Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là một trong những điều kiện cơ bản quyết định năng lực cán bộ. Những cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ tốt và biết vận dụng vào hoạt động thực tiễn, vận động, hướng dẫn người dân tham gia vào các hoạt động BVMT tại địa phương.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT của UBND cấp huyện và cấp xã được thể hiện tại điểm 2, điểm 3, Điều 143 Theo Luật BVMT 2014 với rất nhiều
nội dung về quản lý nhà nước, tuy nhiên thực trạng cán bộ quản lý về môi trường được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.26. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý môi trường
Đơn vị tính: Người Nội dung Tổng số Trình độ chuyên môn Trong đó: Số cán bộ có chuyên môn về QLMT Trung cấp Đại học Thạc sĩ - Phòng TN&MT huyện 11 0 9 2 1 - Phụ trách môi trường cấp xã 15 4 11 0 1 Cộng 26 4 20 2 2
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường (2018)
Qua bảng 4.26 nhận thấy đội ngũ cán bộ cấp huyện và cấp xã đã được đào tạo về chuyên môn, đối với phòng Tài nguyên và môi trường có trình độ đại học có 9/11 người chiếm 81,8%, thạc sĩ có 2/11 người chiếm 18,2%; đối với cán bộ phụ trách môi trường cấp xã có trình độ đại học có 11/15 người chiếm 73,33%, trình độ trung cấp có 4/15 người chiếm 26,67%. Tuy nhiên, số cán bộ có chuyên môn về QLMT chiếm tỷ lệ rất thấp, đối với phòng Tài nguyên và Môi trường có 1/11 người chiếm 9%, đối với cán bộ phụ trách môi trường cấp xã có 1/15 người chiếm 6,67%. Số lượng cán bộ phụ trách môi trường còn thiếu và yếu, cán bộ theo dõi vềmôi trường ở cấp xã phụ trách nhiều công việc liên quan đến đất đai, thủy lợi, xây dựng, giao thông,…Do vậy ảnh hưởng rất lớn đến công tác tham mưu, triển khai, hướng dẫn, vận động người dân tham gia các hoạt độngBVMT nông thôn trên địa bàn.