tra 08 cán bộ quản lý) theo phiếu điều tra xây dựng trước để tìm

hiểu những thuận lợi và khó khăn khi triển khai DĐĐT và tác động của DĐĐT đến SXNN của địa phương.

Nông hộ lựa chọn để phỏng vấn, điều tra là những nông hộ tham gia DĐĐT. Tác giả thực hiện việc điều tra các nông hộ theo phương thức chọn ngẫu nhiên, trả lời các câu hỏi theo phiếu điều tra xây dựng trước. Mỗi xã, chọn 39 hộ phỏng vấn, điều tra để đánh giá công tác triển khai thực hiện việc DĐĐT và tác động của chính sách DĐĐT đến sự thay đổi của hệ thống ruộng đất, SXNN của xã và nông hộ.

3.5.4. Phương pháp so sánh

Dựa trên các kết quả điều tra, thu thập, tác giả tiến hành phân nhóm theo các tiêu chí để đánh giá công tác DĐĐT như tỷ lệ về sự đồng thuận của cán bộ quản lý và người dân đối với công tác DĐĐT; quy mô thửa đất; sự thay đổi cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi; tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trước và sau DĐĐT; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH sau DĐĐT; hiệu quả kinh tế của SXNN trước và sau DĐĐT. Từ đó tác giả tiến hành so sánh: số thửa/hộ trước và sau DĐĐT; bình quân diện tích/thửa trước và sau DĐĐT; diện tích đất giao thông thủy lợi nội đồng trước và sau DĐĐT; chiều dài đường giao thông, kênh mương được cứng hóa, việc cải tạo và làm mới hệ thống đường và kênh mương phục vụ sản xuất;diện tích làm đất bằng máy, thu hoạch nông sản bằng máy móc trước và sau DĐĐT; so sánh loại máy về kích thước và công suất đưa vào đồng ruộng trước và sau DĐĐT và thu nhập của nông hộ trước và sau DĐĐT.

3.5.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

- Sử dụng phần mềm Excel tiến hành thống kê, tổng hợp số phiếu điều tra theo tiêu chí nghiên cứu sau khi điều tra, phỏng vấn cán bộ quản lý, nông hộ dựa trên mẫu phiếu đã xây dựng trước.

- Tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu về điều tra nhằm đạt mục đích nghiên cứu đề ra, như so sánh số các liệu trước và sau DĐĐT về số thửa, bình quân diện tích/thửa; bình quân thửa/hộ...

3.5.6. Phương pháp minh hoạ bằng biểu đồ, sơ đồ

Sử dụng phần mềm tin học để xây dựng biểu đồ, sơ đồ minh họa kết quả nghiên cứu như: cơ cấu sử dụng đất đai; kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa theo nhóm hộ ở huyện; số thửa, số thửa trên hộ, diện tích bình quân trên thửa; sự thay đổi về hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng; diện tích đất giao thông và thủy lợi trước và sau DĐĐT trước và sau DĐĐT tại các xã: Minh Tân, An Sơn, Phú Điền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tại huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)