Tồn tại hạn chế trong công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Nam Sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tại huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 102 - 104)

4.2 .Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện

2015

4.5. Tồn tại hạn chế trong công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Nam Sách

TẠI HUYỆN NAM SÁCH

Công tác DĐĐT gắn với chỉnh trang đồng ruộng trên địa bàn huyện Nam Sách giai đoạn 2013-2015 đã đạt được kết quả nhất định như làm giảm số

thửa/hộ, tăng diện tích thửa; hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng được chỉnh trang, hoàn thiện hơn; tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng được nâng lên; hiệu quả sản xuất nông nghiệp tăng... góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác DĐĐT gắn với chỉnh trang đồng ruộng trên địa bàn huyện còn một số tồn tại, hạn chế sau:

- Một số hộ đã được giao ruộng ổn định ở vị trí tốt, ven các trục đường giao thông, thuận tiện trong sản xuất có tư tưởng không đồng tình với việc DĐĐT lo nhận được ruộng không như ý nên không tự nguyện tham gia gây cản trở trong quá trình tổ chức thực hiện, làm chậm tiến độ thực hiện DĐĐT gắn với chỉnh trang đồng ruộng của huyện.

- Một số thôn, xã mặt bằng ruộng đất không đồng đều, cho nên việc lập phương án DĐĐT đạt mục tiêu mỗi hộ có từ 01 đến 02 thửa gặp khó khăn, chậm tiến độ đề ra. Diện tích đất công điền phân bổ không đều ở thôn, nhỏ lẻ, phân tán nằm rải rác nay dồn vào vị trí tập trung, vị trí phục vụ cho quy hoạch công trình công cộng gặp khó khăn.

- Một số cán bộ thôn, khu dân cư mới tham gia công tác, chưa có kinh nghiệm vận động quần chúng nhân dân, chưa nắm chắc tài liệu, hồ sơ thực tế sử dụng đất của các hộ, cho nên còn lúng túng, chưa kiên quyết trong chỉ đạo thực hiện.

- Việc huy động kinh phí cho công tác DĐĐT gắn với chỉnh trang đồng ruộng ở một số thôn, khu dân cư gặp rất nhiều khó khăn.

- Kinh phí chỉnh trang đồng ruộng rất lớn, trong khi kinh phí nhà nước hỗ trợ có hạn, việc đóng góp kinh phí của nông dân được chia làm nhiều đợt và thu theo mùa vụ nên sau DĐĐT thiếu kinh phí để chỉnh trang đồng ruộng, cứng hóa kênh mương và đường giao thông nội đồng.

- Chậm thực hiện việc cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa do thiếu kinh phí để đo đạc, chỉnh lý hồ sơ địa chính...làm hạn chế quyền của người dân, giảm hiệu quả công tác xây dựng NTM.

- Sau DĐĐT người dân chưa thực sự đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; chưa tìm được đầu ra ổn định cho nông sản. Hiện tại chủ yếu vẫn là tiêu thụ sản phẩm tự túc, giá cả bấp bênh phụ thuộc vào thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tại huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)