Thông tin Nguồn thu thập
Các số liệu về diện tích tự nhiên, đất đai, dân số, lao động, chỉ tiêu phát triển KT- XH, tình hình cán bộ QLMT, thông tin về sự tham gia của người dân trong QLMT nông thôn
UBND huyện, Chi cục Thống kê, phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã
Cơ sở lý luận và thực tiễn sự tham gia của người dân trong QLMT nông thôn và QLMT trên thế giới và các địa phương của Việt Nam
Luật, sách, báo, tạp chí, website, các công trình nghiên cứu khoa học, sốliệu của các tổ chức khác có liên quan
3.2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Xây dựng biểu mẫu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ điều tra đểthu thập thông tin, số liệu thực tế tại địa bàn nghiên cứu nhằm có thông tin số liệu để tổng hợp, phân tổ các số liệu phục vụ phân tích đề tài nghiêncứu.
a. Điều tra phỏng vấn người dân
Đểphục vụ cho công tác điều tra số liệu sử dụng cho đề tài nghiên cứu tác giả chọn mẫu điều tra như sau: Tiến hành điều tra 90 người dân ở 3 xã.
Nội dung câu hỏi điều tra: Nội dung cơ bản của câu hỏi điều tra là những thông tin cơ bản đối với các hộ dân như: chủ hộ, giới tính, tuổi, nghề nghiệp chính, trình độ học vấn, chuyên môn, mức sống,.. Thông tin điều tra về đánh giá về công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường ở địa phương; tham gia xây dựng các quy chuẩn và quy hoạch cơ sở hạ tầng QLMT nông thôn; tham gia hoạt động cáp nước sạch; các hình thức thu gom rác thải, xử lý nước thải; tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm; sự sẵn sàng tham gia các hoạt động QLMT nông thôn; ý kiến đề xuất tăng cường sự tham gia của người dân trong QLMT nông thôn.
b. Điều tra phỏng vấn cán bộ địaphương
* Cán bộ huyện: Gồm 02 người thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn. Thông tin điều tra là kế hoạch thực hiện QLMT nông thôn, công tác tổ chức bộ máy, trình độ đội ngũ cán bộ QLMT trên địa bàn, sự tham gia của người dân trongQLMT nông thôn trên địa huyện Thanh Thuỷ trong thời gian qua;kết quả đạt được tại các xã, các yếu tố tác động tới kết quả và những giải pháp các xã đã đưa ra nhằm giải quyết vấn đề môi trường của địa phương. Đánh giá về sự tham gia của người dân trên địa bàn về hoạt động cấp nước sạch; trong thu gom, xử lý rác thải, nước thải; công tác vệ sinh đường làng, ngõ xóm và ý kiến đề xuất tăng cường sự tham gia của người dân trong QLMT nông thôn.
* Cán bộ xã: Gồm 24 người của 3 xã: đại diện lãnh đạo Đảng ủy, UBND
xã, cán bộ địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp, các tổ chức đoàn thề. Thông tin điều tra: tình hình thực hiện QLMT của xã, đội ngũ cán bộ QLMT ở địa phương. Đánh giá về sự tham gia của người dân trên địa bàn về hoạt động cấp nước sạch; trong thu gom, xử lý rác thải, nước thải; công tác vệ sinh đường làng, ngõ xóm và ý kiến đề xuất tăng cường sự tham gia của người dân trong QLMT nông thôn.
3.2.3. Phương pháp phân tích thôngtin
3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả nghiên cứu các hiện tượng KT-XH bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và phương pháp phân tổ để phân tích.
Trong luận văn này phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích, phản ánh tình hình, thực trạng về vai trò của người dân trong việc QLMT; xác định hiệu quả của các hoạt động tham gia QLMT nông thôn đã có được với sự tham gia của người dân.
3.2.3.2. Phương pháp phân tích so sánh
Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem ra so sánh với nhau.
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh, các thông tin thu thập được từ số liệu điều tra của các tác nhân tham gia thực hiện quản lý và BVMT, các đối tượng, các nhóm hộ khác nhau sẽ được phân tổ tính toán các đặc trưng và so sánh
với nhau để đưa ra các nhận xét về đặc điểm vai trò tham gia thực hiện hiện quản lý và BVMT. Từ đó đi đến phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động BVMT và đưa ra các giải pháp thực hiện tối ưu, nhằm tạo điều kiện để người dân QLMT tốt hơn.
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiêncứu
3.2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá tình hình tuyên truyền về quản lý môi trường và vệ sinh môi trường nôngthôn
- Số lượng và hình thức tuyên truyền về QLMT nông thôn; - Số người dân được tuyêntruyền.
- Hình thức tuyên truyền.
- Số cuộc/buổi tuyên truyền về quản lý môi trường nông thôn.
3.2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá tình hình thu gom, xử lý chất thải, nướcthải - Số người dân đăng ký tham gia thugom;
- Số người dân thu gom chất thải, nước thải thựctế;
- Tỷ lệ người dân phân loại rácthải;
- Tỷ lệ chất thải, nước thải được xử lý trước khi chônlấp.
3.2.4.3. Chỉ tiêu về phát triển môitrường
- Số lần công trình công cộng được vệ sinh trongtháng; - Chỉ tiêu tham gia trong hoạt động cấp nước sạch.
3.2.4.4 Chỉ tiêu phản ánh sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường nông thôn
- Tỷ lệ người dân tự phân loại rác thải tại nguồn.
- Số lượng và tỷ lệ người dân đóng phí bảo vệ môi trường. - Số lượng và tỷ lệ hộ dân tham gia sử dụng nước sạch.
- Sự tham gia của người dân trong các công đoạn quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý, sử dụng và giám sát đối với các công trình quản lý môi trường.
- Cơ cấu nguồn lực huy động từ người dân trong đóng góp quản lý môi trường nông thôn.
- Loại hình đóng góp của người dân trong quản lý môi trường nông thôn. - Tỷ lệ các hộ tham gia các hoạt động quản lý môi trường nông thôn từ “Rất tích cực” đến “Chưa tích cực”.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN HUYỆN THANH THUỶ, TỈNH PHÚ THỌ THANH THUỶ, TỈNH PHÚ THỌ
4.1.1. Khái quát về tình hình ô nhiễm môi trường nông thôn ở huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ Thuỷ, tỉnh Phú Thọ
Nguồn phát sinh chất thải được thể hiện cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước trong những năm gần đây. Với huyện Thanh Thủy được tái lập từ năm 1999 và được coi là huyện trẻ, năng động đã có những bước phát triển nhanh chóng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng lớn kéo theo lượng chất thải rắn, chất thải công nghiệp, nông nghiệp nói chung và lượng rác thải sinh hoạt nói riêng phát sinh ngày một nhiều. Tất cả các hoạt động của con người đều trực tiếp hay gián tiếp làm phát sinh ra rác thải, nước thải gây ÔNMT sống, tiềm ẩn nguy cơ gây ra dịch bệnh cho người và vật nuôi. Mức độ nhiều hay ít phụ thuộc vào hoạt động sản xuất và sinh hoạt của mỗi người dân. Dưới đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm chủ yếu ở huyện Thanh Thủy:
- Qua báo cáo về ÔNMT đất nông nghiệp nông thôn: Huyện Thanh Thủy,
ÔNMT cũng chưa cao, vẫn trong giới hạn cho phép. Một số diện tích canh tác rau có độ hướng kiềm (pH>6,6); hàm lượng chất hữu cơ dao động từ 1,78-7,62% tuỳ theo từng xã. Hàm lượng lân, kali cao (từ 1,72 đến trên 202/100%g đất) dễ gây phú dưỡng hoá nguồn nước mặt. Hàm lượng kim loại nặng không có hoặc thấp, chủ yếu khu vực đất nông nghiệp ở gần nhà máy có hàm lượng kim loại nặng do chất thải của các nhà máy thải trực tiếp ra làm ô nhiễm đất. Hợp chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học (tồn dư nông dược) thấp do nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều so với khuyến cáo nhưng do dễcó thời gian phân huỷ ngắn nên không ảnh hưởng đến chất lượng đất, chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng câytrồng.
- ÔNMT không khí: nói chung môi trường không khí của huyệnThanh
Thủy chưa thực sự đảm bảo, còn có một số xã chưa có bãi rác tập trung sử lý rác thải sinh hoạt của người dân có nghề thủ công phát triển và ở những trang trại chăn nuôi không được thu gom hoặc huỷ đúng cách gây ra mùi hôi làm ô nhiễm không khí.