3.2.1 .Phương pháp chọn điểm nghiêncứu
3.2.3. Phương pháp phân tích thôngtin
3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả nghiên cứu các hiện tượng KT-XH bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và phương pháp phân tổ để phân tích.
Trong luận văn này phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích, phản ánh tình hình, thực trạng về vai trò của người dân trong việc QLMT; xác định hiệu quả của các hoạt động tham gia QLMT nông thôn đã có được với sự tham gia của người dân.
3.2.3.2. Phương pháp phân tích so sánh
Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem ra so sánh với nhau.
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh, các thông tin thu thập được từ số liệu điều tra của các tác nhân tham gia thực hiện quản lý và BVMT, các đối tượng, các nhóm hộ khác nhau sẽ được phân tổ tính toán các đặc trưng và so sánh
với nhau để đưa ra các nhận xét về đặc điểm vai trò tham gia thực hiện hiện quản lý và BVMT. Từ đó đi đến phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động BVMT và đưa ra các giải pháp thực hiện tối ưu, nhằm tạo điều kiện để người dân QLMT tốt hơn.
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiêncứu
3.2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá tình hình tuyên truyền về quản lý môi trường và vệ sinh môi trường nôngthôn
- Số lượng và hình thức tuyên truyền về QLMT nông thôn; - Số người dân được tuyêntruyền.
- Hình thức tuyên truyền.
- Số cuộc/buổi tuyên truyền về quản lý môi trường nông thôn.
3.2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá tình hình thu gom, xử lý chất thải, nướcthải - Số người dân đăng ký tham gia thugom;
- Số người dân thu gom chất thải, nước thải thựctế;
- Tỷ lệ người dân phân loại rácthải;
- Tỷ lệ chất thải, nước thải được xử lý trước khi chônlấp.
3.2.4.3. Chỉ tiêu về phát triển môitrường
- Số lần công trình công cộng được vệ sinh trongtháng; - Chỉ tiêu tham gia trong hoạt động cấp nước sạch.
3.2.4.4 Chỉ tiêu phản ánh sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường nông thôn
- Tỷ lệ người dân tự phân loại rác thải tại nguồn.
- Số lượng và tỷ lệ người dân đóng phí bảo vệ môi trường. - Số lượng và tỷ lệ hộ dân tham gia sử dụng nước sạch.
- Sự tham gia của người dân trong các công đoạn quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý, sử dụng và giám sát đối với các công trình quản lý môi trường.
- Cơ cấu nguồn lực huy động từ người dân trong đóng góp quản lý môi trường nông thôn.
- Loại hình đóng góp của người dân trong quản lý môi trường nông thôn. - Tỷ lệ các hộ tham gia các hoạt động quản lý môi trường nông thôn từ “Rất tích cực” đến “Chưa tích cực”.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN HUYỆN THANH THUỶ, TỈNH PHÚ THỌ THANH THUỶ, TỈNH PHÚ THỌ
4.1.1. Khái quát về tình hình ô nhiễm môi trường nông thôn ở huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ Thuỷ, tỉnh Phú Thọ
Nguồn phát sinh chất thải được thể hiện cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước trong những năm gần đây. Với huyện Thanh Thủy được tái lập từ năm 1999 và được coi là huyện trẻ, năng động đã có những bước phát triển nhanh chóng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng lớn kéo theo lượng chất thải rắn, chất thải công nghiệp, nông nghiệp nói chung và lượng rác thải sinh hoạt nói riêng phát sinh ngày một nhiều. Tất cả các hoạt động của con người đều trực tiếp hay gián tiếp làm phát sinh ra rác thải, nước thải gây ÔNMT sống, tiềm ẩn nguy cơ gây ra dịch bệnh cho người và vật nuôi. Mức độ nhiều hay ít phụ thuộc vào hoạt động sản xuất và sinh hoạt của mỗi người dân. Dưới đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm chủ yếu ở huyện Thanh Thủy:
- Qua báo cáo về ÔNMT đất nông nghiệp nông thôn: Huyện Thanh Thủy,
ÔNMT cũng chưa cao, vẫn trong giới hạn cho phép. Một số diện tích canh tác rau có độ hướng kiềm (pH>6,6); hàm lượng chất hữu cơ dao động từ 1,78-7,62% tuỳ theo từng xã. Hàm lượng lân, kali cao (từ 1,72 đến trên 202/100%g đất) dễ gây phú dưỡng hoá nguồn nước mặt. Hàm lượng kim loại nặng không có hoặc thấp, chủ yếu khu vực đất nông nghiệp ở gần nhà máy có hàm lượng kim loại nặng do chất thải của các nhà máy thải trực tiếp ra làm ô nhiễm đất. Hợp chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học (tồn dư nông dược) thấp do nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều so với khuyến cáo nhưng do dễcó thời gian phân huỷ ngắn nên không ảnh hưởng đến chất lượng đất, chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng câytrồng.
- ÔNMT không khí: nói chung môi trường không khí của huyệnThanh
Thủy chưa thực sự đảm bảo, còn có một số xã chưa có bãi rác tập trung sử lý rác thải sinh hoạt của người dân có nghề thủ công phát triển và ở những trang trại chăn nuôi không được thu gom hoặc huỷ đúng cách gây ra mùi hôi làm ô nhiễm không khí.
Bảng 4.1. Nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm ở huyện Thanh Thủy
STT Nguồn thải Nguồn phát sinh Thành phần
1 Từ sinh hoạt Hộ gia đình
Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hóa (bằng giấy, ghỗ, carton, plastic, thiếc, nhôm, thủy tinh đồ dùng điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa…), chất thải độc hại như: chất tẩy rửa, bột giặt, chất tẩy trắng, thuốc diệt côn trùng…, cao su, gỗ. 2
Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp
Đồng ruộng, ao vườn, chuồng trại, thu hoạch nông sản.
Phân rác, rơm rác, bao bì (đóng gói, bảo quản…), thức ăn thừa. 3 Từ các hoạt động sản xuất tiểu thủ
công nghiệp
Từ các xưởng sản xuất và các hộ gia đình nhỏ lẻ
Dư thừa từ sản xuất tiểu thủ công (Đồng, nhôm, sắt thép, vải, gỗ, mùn cưa…)
4 Từ khu thương mại
Nhà kho cửa hàng ăn uống, chợ, siêu thị, văn phòng, cửa hàng in, photo, trạm phục vụ, nơi sửa chữa ô tô, xe máy.
Giấy, bìa carton, nhựa gỗ, CTR thực phẩm đồ ăn thải bỏ, thuỷ tinh, kim loại, CTR nguy hại (dầu thải, mực in thải, pin hỏng…)
5 Từ cơ quan, công sở Trường học, nhà trẻ, các cơ quan nhà nước, địa phương...
Giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại…..
6 Các hoạt động dịch vụ công cộng đô thị
Công viên và các công trình công cộng khác, công viên, khu vui chơi giải trí.
Rác, giấy vụn, cành cây, vỏ chai, xác động vật, nhựa hỗn hợp, bụi, vải, giẻ rách.
7
Từ hoạt động giao thông và các công trình xây dựng
Hoạt động xây dựng, tháo dỡ công tình xây dựng, xây dựng các công trình giao thông vận tải.
Gỗ, sắt thép, bê tông, gạch ngói, đất đá rơi vãi…
8 Từ hoạt động công nghiệp
Sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp (sản xuất VLXD, nhà máy lọc hóa chất, nhà máy chế biến thực phẩm…)
Không độc hại có thể đổ chung vào rác sinh hoạt, rác công nghiệp nguy hại phải được quản lý và xử lý riêng.
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường(2017)
- ÔNMT nước: nguồn nước mặt tại huyện Thanh Thủy chủ yếu bị ô nhiễm bởi
các chất dinh dưỡng (N, P), các chất hữu cơ (COD, BOD). Hệ thống sông trục chủ yếu bị ô nhiễm do chất dinh dưỡng (NO2-, NH4+, NO3-) vượt từ 1-5lần, vi sinh vật (coliform) vượt từ 1-13lần. Nước ngầm trên địa bàn huyện có bị ô nhiễm nhưng chưa ở mức nặng. Nhìn chung, mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt ở huyện chưacao.
- Ô nhiễm rác thải sinh hoạt: Hiện nay, trên địa bàn huyện đã đầu tư 02 lò đốt rác thải sinh hoạt công suất nhỏ 300 – 500kg rác khô/giờ (tương đương 2,4 – 4 tấn rác thải khô/ngày), đáp ứng từ 8-13% yêu cầu đặt ra, lượng rác thải không được đốt còn lại phần lớn đem chôn lấp, nhanh chóng làm thu hẹp thời hạn sử dụng các bãi chôn lấp của mỗi khu xử lý rác thải, tăng nguy cơ ÔNMT. Đối với các xã tự thu gom, xử lý tại bãi rác thải của xã: rác thải chủ yếu được chôn lấp tự nhiên, đốt một phần nhỏ vào các thời điểm điều kiện thời tiết nắng, khô; rắc vôi khử trùng và phun thuốc diệt ruồi, nhặng… để xử lý môi trường.
- Ô nhiễm hoạt động sản xuất ở một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp:
Đang phát sinh mạnh, làng nghề thải đã thải ra khá nhiều về khói bụi, chất thải rắn, tiếng ồn và nước thải ở làng nghề hầu như không được thu gom, xử lý đang là nguồn gây ÔNMT rất lớn.
Như vậy ÔNMT ở cả khu vực nông thôn đang có chiều hướng gia tăng về quy mô và mức độ. Lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn, trong khi năng lực xử lý chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. ÔNMT đang làm ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, sản xuất của người dân, đang trở thành vấn đề hết sức bức xúc trong cộng đồng ở nhiều địa phương trong huyện. ÔNMT gây nên nguy cơ suy thoái tài nguyên nước ngầm, tài nguyên đất; suy giảm tài nguyên sinh thái và đa dạng sinh học (Phòng Tài nguyên và Môi trường, 2018).
4.1.2. Thực trạng công tác quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ
4.1.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường huyện Thanh Thủy
Hệ thống tổ chức quản lý môi trường cấp huyện hiện nay được chia làm 3 cấp, trong đó quản lý chung là UBND huyện. UBND huyện có chức năng ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường; Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường; Tổ chức đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường; Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường; Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Phối hợp với UBND cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện; Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT theo uỷ quyền của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT cấp tỉnh. Các chức năng này được thông qua cơ quan chuyên môn là Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện. Đây là cơ quan tham mưu việclập kế hoạch thanh tra, kiểm tra về BVMT trên địa bàn huyện, trình UBND huyện phê duyệt, đồng thời lập dự toán kinh phí để phòng Tài chính - Kế hoạch huyện xem xét trình UBND huyện phê duyệt kinh phí thanh tra, kiểm tra. Để có thông tin để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra phòng Tài nguyên và Môi trường thu thập các thông tin, dữ liệu từ cán bộ địa chính phụ trách mảng môi trường cung cấp.
Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường tại huyện Thanh Thủy
Đối với việc thu gom, xử lý rác thải của địa phương UBND huyện phân cấp cho UBND cấp xã quản lý và triển khai thực hiện, chỉ đạo Hợp tác xã và tổ thu gom ở các địa phương. Hiện nay, việc thu gom được thực hiện tương đối tốt. Những bãi chợ rác thải được thu gom sạch sẽ và vận chuyển ra khỏi địa bàn ngay trong ngày. Tuy nhiên đối với xã xa trung tâm thì tập kết và trong 3- 5 ngày vận chuyển đi xử lý một lần. Thực tế với điều kiện cơ sở vật chất của Hợp tác xã và các tổ vệ sinh môi trường hiện không đảm bảo thu gom một lượng rác quá lớn
UBND HUYỆN THANH THỦY
UBND các xã, thị trấn Phòng Tài nguyên và Môi trường
Hợp tác xã, Tổ vệ sinh môi trường
Thu gom rác thải, tập kết
thải ra hàng ngày, do vậy việc ứ đọng rác xảy ra thường xuyên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người dân.
4.1.2.2. Hình thức và nội dung tuyên truyền về bảo vệ môi trường nông thôn
a. Hình thức tuyên truyền
Trong những năm vừa qua các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể huyện Thanh Thủy thường xuyên tuyên truyền về nâng cao ý thức vệ sinh môi trường, trong đó thu gom, xử lý, rác thải, nước thải sinh hoạt; rác thải, nước thải từ trồng trọt và chăn nuôi đang ngày càng được quan tâm và triển khai đồng loạt trên toàn địa bàn của huyện Thanh Thủy. Ý thức của người dân đã được nâng cao, người dân cũng đã nhận thức rõ trách nhiệm và tự giác thực hiện các yêu cầu về vệ sinh môi trường. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc chấp hành tốt các chủ trương, chính sách về BVMT. BVMT là bảo vệ cuộc sống của chúng ta… tại các công sở, trường học, bệnh viện, khu dâncư, trục đường chính trên địa bàn. Tuy nhiên cũng chỉ dừng ở mức độ trung bình.
Bảng 4.2. Hình thức tuyên truyền về bảo vệ môi trường nông thôn
Nội dung ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1. Thông qua băng rôn, khẩu hiệu
- Tổng số xã, thị trấn tự tổ chức tuyên truyền Xã, thị trấn 15/15 15/15 15/15
- Tỷ lệ % 100,00 100,00 100,00
- Số lần/năm/xã, thị trấn Lần 2 3 5
2. Tuyên truyền bằng tờ rơi
- Số xã, thị trấn tổ chức phát tờ rơi Xã, thị trấn 6 8 10
- Số tờ rơi được phát Tờ 2.500 2.850 3.600
3. Tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh các xã, thịtrấn
- Số xã, thị trấn tự xây dựng chương trình Xã, thị trấn 4 7 8 - Số xã, thị trấn phát thanh theo chỉ đạo Xã, thị trấn 15 15 15
- Số lần phát thanh/tháng Lần 2 3 4
4. Tổ chức tập huấn, sinh hoạt Lớp, buổi 152 184 196 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường (2017)
Tổ chức triển khai các nội dung về BVMT lồng ghép các kiến thức môi trường vào các chương trình giáo dục ngoại khóa…. trong các trường học; thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức tự giác vệ sinh môi
trường cho học sinh, đặc biệt là ở các trường mầm non, tiểu học, quá trình thực hiện công tác tuyên truyền đã đem lại những hiệu quả nhất định, đó là:
Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân cũng như toàn cộng đồng tham gia tích cực vào công tác vệ sinh môi trường của địa phương. Thay đổi ý thức và đảm bảo sức khỏe của người dân và người lao động, giảm tỷ lệ mắc bệnh do ÔNMT trong sinh hoạt và trong sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao động.
Qua bảng 4.2 cho thấy, tổng số 15 xã, thị trấn trên địa bàn đa tổ chức tuyên truyền điều đó khẳng định sự quyết tâm trong công tác chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của các tổ chức chính trị, xã hội; đồng thời cũng là sự cố gắng tham gia của người dân trong công tác tuyên truyền vệ sinh và bảo vệ. Tuy nhiên số lần phát và xây dựng các chương trình mới vẫn còn chưa được thường xuyên, xây dựng các chương trình cụ thể tại địa phương, vấn đề bức xúc của người dân chưa được quan tâm.
b. Nội dung tuyên truyền
Xác định công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong thay đổi nhận thức, hành vi của người dân trong BVMT nông thôn, các cấp chính quyền ở địa phương tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều nội dung phong phú, cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.3. Nội dung tuyên truyền về bảo vệ môi trường nông thôn
Nội dung tuyên truyền Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
- Sử dụng nước hợp vệ sinh x x x
- Xử lý nước thải sinh hoạt x x x
- Phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt x x
- Xử lý rác thải sinh hoạt x x x
- Sửa chữa các công trình vệ sinh x x
- Không vứt rác ở đường, mương, sông, suối x x x
- Cải tạo rãnh thoát nước x x
- Tạo cảnh quan môi trường, trồng cây xanh x x x
- Chăn nuôi xa khu dân cư x x x
- Vệ sinh chuồng trại chăn nuôi x x x
- Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hệ thống biogas x x x
Ghi chú: Dấu X thể hiện nội dung đã được tuyên truyền
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường (2015-2017)
đến người dân, tuy nhiên một số nội dung thực hiện chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn như: việc sử dụng nước hợp vệ sinh, phân loại rác thải theo