Chính sách thu hút và đào tạo người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cục hàng không việt nam (Trang 63 - 64)

Tạo môi trường làm việc tốt, chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế, hội nhập sâu, được thường xuyên đào tạo lại và cập nhật kiến thức chuyên ngành và nâng cao nguồn thu nhập. Công tác quản lý nguồn nhân lực có hiệu quả hay không phải dựa trên các chỉ đạo đường lối, định hướng lâu dài, ổn định, nhất quán của các nhà lãnh đạo cấp cao. Sự nhất quán trong chính sách tạo điều kiện cho các nguồn lực được tập chung cho mục tiêu phát triển nguồn nhân lực trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Bảng 4.12. Đánh giá nguồn nhân lực tại Cục hàng không Việt Nam

Chỉ tiêu Kết quả khảo sát (%)

Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém

Bộ máy t/c của cơ quan

có hợp lý ko 15,65 3,48 15,65 21,74 43,48 Sự phối hợp giữa

các cơ quan có tốt không 9,57 15,65 20,87 19,13 34,78 Thủ tục hành chính

đã thuận tiện chưa 9,57 15,65 20,87 19,13 34,78 Nguồn: Kết quả điều tra (2018) Thực tiễn kinh doanh ngành hàng không cho thấy, nhân tố con người đã đem tới chất lượng dịch vụ cao và danh tiếng cho một số hãng hàng không cũng lại là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các vụ tai nạn và sự phàn nàn, thất vọng của khách hàng đối với nhiều hãng hàng không khác. Vì vậy tuyển chọn, đào tạo phát triển được một nguồn nhân lực vừa đủ về số lượng, có chất lượng cao, sử dụng và phát huy nó một cách có hiệu quả là một mục tiêu chiến lược chung của mọi hãng hàng không.

Với những quy định nghiêm ngặt về chế độ làm việc, nghỉ ngơi, đào tạo huấn luyện, định kỳ kiểm tra sức khỏe,… nên chi phí nhân công thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng các chi phí của hãng hàng không nói chung

Nhu cầu vận chuyển bằng đường hàng không đã tăng trở lại trong các năm gần đây. Nhận máy bay mới, tăng cung tải để tăng thị phần là ưu tiên hàng đầu

của các hãng hàng không dân dụng ở nhiều khu vực trên thế giới. Nhưng vấn nạn thiếu hụt nhân lực lái máy bay luôn đe doạ các hãng hàng không.

Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế đã cảnh báo ngành hàng không thế giới về sự thiếu hụt người lái trầm trọng từ cuối năm 2007. IATA đưa ra dự báo, từ nay đến năm 2024, mỗi năm hàng không thế giới cần tới 17.000 người lái mới do tốc độ phát triển nhanh chóng và một số lượng không nhỏ người lái đến tuổi nghỉ hưu.

Một số chuyên gia về an toàn hàng không cho biết, việc thiếu hụt vừa kể trên có thể sẽ dẫn tới nhiều nguy cơ về an toàn vì các người lái bị buộc phải bay nhiều tuyến hơn và các tân người lái không đủ kinh nghiệm bay. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức quản lý rất quan trọng. Cách thức tổ chức và vận hành có vai trò quan trọng trong việc hoạch định và thực thi quản lý nguồn nhân lực của tổ chức đó. Một tổ chức bộ máy cồng kềnh, lãng phí nhiều nguồn tài nguyên thông tin của hệ thống sẽ quản lý không hiệu quả, sử dụng nhân lực không đúng, không khuyến khích được người thực hiện nhiệm vụ nâng cao hiệu quả công việc, các kênh báo cáo, thông tin bị tắc nghẽn,...Tổ chức bộ máy quản lý nguồn nhân lực tinh, gọn, đủ năng lực, phản ứng nhanh, nhạy; phân định rõ ràng quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan là yêu cầu được đặt ra để nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong điều kiện cạnh tranh nguồn nhân lực gay gắt hiện nay.

Do yêu cầu cao (về sức khoẻ, trí tuệ, trình độ, bản lĩnh…) nên tỷ lệ thành công trong công tác đào tạo người lái đạt thấp (chỉ ở mức 80%). Và thời gian đào tạo, huấn luyện người lái thường kéo dài (đào tạo trên 3 năm mới trở thành người lái thương mại, trên 15 năm mới trở thành người lái thực thụ (lái chính các loại máy bay như A.330, B.777) nên lực lượng người lái hành nghề hiện nay còn ít, đó cũng là lý do vì sao mà các hãng Hàng không thường xuyên bị thiếu hụt nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cục hàng không việt nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)