Kết quả thực hiện việc dồn điền đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tại huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 82)

4.2 .Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện

2015

4.4.3. Kết quả thực hiện việc dồn điền đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng

ruộng giai đoạn 2013-2015 tại 03 xã nghiên cứu đại diện

4.4.3.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tuyên truyền

Thực hiện Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 25/12/2013 của UBND huyện Nam Sách về DĐĐT gắn với chỉnh trang đồng ruộng giai đoạn 2013-2015, Đảng ủy - UBND xã đã tổ chức họp triển khai việc xây dựng kế hoạch; tổ chức hội nghị quán triệt Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Kế hoạch của UBND tỉnh, Thông báo của Ban Thường vụ Huyện uỷ, Kế hoạch của UBND huyện tới Đảng viên trong toàn Đảng bộ, đại biểu HĐND, các ban ngành, đoàn thể và các Bí thư chi bộ, Trưởng, phó thôn, Trưởng ban công tác mặt trận. Đồng thời chỉ đạo tuyên truyền thường xuyên trên hệ thống đài truyền thanh của xã và thôn; yêu cầu các thôn triển khai đến toàn thể các hộ dân trong từng thôn, xin ý kiến đóng góp của nhân dân thống nhất thành nghị quyết.

4.4.3.2. Kết quả đạt được

Qua thực tế cho thấy, đa số các hộ nông dân có nguyện vọng sớm được tổ chức chuyển đổi đất từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn để mỗi hộ nông dân có những diện tích đủ lớn thuận lợi cho việc đầu tư thâm canh. Các xã đã tích cực chỉ đạo các thôn, các thôn tích cực triển khai thực hiện phương án, đến nay cơ bản các xã đã thực hiện xong việc chỉnh trang đồng ruộng và giao ruộng đất ngoài thực địa tới các hộ dân. Kết quả cụ thể của từng xã như sau:

a. Tại xã Phú Điền

đường, có chiều dài là 39,8km; 122 tuyến kênh mương, có chiều dài là 59km. Vận động nhân dân hiến 6,1 ha đất để chỉnh trang đồng ruộng.

- Về dồn điền đổi thửa: đã khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún. Toàn xã có 933 hộ nhận ruộng đất với 1.679 thửa ruộng được giao; bình quân thửa/hộ là 1,8 thửa; bình quân diện tích/thửa là 1.216m2; có 301 hộ chỉ còn 01 thửa.

b. Tại xã Minh Tân

- Về công tác chỉnh trang đồng ruộng

Đã vận động nông dân trong toàn xã hiến 6,5ha đất để làm hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng. Toàn xã đã thực hiện việc làm mới và tu bổ được 246 tuyến đường có tổng chiều dài 39,9km và 152 tuyến mương có tổng chiều dài 68,2km.

- Công tác dồn điền, đổi thửa: Hoàn thành việc DĐĐT đã khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún. Trước dồn điền đổi thửa toàn xã có 1.070 hộ với 4.295 thửa, bình quân là 3,36 thửa/hộ. Sau dồn điền toàn xã có 2.408 thửa, bình quân 1,8 thửa/hộ. Hộ sử dụng 01 thửa là 394 hộ.

c. Tại xã An Sơn

- Về công tác chỉnh trang đồng ruộng

Vận động nông dân hiến được 7,8ha đất để chỉnh trang đồng ruộng. Toàn xã đã làm mới và tu bổ được 321 tuyến đường với tổng chiều dài 57,7km và 226 tuyến kênh mương với tổng chiều dài 45 km.

- Công tác dồn điền, đổi thửa: Hoàn thành việc dồn điền, đổi thửa đã khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún. Trước DĐĐT toàn xã có 1.119 hộ với 4.251 thửa, bình quân là 4,12 thửa/hộ. Sau dồn điền số thửa là 1.960 thửa; bình quân 1,9 thửa/hộ; bình quân diện tích/thửa là 1.441m2; hộ sử dụng 01 thửa là 378 hộ.

Số liệu tại Bảng 4.6, cho thấy công tác DĐĐT tại 03 xã đã đạt được mục tiêu đề ra:

- Về tiêu chí số thửa/hộ: đã đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra, mỗi hộ còn 1-2 thửa. Xã An Sơn, bình quân thửa trên hộ là 1,9 thửa, giảm 50% so với trước DĐĐT; xã Minh Tân là 1,9 thửa/hộ giảm 48%; xã Phú Điền là 1,8 thửa giảm 50%.

diện tích bình quân/thửa tăng gấp hơn 2 lần so với trước khi DĐĐT. Tại xã Phú Điền bình quân diện tích thửa đất là 1.216m2/thửa tăng 128%; xã An Sơn là 1.441m2/thửa tăng 116%; xã Minh Tân là 1.195m2/thửa tăng 90%.

- Số hộ sử dụng 01 thửa tăng rõ rệt: trước DĐĐT không có hộ nào sử dụng 01 thửa thì sau DĐĐT có nhiều hộ chỉ còn 01 thửa (xã An Sơn có 378 hộ, xã Minh Tân là 394 hộ; xã Phú Điền là 301 hộ).

- Về quỹ đất công ích: sau DĐĐT cũng được các địa phương chuyển đổi cho gọn vùng, gọn khu, tạo thuận lợi cho việc quản lý và sử dụng.

4.4.3.3. Thực trạng ruộng đất sau dồn điền đổi thửa tại địa bàn 3 xã nghiên cứu

Bảng 4.6. Thực trạng ruộng đất trước và sau DĐĐT tại các xã nghiên cứu

Chỉ tiêu Xã DĐĐT Trước DĐĐT Sau

So sánh Tăng (+) Tỷ lệ (%) Giảm (-) Tỷ lệ (%) Tổng số thửa (thửa) Phú Điền 3.358 1.679 - - -1.679 50 An Sơn 4.251 1.960 - - -2.291 54 Minh Tân 3.883 2.032 - - -1.851 48 Bình quân số thửa/hộ (thửa/ hộ) Phú Điền 3,60 1,80 - - -1,80 50 An Sơn 3,80 1,90 - - -1,90 50 Minh Tân 3,63 1,90 - - -1,73 48 Diện tích bình quân / thửa (m2/thửa) Phú Điền 533 1.216 683 128 - - An Sơn 666 1.441 775 116 - - Minh Tân 629 1.195 566 90 - - Số hộ sử dụng 1 thửa (hộ) Phú Điền 0 301 301 - - - An Sơn 0 378 378 - - - Minh Tân 0 394 394 - - - Quỹ đất công ích Phú Điền Nhỏ lẻ, xen kẹt Gọn vùng, gọn khu - - - - An Sơn Nhỏ lẻ, xen kẹt Gọn vùng, gọn khu - - - - Minh Tân Nhỏ lẻ, xen kẹt Gọn vùng, gọn khu - - - -

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của UBND các xã Phú Điền, An Sơn, Minh Tân (2016)

Hình 4.3. Cánh đồng lúa sau DĐĐT tại xã Minh Tân 4.4.4. Đánh giá kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa tại 3 xã nghiên cứu 4.4.4. Đánh giá kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa tại 3 xã nghiên cứu

Mục đích của nội dung này là xem xét và đánh giá công tác DĐĐT tại 03 xã đã được triển khai đúng Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 25/12/2013 của UBND huyện Nam Sách về dồn điền đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng giai đoạn 2013-2015 không, những khó khăn vướng mắc trong quá trình dồn điền đổi thửa, tác động của dồn điền đổi thửa đến sự thay đổi của hệ thống ruộng đất, hệ thống SXNN và phát triển kinh tế nông thôn ở cấp xã và nông hộ. Do vậy, việc điều tra, phỏng vấn cán bộ quản lý và nông hộ nhằm mục đích làm rõ những vấn đề cơ bản sau:

- DĐĐT đã thực hiện đúng quy trình, trình tự tổ chức thực hiện chưa?

- DĐĐT có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông hộ theo hướng CNH như tăng tỷ lệ hộ làm tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ, giảm số hộ làm nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh?

- DĐĐT có tác dụng thúc đẩy đa dạng hóa sản xuất và hiện đại hóa nền nông nghiệp, đồng thời có làm giảm chi phí sản xuất, giảm công lao động, tăng hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất hay không?

- Những hạn chế của công tác DĐĐT là gì? Những giải pháp nào có thể giảm được những hạn chế đó?

Để trả lời những câu hỏi trên, tác giả đã tiến hành điều tra phỏng vấn hộ nông dân và cán bộ quản lý tại 3 xã nghiên cứu đại diện với 141 phiếu điều tra

đã chuẩn bị sẵn theo mẫu (gồm: 24 phiếu điều tra dành cho cán bộ quản lý; 117 phiếu điều tra dành cho các hộ gia đình tại 3 xã). Kết quả thu được tổng hợp, xử lý như sau:

4.4.4.1 Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý về công tác dồn điền đổi thửa tại 03 xã nghiên cứu

Tác giả tiến hành điều tra phỏng vấn 24 cán bộ quản lý tại 3 xã nghiên cứu, gồm: Phú Điền, An Sơn, Minh Tân về những thuận lợi và khó khăn khi triển khai DĐĐT và tác động của DĐĐT đến sản xuất nông nghiệp của địa phương. Kết quả điều tra được tổng hợp và thể hiện trong bảng 4.7 sau:

Bảng 4.7. Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý về công tác DDĐT

Nội dung phỏng vấn và ý kiến của cán bộ quản lý Số cán bộ

có ý kiến

Tỷ lệ (%)

Số cán bộ phỏng vấn và điều tra 24 100

1. Việc thực hiện chính sách DDĐT tại địa phương diễn ra như thế nào?

- Số cán bộ quản lý trả lời: Thuận lợi 18 75,0 - Số cán bộ trả lời: Không thuận lợi 6 25,0 2. Việc lập phương án DĐĐT tại địa phương như thế nào?

- Số cán bộ quản lý trả lời: Thuận lợi 19 79,1 - Số cán bộ quản lý trả lời: Khó khăn 5 20,9 3. Việc vận động nhân dân đóng góp đất và công lao động

tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng tại địa phương có thuận lợi không?

- Số cán bộ trả lời: Thuận lợi 18 75,0

- Số cán bộ trả lời: Khó khăn 6 25,0

4. Tác động của DĐĐT đến hiệu quả SXNN của các hộ tại địa phương như thế nào?

- Số cán bộ trả lời: Có xu hướng tăng lên 24 100 - Số cán bộ trả lời: Không có sự thay đổi

5. Tác động của DĐĐT đến việc áp dụng cơ giới hóa tại địa phương như thế nào?

- Số cán bộ trả lời: Thuận lợi hơn 24 100

Nội dung phỏng vấn và ý kiến của cán bộ quản lý Số cán bộ có ý kiến

Tỷ lệ (%)

6. Tác động của DĐĐT tới hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng như thế nào?

- Số cán bộ trả lời: Tốt hơn, thuận lợi hơn 24 100 - Số cán bộ trả lời: Không có sự thay đổi

7. Tác động của DĐĐT đến việc quản lý sản xuất nông nghiệp tại địa phương như thế nào?

- Số cán bộ trả lời: Tốt hơn. 24 100

- Số cán bộ trả lời: Không có sự thay đổi

8. Tác động của DĐ ĐT đến hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như thế nào?

- Số cán bộ trả lời: Tốt hơn. 24 100

- Số cán bộ trả lời: Không thay đổi.

9. Sự thay đổi về việc áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp sau DĐĐT như thế nào?

- Số cán bộ trả lời: Tốt hơn 24 100

- Số cán bộ trả lời: Không thay đổi

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017)

Như vậy, kết quả điều tra, phỏng vấn 24 cán bộ quản lý tại địa bàn 3 xã nghiên cứu cho thấy:

- Có 75% cán bộ quản lý trả lời việc triển khai chính sách DĐĐT tại địa phương diễn ra thuận lợi; 25% cán bộ trả lời khó khăn, nguyên nhân là do một số hộ trước đây được giao đất ở vị trí tốt, thuận lợi không muốn DĐĐT lo lắng nhận được ruộng xấu, không thuận tiện nên không tự nguyện tham gia.

- Có 79,1% số cán bộ quản lý trả lời việc lập phương án DĐĐT tại địa phương diễn ra thuận lợi; 20,9% cán bộ quản lý trả lời có khó khăn, nguyên nhân là do một số thôn mặt bằng ruộng đất không đồng đều nên gặp khó khăn trong việc đạt mục tiêu mỗi hộ có từ 1-2 thửa; đồng thời diện tích đất công ích phân bố không đồng đều nên dồn vào vị trí tập trung gặp khó khăn.

- Có 75% số cán bộ quản lý trả lời các hộ dân tích cực hưởng ứng việc hiến đất và đóng góp công lao động tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng; 25% cán bộ quản lý trả lời có khó khăn trong việc vận động nhân dân đóng góp tiền, ngày công và hiến đất xây dựng hệ thống giao thông, nội đồng thôn, nguyên nhân là do một số hộ cho rằng về kinh phí đã có hỗ trợ của

cấp tỉnh, huyện; về việc dành đất xây dựng giao thông thủy lợi nội đồng thì đã có quỹ đất công ích dành cho mục đích này.

- Có 100% cán bộ quản lý trả lời DĐĐT góp phần thay đổi hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nội đồng theo chiều hướng tốt hơn, đường giao thông được mở rộng hơn, vững chắc hơn thuận lợi cho cơ giới hóa và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Có 100% cán bộ quản lý trả lời sau DĐĐT việc quản lý sản xuất thuận lợi hơn và hiệu quả SXNN của các hộ tăng lên diện tích sản xuất tập trung quy mô lớn thuận lợi cho việc ứng dụng KHKT vào sản xuất.

4.4.4.2. Tổng hợp ý kiến của các nông hộ về công tác dồn điền đổi thửa

Tác giả luận văn tiến hành tổng hợp, xử lý kết quả điều tra từ 117 hộ dân tại 3 xã nghiên cứu (chọn mẫu ngẫu nhiên) để đánh giá công tác triển khai thực hiện việc DĐĐT và tác động của chính sách DĐĐT đến sự thay đổi của hệ thống ruộng đất, SXNN của xã và nông hộ thu được kết quả như sau:

Bảng 4.8. Tổng hợp ý kiến của nông hộ trên địa bàn 3 xã nghiên cứu

Nội dung phỏng vấn và ý kiến của nông hộ Số hộ Tỷ lệ % Các xã điều tra Phú

Điền Sơn An Minh Tân

1. Tổng số hộ phỏng vấn 117 100 39 39 39 2. Việc tổ chức triển khai, thực hiện DĐĐT

tại địa phương đã đúng quy định chưa?

- Số hộ trả lời: Đúng quy định 117 100 39 39 39 - Số hộ trả lời: chưa đúng quy định 0 0 0 0 0 3. Việc xây dựng phương án DĐĐT tại địa

phương đã đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng chưa?

- Số hộ trả lời: Đã dân chủ, công khai, công bằng

102 87,2 33 30 39

- Số hộ trả lời: Chưa dân chủ, công khai, công bằng

15 12,8 6 9 0

4. Việc tổ chức bốc thăm và giao đất cho các hộ ngoài thực địa tại địa phương diễn ra như thế nào?

- Số hộ trả lời: Công bằng, chính xác 105 89,7 33 33 39 - Số hộ trả lời: Không công bằng, chính xác 12 10,3 6 6 3

Nội dung phỏng vấn và ý kiến của nông hộ Số hộ Tỷ lệ % Các xã điều tra Phú Điền An Sơn Minh Tân

5. Sau DĐĐT hệ thống giao thông nội đồng thay đổi như thế nào?

- Số hộ trả lời: thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển và sản xuất

117 100 39 39 39

- Số hộ trả lời: không có sự thay đổi 0 0 0 0 0 6. Sau DĐĐT, hệ thống thủy lợi nội đồng

thay đổi như thế nào?

- Số hộ trả lời: việc điều tiết thủy lợi tốt hơn 117 100 39 39 39 - Số hộ trả lời: không có sự thay đổi 0 0 0 0 0 7. Sau DĐĐT, năng suất cây trồng của các hộ

thay đổi như thế nào?

- Số hộ trả lời: có xu hướng tăng lên 117 100 39 39 39 - Số hộ trả lời: không có sự thay đổi 0 0 0 0 0 8. Sau DĐĐT, chi phí đầu vào trong sản

xuất (giống, phân bón, thuốc BVTV...) thay đổi như thế nào?

- Số hộ trả lời: làm giảm chi phí đầu vào 88 75,2 28 30 30 - Số hộ trả lời: không có sự thay đổi 29 24,8 11 9 9 9. Tác động của DĐĐT đến công lao động

(đặc biệt là thời gian đi lại) như thế nào?

- Số hộ trả lời: giảm công lao động 117 100 39 39 39 - Số hộ trả lời: không có sự thay đổi 0 0 0 0 0 - Số hộ trả lời: tăng công lao động 0 0 0 0 0 10. Tác động của DĐĐT đến việc quản lý

sản xuất của các hộ như thế nào?

- Số hộ trả lời: tốt hơn do diện tích sản xuất

tập trung 117 100 39 39 39

- Số hộ trả lời: không có sự thay đổi 0 0 0 0 0 11. Tác động của chính sách DĐĐT đến

thu nhập của các hộ thay đổi như thế nào?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tại huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)