Đánh giá về công tác tuyển dụng của cục Hàng không Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cục hàng không việt nam (Trang 49 - 51)

TT Chỉ tiêu đánh giá Số lượng (người) Ý kiến (%)

1 Quy trình tuyển chọn minh

bạch 110 95,65

2 Câu hỏi trắc nghiệm giúp

sàng lọc ứng viên tốt 105 91,30

3 Quy trình còn rườm rà, tốn

thời gian 14 12,17

Nguồn: Kết quả điều tra (2018) Đại bộ phận các ứng viên đều được đào tạo cơ bản về công tác quản trị; nhưng lại có những nhận thức xa rời với thực tế công việc của ngành hàng không. Vì các ứng viên chưa am hiểu về chuyên môn kỹ thuật, khi xắp xếp nhân sự gặp nhiều khó khăn, chưa hợp lý.

4.1.2.2. Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức

Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành HKDDVN:

Học viện Hàng Không Việt Nam – Bộ Giao Thông Vận Tải quản lý (Trực thuộc Cục HKDDVN quản lý từ năm 2006 về trước).

Trung tâm Huấn luyện bay Phi công cơ bản trực thuộc Học viện Hàng Không Việt Nam – Bộ Giao Thông Vận Tải quản lý (tại Cam Ranh).

Viện Nghiên Cứu Khoa Học Hàng Không – Trực thuộc Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.

Trung tâm huấn luyện bay (FTC) – Trực thuộc Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.

Trung tâm đào tạo nhân viên Tiags/Niags/Diags – Trực thuộc hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam

Trường Đại học bách khoa Hà Nội: đào tạo chuyên ngành kỹ thuật máy bay (kỹ sư hàng không), kinh tế hàng không, với số lượng khoảng 60-70 sinh viên/khoá;

Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh: Đào tạo chuyên ngành kỹ thuật máy bay (kỹ sư hàng không) số lượng 20-30 sinh viên/khoá;

Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội: Đào tạo chuyên ngành kinh tế hàng không, xây dựng sân bay, với số lượng khoảng 20-30 sinh viên/khoá (Từ niên khoá 2002-2003 trường đã dừng tuyển sinh đào tạo chuyên ngành kinh tế Hàng không).

Về năng lực đào tạo:

Học viện Hàng Không Việt Nam có chức năng đào tạo cơ bản bậc Trung học chuyên nghiệp, nghề dài hạn, nghề ngắn hạn, bổ túc kiến thức cho các đơn vị trực thuộc ngành HKDDVN, đào tạo 900-1800 học viên mỗi năm.

Trung tâm Huấn luyện bay Phi công cơ bản trực thuộc Học viện Hàng Không Việt Nam (tại Cam Ranh) – đào tạo phi công cơ bản trong nước (chưa đi vào khai thác).

Viện Nghiên Cứu Khoa Học Hàng Không – Trực thuộc Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam – là đơn vị nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ từ đó ứng dụng vào thực tiễn khai thác của Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.

Trung tâm huấn luyện bay (FTC) – Trực thuộc Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam – đào tạo huấn luyện bay cơ bản, chuyển loại và đào tạo tiếp viên cho Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.

Trung tâm đào tạo nhân viên Tiags/Niags/Diags – Trực thuộc hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam – chuyên đào tạo cơ bản và nâng cao cho các nhân viên trong phạm vi đơn vị của mình.

Trường Đại học bách khoa Hà Nội: đào tạo chuyên ngành kỹ thuật máy bay (kỹ sư hàng không), kinh tế hàng không, với số lượng khoảng 60-70 sinh viên/khoá;

Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh: Đào tạo chuyên ngành kỹ thuật máy bay (kỹ sư hàng không) số lượng 20-30 sinh viên/khoá;

Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội: Đào tạo chuyên ngành kinh tế hàng không, xây dựng sân bay, với số lượng khoảng 20-30 sinh viên/khoá (Từ niên khoá 2002-2003 trường đã ngưng không tuyển sinh đào tạo chuyên ngành kinh tế Hàng không nữa).

Các cơ sở đào tạo hiện nay còn rất tản mạn, qui mô không đồng đều, bất cập không thống nhất dẫn đến dẫn đến chưa đáp ứng một cách đồng bộ nhu cầu lao động của ngành trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cục hàng không việt nam (Trang 49 - 51)