Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho đềtài
Từ kết quả phân tích những kinh nghiệm trên thế giới và Việt Nam về sự tham gia của người dân trong công tác QLMT nông thôn, ta có thể rút ra những bài học vận dụng như sau:
Thứ nhất, nhà nước cần phảiđóng vai trò chủ chốt trong việc QLMT. Bằng
các công cụ quản lý của mình như lập quy hoạch, kế hoạch, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, đồng thời kết hợp với việc tuyên truyền vận động và triển khai
sâu rộng đến quần chúng nhân dân. Mặt khác, để đạt được hiệu quả cao, nhà nước cần áp dụng các biện pháp xử lý đối với các trường hợp vi phạm.
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật về QLMT, đặc biệt là việc cụ thể
hóa các văn bản. Cho đến nay, trong hệ thống luật pháp của nước ta chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về việc xử lý vi phạm trong QLMT nông thôn, điều này gây khó khăn cho công tác QLMT.
Thứ ba, tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý vấn đề
chống ÔNMT. Tuy đã được hình thành, song các công cụ kinh tế được áp dụng chưa phát huy được tác dụng trong việc hạn chế và giảm thiểu ÔNMT. Việc hoàn thiện và tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế là cần thiết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong kiểm soát ÔNMT.
Thứ tư, QLMT là nhiệm vụ của toàn xã hội do đó cần phải tăng cường
công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức BVMT của người dân, tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào việc giải quyết các vấn đề về môi trường nông thôn. Thành lập các tổ vệ sinh môi trường của từng thôn và đội thu gom rác; xây dựng hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư về công tác BVMT để tăng tính chủ động, trách nhiệm của người dân.