Kết quả điều tra tại 3 xã cho thấy tỷ lệ người dân nắm bắt tốt về chủ trương và sẵn sàng tham gia các hoạt độngquản lý môi trường nông thôn chiếm tỷ lệ tương đối cao với 83,33%, cao nhất ở xã Đồng Luận với 93,33% đây là một trong những địa phương có phong trào QLMT nông thôn tốt nhất trong toàn huyện. Tỷ lệ người dân còn tùy thuộc hay không tham gia chiếm tỷ lệ là 12,23% và 4,44%, đây chủ yếu là những hộ gia đình ít lao động hoặc lao động chính đi làm ăn xa.
Bảng 4.25. Đánh giá mức độ tham gia của người dântrong hoạt động quản lý môi trườngnông thôn
Diễn giải
Đồng Luận Sơn Thủy Yến Mao
Tổng số (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) - Sẵn sàng tham gia 28 93,33 25 83,33 22 73,33 75 83,33 - Còn tùy thuộc 2 6,67 4 13,33 5 16,67 11 12,23
- Không tham gia 0 0 1 3,34 3 10,00 4 4,44
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
BVMT nông thôn là hoạt động lâu dài, tuy nhiên đây là hoạt độngmang lại lợi ích kinh tế không thấy rõ. Do đó, trong quá trình thực hiện công tác tuyêntruyền và phát huy dân chủ ở cơ sở là yếu tố quyết định để người dân tích cực tham gia vào các hoạt động quản lý môi trường tại địa phương.Công tác tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và phải có cách thức tuyên truyền thấu đáo, tổ chức các lớp tập huấn, hội họp, hội thi, tuyên truyền miệng,... để người dân hiểu rõ và nhận thức đầy đủ về chủ trương BVMT nông thôn là vô cùng cần thiết, đặc biệt phải làm sao để người dân tự tuyên truyền, vận động nhau thực hiện mới thực sự mang lại hiệu quả cao.
Theo khảo sát người dân trên địa bàn, thì công tác tuyên truyền hiệu quả nhất là việc triển khai các cuộc họp đến từng thôn khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựngđời sống trong nhân dân. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy phần lớn người dân còn ngại tham gia góp ý tại các cuộc họp. Bên cạnh đó, tâm lý e ngại của người dân cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự tham gia góp ý kiến của họ trong các cuộc họp. Phần lớn họ có ý kiến khi có sự việc liên quan trực tiếp đến bản thân, họ cho rằng chỉ cần đến họp nghe cán bộ truyền đạt thông tin là được.
4.3.2. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý môi trường
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là một trong những điều kiện cơ bản quyết định năng lực cán bộ. Những cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ tốt và biết vận dụng vào hoạt động thực tiễn, vận động, hướng dẫn người dân tham gia vào các hoạt động BVMT tại địa phương.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT của UBND cấp huyện và cấp xã được thể hiện tại điểm 2, điểm 3, Điều 143 Theo Luật BVMT 2014 với rất nhiều
nội dung về quản lý nhà nước, tuy nhiên thực trạng cán bộ quản lý về môi trường được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.26. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý môi trường
Đơn vị tính: Người Nội dung Tổng số Trình độ chuyên môn Trong đó: Số cán bộ có chuyên môn về QLMT Trung cấp Đại học Thạc sĩ - Phòng TN&MT huyện 11 0 9 2 1 - Phụ trách môi trường cấp xã 15 4 11 0 1 Cộng 26 4 20 2 2
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường (2018)
Qua bảng 4.26 nhận thấy đội ngũ cán bộ cấp huyện và cấp xã đã được đào tạo về chuyên môn, đối với phòng Tài nguyên và môi trường có trình độ đại học có 9/11 người chiếm 81,8%, thạc sĩ có 2/11 người chiếm 18,2%; đối với cán bộ phụ trách môi trường cấp xã có trình độ đại học có 11/15 người chiếm 73,33%, trình độ trung cấp có 4/15 người chiếm 26,67%. Tuy nhiên, số cán bộ có chuyên môn về QLMT chiếm tỷ lệ rất thấp, đối với phòng Tài nguyên và Môi trường có 1/11 người chiếm 9%, đối với cán bộ phụ trách môi trường cấp xã có 1/15 người chiếm 6,67%. Số lượng cán bộ phụ trách môi trường còn thiếu và yếu, cán bộ theo dõi vềmôi trường ở cấp xã phụ trách nhiều công việc liên quan đến đất đai, thủy lợi, xây dựng, giao thông,…Do vậy ảnh hưởng rất lớn đến công tác tham mưu, triển khai, hướng dẫn, vận động người dân tham gia các hoạt độngBVMT nông thôn trên địa bàn.
4.3.3. Trình độ học vấn của người dân
Nhận thức của người dân nông thôn về công tác quản lý, BVMT nói chung và công tác xã hội hoá trong khâu thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng, đây là một trong những vấn đề mấu chốt, có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công tác BVMT. Nhận thức của người dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ học vấn, kiến thức, điều kiện kinh tế... Theo số liệu tổng hợptrên địa bàn huyện Thanh Thủy cho thấy nhận thức về công tác quản lý, BVMT nói chung và xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt nói riêng nhìn chung còn thấp.
kiến đánh giá của người dân về công tác phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý nước thải qua bể xử lý, cụ thể nhưsau:
Bảng 4.27. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến sự tham gia của người dân quản lý môi trường
Đơn vị tính: %
Nội dung điều tra
Trình độ Tổng cộng Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông
- Phân loại rác thải sinh hoạt 16,00 36,00 48,00 100,00 - Xử lý nước thải sinh hoạt qua bể xử lý 15,39 33,33 51,28 100,00 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
Qua bảng 4.27nhậnthấytỷ lệ phân loại rác thải sinh hoạt chiếm 48% ở những người có trình độ học vấn trung học phổ thông, giảm dần những người có trình độ học vấn trung học cơ sở chiếm 36% và tiểu học chiếm 16%.Về xử lý nước thải sinh hoạt qua bể xử lý, người dân có trình độ học vấn trung học phổ thông chiếm 51,28%, trung học cơ sở chiếm 33,33% và tiểu học chiếm 15,39%.
4.3.4. Chính sách của Nhà nước đối với quản lý môi trường
Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã nêu một số giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động BVMT, đó là: Tạo cơ sở pháp lý và cơ chế chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia công tác BVMT, chú trọng xây dựng và thực hiện các hương ước, qui ước, cam kết về BVMT và các mô hình tự quản về BVMT của cộng đồng dân cư. Phát triển các phong trào quần chúng tham gia BVMT. Phát hiện các mô hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động BVMT để khen thưởng, phổ biến, nhân rộng.
Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện Thanh Thủy vẫn đang thiếu, chưa hoàn thiện và chưa đồng bộ các cơ chế, chính sách trong công tác vệ sinh môi trường nói chung và xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt nói riêng. Điều đó đã ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp tham gia xã hội hóa. Kết quả điều tra cho thấy một vài khó khăn trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp do chưa ban hành đồng bộ các cơ chế, chính sách là:
Thứ nhất, việc quy hoạch, xác định điểm tập kết rác, tập kết xe gom, xe vận chuyển rác chưa được chính quyền các cấp quan tâm, dẫn đến việc tập kết tự
phát, gây mất mỹ quan, ÔNMT.
Thứ hai, rác thải khu vực nông thôn còn nhiều tạp chất (20%-30% là đất đá, gạch, vỏ chai, lọ…), việc phân loại rác tại nguồn hầu như chưa được thực hiện.
Thứ ba, việc định hướng công nghệ và tiêu chuẩn xử lý rác thải; việc ban hành chính sách khuyến khích kêu gọi xã hội hóa công tác xử lý rác thải thực hiện chậm, thiếu đồng bộ, chưa rõ ràng gây khó khăn cho hoạt động của các cá nhân, doanh nghiệp muốn tham gia vận chuyển, thu gom, xử lý rác thải và cải tạo cảnh quan.
Ngoài ra, đến nay huyện Thanh Thủy chưa hoàn thiện quy trình, định mức và phương pháp xây dựng đơn giá cho công tác xử lý rác thải và chưa lựa chọn được đơn giá trung bình của từng loại công nghệ gắn với tiêu chuẩn đầu ra gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia vận chuyển rác thải… (Luật BVMT,2014).
4.3.5. Đánh giá chung
4.3.5.1. Những mặt đạt được
Qua quá trình nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong công tác QLMT nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Thủy đã đạt được một số kết quả như sau:
- Nhận thức của người dân đã được nâng cao;
- Đã thành lập được cơ cấu tổ chức QLMT theo tổ, nhóm;
- Đã tích cực tham gia vào các hoạt động vận động phong trào toàn dân vì một môi trường xanh, sạch, đẹp thường xuyên được triển khai;
- Cơ sở hạ tầng cũng thường xuyên được xâydựng;
- Nhà nước đã tạo cơ sở pháp lý và cơ chế chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia công tác BVMT, chú trọng xây dựng và thực hiện các hương ước, qui ước, cam kết về BVMT và các mô hình tự quản về BVMT của cộng đồng dân cư. Phát triển các phong trào quần chúng tham gia BVMT nông thôn.
4.3.5.2. Hạn chế
Qua quá trình nghiên cứu sự tham gia của người dân trong công tác QLMT nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Thủy còn một số hạn chế đó là:
tập trung ở khu vực trung tâm còn những vùng xa trung tâm tỉ lệ người dân vẫn còn nhiều hạn chế.
- Cơ cấu QLMT còn nhiều bất cập do một số hạn chế về số lượng cán bộ phụ trách môi trường còn thiếu và yếu, chưa có cán bộ chuyên trách QLMT và tài nguyên ở cấp xã. Đồng thời do chưa có cơ chế làm việc rõ ràng nên việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý chưa đồng bộ, tình trạng quản lý còn chồng chéo, kém hiệu quả;
- Công tác chỉ đạo vận động phong trào toàn dân vì một môi trường xanh, sạch, đẹp vẫn chưa thực sự đi sâu đi sát đến từng người dân, mà chỉ tổ chức tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh hay phát tờ rơi nhưng điều tra thực tế những khó khăn của người dân, công tác sơ kết, tổng kết chưa được coi trọng.
- Cơ sở hạ tầng không đồng bộ dokhông có quy hoạch và tính toán từ trước. - Trên địa bàn huyện vẫn đang thiếu, chưa hoàn thiện và chưa đồng bộ các cơ chế, chính sách trong công tác BVMT nói chung và xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt nói riêng, điều đó đã ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức tham gia.
4.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN HUYỆN THANH THUỶ, TỈNH PHÚ THỌ