Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
a. Thuận lợi
Huyện Nam Sách có vị trí thuận lợi, có các tuyến giao thông quan trọng của tỉnh và của vùng chạy qua tạo điều kiện cho huyện thu hút đầu tư, tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất một cách nhanh chóng. Giao lưu thông thương, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm với các huyện và tỉnh bạn, đặc biệt là hàng nông sản và thực phẩm.
màu mỡ phù hợp với nhiều loại cây trồng tạo điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa cây trồng, phá thế độc canh. Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
Nhờ điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, giao thông mà Nam Sách đang dần trở thành một huyện có lợi thế thu hút vốn đầu tư lớn nhất so với các huyện trong toàn Tỉnh. Các khu CN hình thành và đi vào hoạt động góp phần chuyển dịch cơ cấu theo đúng hướng: giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành CN và dịch vụ, góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
b. Khó khăn
Khí hậu, thuỷ văn phân hoá theo mùa, gây nên tình trạng thiếu nước về mùa khô, ngập úng về mùa mưa, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống.
Chuyển đối cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa mạnh, chưa tạo nhiều vùng sản xuất hàng hoá có giá trị tập trung, chưa đa dạng các loại cây có giá trị kinh tế cao, giá trị hàng hoá xuất khẩu. Chăn nuôi phát triển song vấn đề môi trường và phòng chống dịch bệnh luôn tiềm ẩn những bất lợi.
Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và sinh hoạt trong thời kỳ CNH-HĐH.
Trình độ và khả năng cạnh tranh trên thị trường của hộ nông dân, của trang trại và các HTX còn nhiều hạn chế.
Lao động qua đào tạo, lao động có tay nghề cao hiện chiếm tỷ lệ chưa cao. Phần lớn số hộ nông dân vẫn có thói quen SXNN nhỏ lẻ, tự cung tự cấp.