Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cục hàng không việt nam (Trang 33)

3.1.1. Đặc điểm của cục hàng không Việt Nam

Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước về hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; trực tiếp thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà chức trách hàng không theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Cục Hàng không Việt Nam có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy; có tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và có trụ sở tại thành phố Hà Nội; tên giao dịch quốc tế là “Civil Aviation Authority of Vietnam”.

Hơn 60 năm qua, Hàng không dân dụng Việt Nam (HKDDVN) đã lập nên truyền thống vẻ vang rất đáng tự hào; phát triển từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Ra đời từ lực lượng vũ trang nhân dân, Hàng không dân dụng Việt Nam luôn giữ vững bản chất cách mạng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân. Trải qua chặng đường hơn 60 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển; ngành Hàng không dân dụng Việt Nam đã xây đắp lên những thành tích, chiến công, ghi vào bề dày lịch sử của đất nước, của Quân chủng Phòng không - Không quân, của ngành Giao thông vận tải (GTVT), để lại những bài học cao quý, những kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc và những kết tinh phẩm chất cao quý “Anh bộ đội Cụ Hồ”.

LÃNH ĐẠO CỤC

Khối cơ quan Cục Khối các đơn vị

sự nghiệp Các cảng vụ

Phòng kế hoạch – Đầu tư

Trung tâm y tế hàng

không Cảng vụ Hàng không miến Bắc

Cảng vụ Hàng không miến Trung Cảng vụ Hàng không miến Nam Phòng tài chính Phòng tổ chức cán bộ Phòng quản lý cảng hàng không sân bay

Phòng tiêu chuẩn an toàn bay Phòng quản lý hoạt động bay Phòng vận tải hàng không Phòng an ninh hàng không Phòng khoa học công nghệ và môi trường Phòng hợp tác quốc tế Phòng pháp chế Văn phòng Thanh tra cục hàng không

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức Cụ Hàng không Việt Nam

3.1. 2. Các chỉ tiêu và con số thống kê vận tải hàng không năm 2018

3.1.2.1. Sản lượng thông qua các Cảng hàng không(dự kiến)

+ Hành khách thông qua: 106,2 triệu khách, tăng 12,9% so với năm 2017; - Quốc tế: 36,6 triệu khách tăng 20,8% so với năm 2017;

- Nội địa: 69,6 triệu khách tăng 9,1% so với năm 2017.

+ Hàng hóa thông qua: 1,48 triệu tấn, tăng 7,7% so với năm 2017. Quốc tế: 943,2 nghìn tấn, tăng 3,5% so với năm 2017;

Nội địa: 541,5 nghìn tấn tăng 16% so với năm 2017 (Cục hàng không Việt Nam, 2018).

3.1.2.2. Vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam ((dự kiến)

+ Vận chuyển hành khách: 50,6 triệu khách, tăng 14% so với năm 2017; - Quốc tế: 15,8 triệu khách tăng 24,8% so với năm 2017;

- Nội địa: 34,8 triệu khách tăng 9,1% so với năm 2017.

+ Vận chuyển hàng hóa: 399,4 nghìn tấn, tăng 26% so với năm 2017. - Quốc tế: 128,6 nghìn tấn tăng 47,1% so với năm 2017;

- Nội địa: 270,8 nghìn tấn tăng 16% sơ với năm 2017

Thị trường hàng không Việt Nam năm 2018 tiếp tục có sự tăng trưởng ổn định, theo đó, sản lượng hành khách thông qua ước đạt 106 triệu lượt hành khách tăng 12,9% và sản lượng hàng hóa ước đạt gần 1,5 triệu tấn hàng hóa tăng 7,7% so với năm 2017. Vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đạt trên 50 triệu hành khách tăng 14% và gần 400 nghìn tấn hàng hóa tăng 26% so với năm 2017 (Cục hàng không Việt Nam, 2018).

Thị trường HKVN hiện có sự tham gia khai thác của 68 hãng hàng không nước ngoài từ 25 quốc gia/vùng lãnh thổ và 4 hãng HKVN là Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar Pacific Airlines và VASCO. Tại thị trường quốc tế, 68 hãng hàng không nước ngoài và 3 hãng hàng không Việt Nam đang khai thác gần 130 đường bay quốc tế giữa Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Hải Phòng và 28 quốc gia/vùng lãnh thổ. Đối với thị trường nội địa, 4 hãng hàng không Việt Nam hiện đang khai thác 48 đường bay nội địa nối Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh với 18 sân bay địa phương theo hệ thống mạng đường bay trục-nan, liên vùng, nội vùng rộng khắp toàn quốc (Cục hàng không Việt Nam, 2018).

Tổng thị trường vận chuyển hàng không Việt Nan năm 2018 ước đạt 71,4 triệu khách, tăng 15% so năm 2018.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Với 61 năm trưởng thành và phát triển, cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước. Ngành Hàng không Việt Nam những năm qua đã đạt được những kết quả hết sức to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Số lượng hãng hàng không ngày một tăng, mục tiêu đột phá về xây dựng, nâng cấp hệ thống cảng hàng không, sân bay hiện đại. Tuy nhiên việc quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các phòng ban vẫn còn nhiều hạn chế như: sự điều hành chỉ đạo của lãnh đạo của các đơn vị chưa triệt để, chưa sâu sát với các hãng hàng không, cơ cấu nhân lực điều động phân bổ, giao nhiệm vụ chưa hợp lý, năng lực cán bộ hạn chế về phẩm chất, đạo đức, lối sống, kỹ năng giao tiếp ứng xử; công tác động viên khen thưởng kỷ luật chưa kịp thời; một bộ phận CBCC còn có biểu hiện ỷ lại, thiếu tính chủ động, sáng tạo, không tự nghiên cứu tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bản thân. Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý hiện đại, hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của Cục Hàng khôngvà định hướng phát triển KT-XH của đất nước, đội ngũ CBCC ngành Hàng không chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính, đổi mới, việc kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của CBCC được tăng cường.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả lựa chọn các phòng chuyên môn Cục Hàng không Việt Nam làm điểm nghiên cứu vì mỗi phòng có những chức năng nhiệm vụ riêng biệt, số lượng, cơ cấu nhân lực, năng lực nhận thức cán bộ khác nhau. Từ đó chỉ ra các hạn chế về chất lượng nhân lực cần được nâng cao.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Các tài liệu đã công bố sử dụng trong đề tài bao gồm những thông tin liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được thu thập qua sách, báo, internet, khóa luận tốt nghiệp, luận văn.

Thông tin về lịch sử hình thành Cục Hàng không được tìm tòi, hệ thống hóa và tóm tắt các nghiên cứu trước đây của Cục Hàng không. Trên cơ sở đó có thể sử dụng hoặc nghiên cứu bố sung trong luận văn này.

3.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu phân tích để thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được tổ chức điều tra trực tiếp trên cơ sở xác định các mẫu điều tra có tính chất đại diện.

Để phục vụ cho việc nghiên cứu, tôi đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra phỏng vấn ngẫu nhiên cho các đối tượng điều tra, phỏng vấn các ban ngành, cán bộ của Cục Hàng không Việt Nam và các đơn vị trực thuộc như Cảng vụ Hàng không Bắc, Trung, Nam. Đối tượng điều tra bao gồm cán bộ chuyên môn Cục Hàng không Việt Nam và các Cảng vụ hàng không của ba miền Bắc, Trung Nam. Các mẫu điều tra được chọn theo phương thức ngẫu nhiên từ danh sách được cấp bởi Cục Hàng không Việt Nam.

Nội dung phiếu điều tra gồm thông tin chung của cán bộ như:

Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra

TT Đơn vị điều tra Tôngsố

mẫu Bộ phận điều tra Phòng Quản lý hoạt động bay Thanh tra Hàng không Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay Phòng Quản càng HK Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Kế hoạch đầu Phòng An ninh Hàng không Cán bộ kỹ thuật

1 Cục Hàng không Việt Nam 115 24 5 3 14 26 14 14 15

+ Tên cán bộ, giới tính, đơn vị công tác, chức vụ, trình độ, năm công tác... + Nhu cầu cán bộ công chức: Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân lực

+ Ý kiến của cán bộ công chức: cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ, vị trí công tác, năng lực làm việc, nhu cầu bản thân...

+ Đánh giá chất lượng cán bộ công chức hiện nay: Phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ, lối sống, năng lực chuyên môn..

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Kiểm tra và làm sạch phiếu điều tra: Bảng hỏi sau khi được tiến hành phỏng vấn sẽ được kiểm tra để phát hiện sai sót, bổ sung và sửa chữa các thông tin chưa chính xác.

Mã hóa thông tin và nhập số liệu: Các thông tin thu được hầu hết là định tính, do đó cần được mã hóa thành các con số để thuận tiện cho việc nhập và xử lý thông tin.

Xử lý số liệu: Đề tài tiến hành xử lý số liệu trên công cụ Excel trong bộ Microsoft Office. Đa số dữ liệu nhập excel đều được mã hóa để có thể xử lý số liệu một cách tốt nhất.

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

3.2.4.1. Phương pháp phân tích thông tin định lượng

a. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng nhằm mô tả thực trạng nhận thức và các yếu tố ảnh hưởng: kinh nghiệm, giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nguồn cung cấp thông tin.

Phương pháp này sử dụng:

- Chỉ tiêu tổng hợp: Số tuyệt đối (số lượng cán bộ công chức, số lượng cán bộ đào tạo chuyên môn, trình độ cán bộ của Cục qua các năm,...); số tương đối (cơ cấu nguồn nhân lực của Cục, biến động cán bộ qua các năm, tỷ lệ cán bộ được đào tạo theo từng năm, tỷ lệ cán bộ phân theo trình độ của các bộ phận trực thuộc Cục,..)

- Tốc độ phát triển: tốc độ tăng số lượng cán bộ tại các phòng ban, số lượng cán bộ được khen thưởng,....

- Dãy số thời gian: xu hướng phát triển nguồn nhân lực của Cục nói riêng và của Việt Nam nói chung thông qua những số liệu đã thu thập được

b. Phương pháp so sánh

Thông qua số bình quân hàng năm, nhu cầu đào tạo, kết quả đào tạo, ... Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá. Sử dụng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá thực trạng NNL của Cục; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng NNL. Phương pháp so sánh để đánh giá các đối tượng điều tra về nhu cầu, chế độ chính sách đãi ngộ đối với CBCC trong việc nâng cao chất lượng NNL và trong công tác quản lý tại đơn vị.

3.2.4.2. Phương pháp phân tích thông tin định tính

Các thông tin định tính sau khi được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sẽ tiến hành phân tích theo quy trình gồm 3 giai đoạn:

- Thu gọn dữ liệu: làm sạch thông tin thu thập được, tạo các bản ghi nhớ về những phát hiện khi xem xét thông tin và lưu lại thông tin.

- Thể hiện thông tin: cô đọng lại nguồn thông tin, đặt tên cho thông tin, có thể phân tích, tái cấu trúc lại để người đọc hiểu ý của bài nghiên cứu.

- Phác thảo kết luận và kiểm định lại: từ thông tin dạng chữ (ý kiến, quan điểm, câu chuyện cá nhân,..) đưa ra giả thuyết và lồng ghép với các thông tin định lượng để kiểm định lại kết luận.

Phân tích thông tin định tính được sử dụng khi nghiên cứu một số ý kiến, quan điểm của cán bộ tại Cục Hàng không thông qua những câu hỏi mở và ý kiến, quan điểm của các cán bộ chuyên môn tại các phòng ban chức năng, trên cơ sở đó đưa ra định hướng, giải pháp.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng lao động

- Số lượng lao động phân theo trình độ chuyên môn - Số lượng lao động phân theo trình độ lý luận chính trị

- Trình độ quản lý hành chính của cán bộ quản lý của cục Hàng không Việt Nam - Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý

- Trình độ quản lý nhân sự của cán bộ quản lý - Khả năng hoàn thành công việc của cán bộ quản lý

- Khả năng tự trau dồi và nâng cao năng lực của cán bộ quản lý - Trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên

- Khả năng tự trau dồi và nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên - Khả năng hoàn thành công việc của đội ngũ nhân viên

- Kỹ năng làm việc nhóm của đội ngũ nhân viên

Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác nâng cao chất lượng lao động

- Các hình thức đào tạo người lao động - Chi phí đầu tư cho đào tạo đội ngũ lao động - Đánh giá của người lao động về khóa đào tạo.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

4.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực tại Cục hàng không Việt Nam

4.1.1.1. Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực tại Cục Hàng không Việt Nam

Đặc trưng cơ bản trước tiên của nguồn nhân lực là số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực. Đối với doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước, số lượng lao động, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới tính và sự phân bố của nguồn nhân lực tại các bộ phận của cục, thể hiện mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, đảm bảo cho đơn vị có đủ số lượng nhân viên với cơ cấu phù hợp là vấn đề cần được quan tâm đúng mức.

Số lượng cán bộ công chức, viên chức làm việc tại Cục HKVN là hơn 200 người. Trong đó, nhu cầu về số lượng lao động nhìn chung không cao, tốc độ tăng trưởng là 3%/năm. Theo Cục Hàng không, nhu cầu về giám sát viên an toàn hàng không rất lớn, đặc biệt đối với lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay, bảo đảm hoạt động bay để đảm bảo về số lượng giám sát viên theo định mức khuyến cáo của ICAO, nhằm thực thi đầy đủ trách nhiệm và nhiệm vụ của nhà chức trách hàng không theo quy định. Riêng đội ngũ giám sát viên an toàn lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay, bảo đảm hoạt động bay cần phải bổ sung trong năm 2017 là 25 người (Cục hàng không Việt Nam, 2018).

Còn đối với các doanh nghiệp hàng không, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực khá lớn, theo dự báo tốc độ tăng lao động bình quân chung 5%/năm, cơ cấu lao động tăng chủ yếu ở lĩnh vực khai thác và cung cấp dịch vụ hàng không, nhất là đội ngũ nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ và tác nghiệp về hàng không; nhân viên hàng không đối với các chuyên ngành đặc thù (Cục hàng không Việt Nam, 2018).

Do đó, để đáp ứng nhu cầu lượng nhân lực hàng không trong thời gian tới, lãnh đạo Cục Hàng không kiến nghị Bộ GTVT cần đẩy nhanh việc thiết lập cơ sở đào tạo nhân lực cơ bản hoàn chỉnh tại Việt Nam để chủ động đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho Cục HKVN và các đơn vị trực thuộc (các Cảng vụ hàng không khu vực) các hãng hàng không Việt Nam.

Cụ thể, cần đào tạo ngay những cán bộ làm công tác giám sát an toàn hoạt động bay theo tiêu chuẩn quốc tế (ICAO), đáp ứng mức tăng trưởng đội ngũ tàu bay, người lái, kiểm soát không lưu.

Theo báo cáo mới nhất của Cục Hàng không Việt Nam (HKVN), trong 6 tháng đầu năm, không có sự cố nghiêm trọng xảy ra với tàu bay. Đối với tàu bay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cục hàng không việt nam (Trang 33)