Thực trạng nguồn nhân lực tại Cục hàng không Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cục hàng không việt nam (Trang 40 - 63)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực tại cục hàng không Việt Nam

4.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực tại Cục hàng không Việt Nam

4.1.1.1. Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực tại Cục Hàng không Việt Nam

Đặc trưng cơ bản trước tiên của nguồn nhân lực là số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực. Đối với doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước, số lượng lao động, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới tính và sự phân bố của nguồn nhân lực tại các bộ phận của cục, thể hiện mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, đảm bảo cho đơn vị có đủ số lượng nhân viên với cơ cấu phù hợp là vấn đề cần được quan tâm đúng mức.

Số lượng cán bộ công chức, viên chức làm việc tại Cục HKVN là hơn 200 người. Trong đó, nhu cầu về số lượng lao động nhìn chung không cao, tốc độ tăng trưởng là 3%/năm. Theo Cục Hàng không, nhu cầu về giám sát viên an toàn hàng không rất lớn, đặc biệt đối với lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay, bảo đảm hoạt động bay để đảm bảo về số lượng giám sát viên theo định mức khuyến cáo của ICAO, nhằm thực thi đầy đủ trách nhiệm và nhiệm vụ của nhà chức trách hàng không theo quy định. Riêng đội ngũ giám sát viên an toàn lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay, bảo đảm hoạt động bay cần phải bổ sung trong năm 2017 là 25 người (Cục hàng không Việt Nam, 2018).

Còn đối với các doanh nghiệp hàng không, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực khá lớn, theo dự báo tốc độ tăng lao động bình quân chung 5%/năm, cơ cấu lao động tăng chủ yếu ở lĩnh vực khai thác và cung cấp dịch vụ hàng không, nhất là đội ngũ nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ và tác nghiệp về hàng không; nhân viên hàng không đối với các chuyên ngành đặc thù (Cục hàng không Việt Nam, 2018).

Do đó, để đáp ứng nhu cầu lượng nhân lực hàng không trong thời gian tới, lãnh đạo Cục Hàng không kiến nghị Bộ GTVT cần đẩy nhanh việc thiết lập cơ sở đào tạo nhân lực cơ bản hoàn chỉnh tại Việt Nam để chủ động đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho Cục HKVN và các đơn vị trực thuộc (các Cảng vụ hàng không khu vực) các hãng hàng không Việt Nam.

Cụ thể, cần đào tạo ngay những cán bộ làm công tác giám sát an toàn hoạt động bay theo tiêu chuẩn quốc tế (ICAO), đáp ứng mức tăng trưởng đội ngũ tàu bay, người lái, kiểm soát không lưu.

Theo báo cáo mới nhất của Cục Hàng không Việt Nam (HKVN), trong 6 tháng đầu năm, không có sự cố nghiêm trọng xảy ra với tàu bay. Đối với tàu bay đăng ký Việt Nam, Cảng vụ nhận được báo cáo về 175 sự cố, vụ việc. Trong đó, 3 sự cố mức C, 32 sự cố mức D và 140 vụ việc mức E. Tổng số sự cố giảm 14,6% so với cùng kỳ năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu do kỹ thuật (23 sự cố) và nguyên nhân có yếu tố con người (9 sự cố). Với tàu bay đăng ký nước ngoài ghi nhận 25 sự cố với 1 mức B, 4 mức D và 20 mức E.Cũng trong tháng 6 vừa qua, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đã thực hiện đánh giá năng lực giám sát an toàn KHVN. Kết quả đạt 67,36% mức độ triển khai hiệu quả hệ thống giám sát an toàn (tăng 11,29% so với năm 2011). Kết quả này được đánh giá cao hơn trung bình thế giới (65%) và khu vực Đông Nam Á (61,09%) (Cục hàng không Việt Nam, 2018).

Tuy nhiên, Cục trưởng Cục HKVN Lại Xuân Thanh cho biết, dù kết quả đạt được tương đối khả quan nhưng thời gian qua vẫn còn 1 sự cố nghiêm trọng (mức B) và 3 sự cố uy hiếp an toàn cao (mức C) đều do yếu tố con người.

Hộp 4.1. Đánh giá về lực lượng lao động tại Hãng hàng không Việt Nam

“Ngay cả vụ việc mới nhất xảy ra ngày 27- 7 vừa qua, khi tiếp viên hàng không mang 80 cây vàng lên máy bay cũng đặt ra câu hỏi về việc giám sát an ninh nội bộ, vành đai giám sát an ninh cũng là yếu tố con người”,

Nguồn: Ông Lại Xuân Thanh - Cục Hàng Không Việt Nam, phỏng vấn ngày 26/8/2018 tại Cục Hàng không Việt Nam Còn ông Đỗ Quang Việt, Phó Cục trưởng Cục HKVN cho rằng, các nguyên nhân do yếu tố con người đầu tiên phải kể đến là lỗi do tổ bay đánh giá không đúng tình huống hoặc không tuân thủ phương thức khai thác tiêu chuẩn, tình trạng canh, nghe, nhận nhầm huấn lệnh, hoặc không tuân thủ huấn lệnh. Hoặc do nhân viên vận hành trang thiết bị mặt đất điều khiển không hợp lý gây đâm va vào tàu bay và phương tiện khác gây hư hại, ảnh hưởng đến an toàn, khai thác bay…

Cục Hàng không cho rằng, nên tập trung vào đào tạo nghề đối với nhân viên hàng không, bỏ các chương trình đào tạo Trung cấp, Cao đẳng đối với nhân viên hàng không nhằm thu hút, nâng cao chất lượng đầu vào, giảm bớt chi phí xã hội cho định hướng đào tạo chuyên ngành như sau:

Bảng 4.1. Lực lượng lao động của Ngành Hàng Không Việt Nam phân theo độ tuổi, trình độ và khu vực làm việc

Cơ cấu độ tuổi Số lượng (người) Tỷ trọng

Từ 18 đến 30 tuổi 9.388 44,9% Từ 30 đến 40 tuổi 6.974 33,4% Từ 41 đến 50 tuổi 3.553 17,0% Từ 51 đến 60 tuổi 989 4,7% Trên 60 tuổi 0 0% Tổng 20.904 100%

Nguồn: Cục Hàng không Việt Nam (2018) Theo tính toán thì cơ cấu lao động theo độ tuổi lý tưởng nhất chia thành các nhóm

Dưới 28 tuổi: Là những lao động trẻ, ham học hỏi, có khả năng sáng tạo, tinh thần sẵn sàng làm việc và khả năng thích ứng cao.

Từ 29 - 40 tuổi: Là những lao động có cả sức trẻ và một phần kinh nghiệm. Họ là những người có khả năng cống hiến lớn nhất về chất lượng cũng như sáng tạo trong công việc tư vấn.

Từ 41 - 50 tuổi: Là những lao động đạt được độ chín về trình độ học vấn cũng như chuyên môn kỹ thuật và có nhiều ý kiến tham mưu sâu sắc và chính xác với ban lãnh đạo cũng như với khách hàng.

Từ 51 đến trên 60 tuổi: Là những lao động đã có sự suy giảm về sức khỏe và năng suất làm việc. Tuy nhiên những lao động này lại có rất nhiều kinh nghiệm thực tế, rất quý báu để có thể truyền đạt lại cho thế hệ trẻ.

Nguồn nhân lực trẻ nhiều, năng lực tiềm tàng rất lớn. Đội ngũ thanh niên luôn tiên phong, xung kích trong mọi mặt trận, đây sẽ là một sức mạnh to lớn để giữ vững truyền thống, tạo sự năng động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự nóng vội, thiếu kinh nghiệm thực tế và bản lĩnh, thiếu sự điềm tĩnh phán xét và nhìn nhận của thanh niên cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược phát triển, sức trẻ và sự năng động của thanh niên là chưa đủ và đôi khi không thể cứu vãn được tình thế, mà chỉ có kinh nghiệm thực tế dày dặn và bản lĩnh của những “cựu chiến binh” kết hợp cùng nhiệt huyết của thanh niên mới đủ khả năng gánh vác. Độ tuổi này có ưu điểm là khỏe mạnh, nhanh nhẹn, nhưng nhược điểm là chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc và hay thuyên chuyển công việc nên ít nhiều ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của Cục.

Bảng 4.2. Lực lượng lao động của Ngành Hàng Không Việt Nam phân theo cơ cấu trình độ

Cơ cấu trình độ Số lượng (người) Tỷ trọng

(%)

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Trên đại học 1.398 163 180 0,9

Đại học/cao đẳng 5.933 6.238 6.703 32,1

Trung cấp 3.100 3.476 3.731 17,8

Sơ cấp thợ 5.206 5.518 6.090 29,1

Công nhân kỹ thuật 1.074 1.257 1.495 7,2 Lao động giản đơn 2.508 2.601 2.705 12,9

TỔNG CỘNG 19.219 19.253 20.904 100

Nguồn: Cục Hàng không Việt Nam (2018) Mặc dù những người có độ tuổi cao là những người có kinh nghiệm thực tế nhưng các kinh nghiệm tích lũy được phần nhiều đã lỗi thời, yếu về kiến thức quản trị kinh doanh, thiếu thông tin về công nghệ mới của các nước tiên tiến, yếu (hoặc không biết) ngoại ngữ, yếu về tin học, không cập nhật được các khái niệm, các phương pháp tính toán mới, khó khăn trong việc trau dồi thêm những kiến thức và kỹ năng mới.

* Vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam (dự kiến)

+ Vận chuyển hành khách: 50,6 triệu khách, tăng 14% so với năm 2017; - Quốc tế: 15,8 triệu khách tăng 24,8% so với năm 2017;

- Nội địa: 34,8 triệu khách tăng 9,1% so với năm 2017.

+ Vận chuyển hàng hóa: 399,4 nghìn tấn, tăng 26% so với năm 2017. - Quốc tế: 128,6 nghìn tấn tăng 47,1% so với năm 2017; - Nội địa: 270,8 nghìn tấn tăng 16% so với năm 2017.

Thị trường hàng không Việt Nam năm 2018 tiếp tục có sự tăng trưởng ổn định, theo đó, sản lượng hành khách thông qua ước đạt 106 triệu lượt hành khách tăng 12,9% và sản lượng hàng hóa ước đạt gần 1,5 triệu tấn hàng hóa tăng 7,7% so với năm 2017. Vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đạt trên 50 triệu hành khách tăng 14% và gần 400 nghìn tấn hàng hóa tăng 26% so với năm 2017.

Bảng 4.5. Số lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa Chỉ tiêu ĐVT Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%) BQ (%) 2016 2017 2018 2017 /2016 2018 /2017 1, Hành khách thông qua Triệu người 39,23 44,39 50,60 113,13 114,00 113,56 1,1 Quốc tế người Triệu 10,55 12,66 15,80 120,06 124,80 122,41

1,2 Nội địa người Triệu 28,69 31,90 34,80 111,18 109,10 110,14

2, Hàng hóa thông

qua Nghìn tấn 265,41 316,98 399,40 119,43 126,00 122,67 2,1 Quốc tế Nghìn tấn 62,93 87,42 128,60 138,92 147,10 142,95

2,2 Nội địa Nghìn tấn 202,48 233,45 270,80 115,29 116,00 115,65

Nguồn: Cục Hàng không Việt Nam (2018) Thị trường HKVN hiện có sự tham gia khai thác của 68 hãng hàng không nước ngoài từ 25 quốc gia/vùng lãnh thổ và 4 hãng HKVN là Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar Pacific Airlines và VASCO. Tại thị trường quốc tế, 68 hãng hàng không nước ngoài và 3 hãng hàng không Việt Nam đang khai thác gần 130 đường bay quốc tế giữa Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Hải Phòng và 28 quốc gia/vùng lãnh thổ. Đối với thị trường nội địa, 4 hãng hàng không Việt Nam hiện đang khai thác 48 đường bay nội địa nối Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh với 18 sân bay địa phương theo hệ thống mạng đường bay trục-nan, liên vùng, nội vùng rộng khắp toàn quốc.

Tổng thị trường vận chuyển hàng không Việt Nan năm 2018 ước đạt 71,4 triệu khách, tăng 15% so năm 2018.

* Tình hình chậm, hủy chuyến của các hãng HKVN

Có thể thấy, về nguyên tắc và trên thực tế, các hãng hàng không Việt Nam đều cố gắng hạn chế tối đa tỷ lệ chậm chuyến, hủy chuyến, tăng tỷ lệ khai thác chuyến bay đúng giờ vì việc chậm chuyến, hủy chuyến bay của các hãng hàng không gây ra những ảnh hưởng lớn không chỉ cho hãng hàng không, cho hành khách, các đơn vị cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay mà còn cho cả nền kinh tế. Tuy nhiên, để khai thác các chuyến bay đúng giờ 100% theo lịch và

không có các chuyến bay chậm chuyến, hủy chuyến, thực tế rất khó thực hiện vì phụ thuộc vào rất nhiều vào các yếu tố liên quan đến hoạt động khai thác của hãng.

Các Cảng vụ hàng không đã thực hiện tốt chức năng kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn cảng đặc biệt là Cảng vụ hàng không miền Bắc mặc dù có nhiều khó khăn, hạn chế về nhân lực.

4.1.2. Thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực tại cục hàng không Việt Nam

4.1.2.1. Công tác tuyển dụng cán bộ công chức

Trong giai đoạn chính thức, tiến trình tuyển chọn bắt đầu bằng cuộc phỏng vấn sơ khởi để chọn lọc các ứng cử viên có nhiều khả năng đáp ứng yêu cầu của tổ chức. Bước kế tiếp yêu cầu ứng viên điền vào đơn xin việc. Sau đó cấp quản trị (thường là bộ phận tiếp nhận tuyển chọn nhân sự) đánh giá xem các ứng viên có theo yêu cầu của tổ chức không, bản sơ yếu lý lịch để tham khảo bước đầu. (Tuyển dụng người lao động đã công tác tại các doanh nghiệp hàng không sẽ có lợi thế về chuyên môn, kinh nghiệm).

Trắc nghiệm trí thông minh cho những kỹ thuật viên kiểm soát không lưu và người lái tương lai khi xử lý các tình huống bất ngờ trong các chuyến bay, dẫn đường bay để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong khi thời tiết xấu đe dọa (bão, mây mù …)

Trắc nghiệm cá tính, năng khiếu khả năng chuyên môn khả năng vận dụng đầu óc và cơ bắp, khả năng nhận thức của đội ngũ kỹ thuật viên, kỹ sư Ngành Hàng Không trong khi chuyển loại những loại hình công nghệ mới.

Trắc nghiệm về sở thích nghề nghiệp, trắc nghiệm chuyên môn hay công việc mẫu cụ thể, nhất là vấn đề thể lực chịu đựng áp lực lớn đối với đội ngũ phi công, riêng đội ngũ tiếp viên về kiến thức lịch sử văn hóa dân tộc và ngoại ngữ.

Giai đoạn quan trọng là giai đoạn phỏng vấn sâu hay phỏng vấn tuyển dụng. Thông thường phỏng vấn sơ khởi là bộ phận tiếp nhận nhân sự chọn lọc. Trong phỏng vấn sâu thường đích thân trưởng đơn vị trực tiếp phỏng vấn. Nhà quản trị phải chuẩn bị cuộc phỏng vấn cho chu đáo cũng như tạo một bầu không khí phỏng vấn thoải mái.

Có hai loại phỏng vấn: phỏng vấn theo mẫu và phỏng vấn không theo mẫu trong cuộc phỏng vấn sâu các đơn vị trong Ngành Hàng Không thường dùng phương pháp: phỏng vấn hội đồng, phỏng vấn căng thẳng, phỏng vấn mô tả hành vi, đối tượng phỏng vấn giải quyết những tình huống cụ thể.

Việc này rất cần thiết khi đối tượng tuyển chọn là phi công, tiếp viên, kiểm soát viên không lưu.

Hai giai đoạn sau cùng là khâu khám sức khỏe và quyết định tuyển dụng

Biểu đồ 4.1. Qui trình tuyển chọn nhân viên tại Cục Hàng không Việt Nam

Người được tuyển nộp đơn Người được tuyển nộp đơn

Xem xét mẫu đơn xin việc

Trắc nghiệm

Phỏng vấn kỹ (sâu)

Tham khảo và sưa tra lý lịch

Quyết định tuyển chọn Khám sức khỏe Tuyển dụng bổ nhiệm ỨNG VIÊN BỊ LOẠI BỎ

Phỏng vấn sâu rất quan trọng do đó nhà quản trị phải biết nên làm những gì và nên tránh những gì.

Đây là tiến trình cơ bản có tính cách quốc tế, tuy nhiên tiến trình này còn tuỳ thuộc vào yếu tố bên ngoài và bên trong. Do đó có nhiều trường hợp phải bỏ bớt một giai đoạn nào đó hoặc đảo lộn thứ tự. Theo ý kiến của chúng tôi, qui trình tuyển chọn có thể thay đổi các bước để phù hợp với tâm lý dân tộc của Việt Nam và giảm bớt thời gian sức lực phục vụ cho quá trình tuyển chọn.

Xác định nguồn ứng cử viên là học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, học sinh các trường trung học chuyên nghiệp, sinh viên các trường đại học, lứa tuổi từ 18 đến 25.

Có sự thay đổi các bước trên vì số người tham dự dự tuyển rất đông, đó là nhu cầu của tầng lớp thanh niên trong độ tuổi hiện nay. Qua từng bước nhà quản trị sẽ loại bỏ những ứng viên chưa đủ tiêu chuẩn để các bước sau tiến hành gọn nhẹ hơn, không tốn nhiều công sức. Bước 5 thẩm tra lý lịch và Bước 6: Khám sức khoẻ đưa lên trước vì đây là 2 yếu tố căn bản, nếu các yếu tố khác đầy đủ nhưng về sức khoẻ không đầy đủ hoặc về lý lịch không đáp ứng nhu cầu thì cũng không đạt.

Công tác tuyển chọn là quá trình chọn lựa các ứng cử viên phù hợp nhất vào từng vị trí: phi công, kỹ thuật viên, tiếp viên, nhân viên phục vụ, thợ kỹ thuật.

Trước khi tuyển chọn nhà quản trị phải có giai đoạn chuẩn bị. Đây là giai đoạn rất cần thiết được chuẩn bị trong tiến trình tuyển mộ bao gồm phiếu yêu cầu nhân sự của từng loại hình công việc (phi công, tiếp viên, kỹ thuật …). Nhà quản trị đối chiếu yêu cầu với bản mô tả công việc và bản mô tả tiêu chuẩn chi tiết công việc để xem tuyển mộ từ nguồn nào bằng phương pháp gì?

a. Tuyển chọn học viên phi công cơ bản để làm công tác giám sát an toàn bay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cục hàng không việt nam (Trang 40 - 63)